Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng, ThS. Trần Hà My[1]

Tình hình thế giới, khu vực những năm gần đây chứng kiến nhiều biến chuyển sâu sắc, mau lẹ. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song các nhân tố khó lường kèm theo nguy cơ, thách thức cũng gia tăng, đặc biệt là những hệ quả bất lợi, đa chiều từ xu hướng cạnh tranh, kiềm chế phức tạp giữa các nước lớn. Để ứng phó với tình hình mới, các nước dù lớn hay nhỏ hiện nay đề cập nhiều hơn tới khái niệm “tự chủ chiến lược”, thậm chí xác định đây là phương châm chủ đạo, lâu dài trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu về cách tiếp cận mới của các nước về khái niệm tự chủ chiến lược, đặc biệt là của các nước nhỏ, nước tầm trung có thể mở ra nhiều gợi ý để thực hiện hiệu quả hơn nữa các mục tiêu đối ngoại mà Đại hội XIII đã đề ra. Continue reading “Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay”

Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng”

Thế giới hôm nay: 26/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rishi Sunak chính thức trở thành thủ tướng Anh sau cuộc gặp với Vua Charles III. Ông cam kết “đoàn kết đất nước chúng ta không phải bằng lời nói mà bằng hành động” và sửa chữa “một số sai lầm” của Liz Truss, người tiền nhiệm của ông và thủ tướng nắm quyền ngắn nhất lịch sử Anh. Ông Sunak đã tái bổ nhiệm bộ trưởng tài chính Jeremy Hunt, người đã đảo ngược hầu hết kế hoạch ngân sách tai hại của bà Truss. Trước các diễn biến trên, đồng bảng Anh tăng giá và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm về mức ngang với trước khi kế hoạch của bà Truss chưa làm xáo trộn thị trường.

Nga tiếp tục cảnh báo về khả năng Ukraine dùng “bom bẩn” – một loại chất nổ phát tán bức xạ – và tuyên bố sẽ đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào thứ Ba. Các chính phủ phương Tây nói đây chỉ là cái cớ để Nga leo thang cuộc chiến. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của LHQ đã nói sẽ cử thanh sát viên đến xem xét hai địa điểm hạt nhân của Ukraine, theo lời mời của phía Kyiv. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/10/2022”

Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Third Term Is a Gift in Disguise,” Foreign Policy, 21/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không còn gì phải giấu giếm, và đó là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Trong một động thái không có gì bất ngờ, Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại đại hội Đảng lần thứ 20 vào tuần trước. Chiến thắng chính trị của Tập – được chuẩn bị suốt nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm – đã đảo ngược tiền lệ kéo dài hàng chục năm của đảng: các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể đảm nhiệm tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tuy nhiên, bằng việc phá vỡ quy tắc này, Tập đã giúp Mỹ và các đồng minh không còn phải phỏng đoán con đường phía trước của Trung Quốc. Continue reading “Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây”