28/03/1814: Tang lễ người phát minh máy chém

Nguồn: Funeral held for the man behind the guillotine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1814, tang lễ của Bác sĩ Joseph-Ignace Guillotin, cha đẻ của máy chém (guillotine) khét tiếng, đã diễn ra bên ngoài Paris, Pháp. Theo Guillotin, động cơ khiến ông phát minh ra cỗ máy là cực kỳ trong sáng và ông đã vô cùng đau khổ khi chứng kiến danh tiếng của mình bị hoen ố. Guillotin tạo ra cỗ máy cho người Pháp như một “cử chỉ nhân đạo” trong cuộc cải cách tư pháp hình sự diễn ra vào năm 1789. Cỗ máy nhằm thể hiện sự tiến bộ về tri thức và xã hội của Cách mạng Pháp; bằng cách xử tử quý tộc cũng như dân thường theo cùng một cách, theo đó đảm bảo sự bình đẳng lúc bị tử hình. Continue reading “28/03/1814: Tang lễ người phát minh máy chém”

Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh

Nguồn: Louis Raymond, “Nguyễn Thế Anh, l’historien sur le fil”, Les Cahiers du Nem, 19/07/2021

Biên dịch: Phản Tư

Nguyễn Thế Anh là sử gia chuyên về Việt Nam và Đông Nam Á, sinh năm 1936, tác giả của hơn 120 ấn phẩm gồm sách và bài viết. Nhà làm phim tài liệu Florence Tran, sau khi lên kế hoạch quay một loạt phỏng vấn với ông trong tháng Sáu và tháng Bảy năm 2021, đã đề nghị tôi dẫn chương trình cho một trong số đó. Tôi nhận lời với tất cả nhiệt tình vì đây là lần đầu tiên tôi được gặp một tác giả mà các tác phẩm của ông chưa bao giờ thôi cuốn hút tôi. Nguyễn Thế Anh là một nhà trí thức đi trên lằn ranh, luôn cố gắng làm công việc của mình và không dính dáng tới chính trị, ngay cả khi bị kẹt giữa hai làn đạn. Continue reading “Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh”

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)

Nguồn: Hal Brands, “Ukraine and the Contingency of Global Order,” Foreign Affairs, 14/2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Có thể và có lẽ

Hãy xem xét những ngày đầu đầy hỗn loạn của cuộc chiến, khi Ukraine lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng. Quân đội của nước này được trang bị kém và phải chịu áp đảo về quân số trên các mặt trận quan trọng, thậm chí lên đến tỷ lệ 12:1 ở các vùng xung quanh Kyiv. Lực lượng Nga khi đó đã càn quét miền nam Ukraine, chiếm Kherson và thiết lập một hành lang đường bộ nối với Crimea. Ở phía bắc và phía đông, các thành phố lớn – gồm cả Kyiv và Kharkiv – đã bị bao vây. Những kẻ phá hoại và sát thủ người Nga nhanh chóng xuất hiện ở Kyiv, tìm cách giết Zelensky và tiêu diệt chính phủ Ukraine. Continue reading “Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)”