10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana

Nguồn: Fatal Ford Pinto crash in Indiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, ba cô gái tuổi teen đã thiệt mạng sau khi chiếc Ford Pinto đời 1973 của họ bị một chiếc xe tải đâm từ phía sau, khiến nó bốc cháy trên đường cao tốc Indiana. Vụ tai nạn chết người là một trong hàng loạt những vụ tai nạn với xe Pinto, mở đường cho một vụ bê bối quốc gia trong thập niên 1970. Continue reading “10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana”

Thế giới hôm nay: 10/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tháng 7 vừa qua đánh dấu lần đầu tiên trong hơn hai năm kinh tế Trung Quốc rơi vào giảm phát. Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đứng yên trong tháng 6. Chi tiêu trong nước chậm đi do phục hồi kinh tế chững lại sau đại dịch. Xuất khẩu của Trung Quốc cũng giảm mạnh hơn dự kiến, 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái tính theo đồng đô la trong tháng 7, đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2020.

Ít nhất 41 người di cư đã thiệt mạng trong một vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampedusa của Ý, theo tin địa phương. Con thuyền khởi hành từ Tunisia hôm thứ Năm và bị chìm sau vài giờ. Chỉ có bốn người sống sót. Lực lượng bảo vệ bờ biển Ý đã báo cáo hai sự cố tương tự vào Chủ nhật. Số lượng người di cư đi từ Tunisia đến châu Âu đã tăng trong thời gian gần đây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/08/2023”

Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Jude Blanchette và Christopher Johnstone, “The Illusion of Great-Power Competition,” Foreign Affairs, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các cường quốc tầm trung – và các nước nhỏ – lại quan trọng đối với chiến lược của Mỹ?

Thời điểm hiện tại có thể là một thời điểm khó hiểu và không thể đoán trước trong nền chính trị toàn cầu, nhưng chúng ta không thiếu những khuôn khổ và quan điểm nhằm giải thích, hoặc chí ít là mô tả, những diễn biến chính. Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin và thái độ ngày càng hung hăng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chia thế giới thành nhiều khối, kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” đối đầu Bắc Kinh và Moscow. Những người khác lại xem đây là kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc, với nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất của Mỹ phản ánh quan điểm này, kết luận rằng “một cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa các cường quốc để định hình những gì sẽ xảy ra tiếp theo”. Continue reading “Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”