30/10/1811: Cuốn “Lý trí và Tình cảm” của Jane Austen được xuất bản

Nguồn: “Sense and Sensibility” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1811, cuốn Lý trí và Tình cảm (Sense and Sensibility) của Jane Austen đã được xuất bản dưới dạng ẩn danh. Một nhóm nhỏ độc giả, bao gồm cả Hoàng thân Nhiếp chính vương, đã biết được danh tính thực sự của nữ nhà văn, nhưng hầu hết công chúng Anh chỉ biết rằng cuốn sách nổi tiếng này được viết “bởi một Tiểu thư.”

Austen sinh năm 1775, là con thứ bảy trong số tám người con của một giáo sĩ ở Steventon, một làng quê ở Hampshire, Anh. Bà rất thân thiết với chị gái của mình, Cassandra, người vẫn là biên tập viên và nhà phê bình trung thành của bà trong suốt cuộc đời. Hai chị em có 5 năm đi học chính thức, sau đó thì ở nhà học với cha của họ. Jane đã đọc ngấu nghiến nhiều cuốn sách và bắt đầu viết truyện khi mới 12 tuổi, hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm 14 tuổi. Continue reading “30/10/1811: Cuốn “Lý trí và Tình cảm” của Jane Austen được xuất bản”

Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11. Ông sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vài ngày sau đó, Trung Quốc sẽ đón tiếp chuyến thăm của đông đủ các vị khách quý: Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan và Thủ tướng Đức Scholz. Continue reading “Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được”

Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc gần 50 năm nhưng bi kịch của nó còn ám ảnh nhiều người. Trong số đó có hai người phụ nữ Việt Nam, một người là nạn nhân chất độc da cam và một người là nạn nhân sống sót sau thảm sát của lính Hàn Quốc. Cả hai đang đấu tranh pháp lý buộc đối tượng gây ra nỗi đau cho họ phải chịu trách nhiệm.

Người phụ nữ đầu tiên là bà Trần Tố Nga, một người Pháp gốc Việt. Bà mất con gái đầu lòng vì dị tật tim vào năm 1968. Bà Nga đổ lỗi cho bản thân trong suốt vài chục năm cho đến khi bà nhận ra rằng “chất độc da cam” mới là thủ phạm thật sự. Continue reading “Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện”