Quảng Bình, Nghệ Tĩnh gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Ngày 13 [29/2/1836] đến tỉnh thành Quảng Bình (tục gọi là Động Hải, âm Đường gọi là Long Hồi) [Động Hải nói chệch thành Đồng Hới], trú tại nhà Phố trưởng Hồng Cẩn (người Đồng An, Phúc Kiến). Sau vào yết kiến Bố chánh họ Ngô[1] ( tên là Dưỡng Hạo, tự Tông Mạnh, hiệu Cối Giang; xuất thân từ Cống sinh Quốc Tử Giám), ông ta có vẻ niềm nở nói:

“Xem diện mạo ông không phải là người tầm thường, xin được chỉ bảo về thơ.”

Rồi gọi rượu, ngay trên chiếu vừa ăn vừa bàn luận thơ văn, hứng khởi ngâm nga, các thuộc tòng cũng được dự tiệc. Khi về biếu một con gà, hẹn hôm sau sẽ gặp lại. Hôm sau sai thư lại đến giục.

Khi mới vào cửa, thấy ông họ Ngô đang cùng Án sát họ Nguyễn (tên Đăng Uẩn)[2] xử kiện, nên tôi dừng chân trù trừ. Ông họ Ngô bèn cho giải phạm nhân đi, rồi mời ngồi trên giường, lại ngâm vịnh thù tạc; hỏi han phong tục, giáo hóa, nhân vật tại Trung Quốc. Ngồi lâu, mời ăn trưa; thay phiên đàm luận, lưu tâm đến vấn đề kinh tế; cảm khái tràn ngập, trò chuyện đến tối mới lui.

Ngày 15 [2/3/1836] ông họ Nguyễn có việc công phải đi; họ Ngô mang rượu đến, tay cầm ly nói:

“Hôm nay là ngày Nguyên Tiêu, chúng ta cần ca múa ngâm vịnh, để đón buổi chiều đẹp.”

Ông ta đưa ly mời uống, tôi từ chối không dám ngồi lâu. Ông thấy phu khiêng võng đứng đợi bên đường, bèn nói:

“Cơ duyên gặp gỡ sao ngắn quá vậy!”

Ông đưa 3 quan tiền, cùng thơ phú tống tiễn; tôi y vận họa lại. Ông ra, sai gấp nhà trạm dưới cửa quan, dọn chiếu tiệc đợi tôi tới, lại đưa tiễn 3 chén; nước mắt chảy thành dòng, rồi nắm tay đưa ra khỏi quan ải. Ông đi khoảng 2 dặm thì trở lại, leo lên đỉnh ải [lũy Thầy] nhìn, vẫy tay ly biệt. Ông Hồng Cẩn cùng đồng hương Ngô Thâm (cùng người Đồng An) [Phúc Kiến] cùng vợ con tiễn đưa, mỗi nhà đều đem thuốc tặng, đưa xa đến hơn 5 dặm, rồi khóc ly biệt. Chẳng mấy chốc quan binh hộ tống đến, trong đó có một người tùy tùng thân của Bố chánh họ Ngô sai đi để săn sóc trên đường (sau này khi đến Hà Tĩnh, tôi gửi thơ cảm tạ quan). Chiều hôm đó trú tại chợ Luân (âm Đường gọi là Tọa Luân, cách Quảng Bình 40 dặm) trời mưa không thấy trăng. Chủ nhân nhà hàng trương đèn, làm yến tiệc đón Nguyên Tiêu, lòng tôi càng thêm buồn.

 Từ chợ Luân đi 2 ngày đến chợ Ròn (lộ trình 80 dặm); mưa dầm không ngớt, y phục ẩm ướt thấm vào da thịt, lạnh không chịu nỗi. Từ chợ Ròn, qua 1 dặm đến sông Ròn [sông Ròn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình], trú tại Cổ Luân (âm Đường gọi là Cứ Luân).[3]

Ngày 19 [6/3/1836] trời hơi tạnh, đi 20 dặm [11 km] đến núi Hoành Sơn; đường núi quanh co, đi lên 2,3 dặm khúc khuỷu thấy một cửa quan chắn ngang, phía trên biển đề “Hoành Sơn Quan”; có viên quan coi đồn cùng mấy chục binh lính, ngày đêm phòng tra, đây là đường trọng yếu ra bắc. Qua khỏi cửa quan, thế đất thấp, vượt đất bằng hàng dặm; đi tiếp hơn 50 dặm trú tại Trung Cố (tên đất) [xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh].

Ngày 20 [7/3/1836] đến phủ Hà Hoa (phủ thành tại phía đông đường thiên lý khoảng 2 dặm); lại đi 3 dặm đến tỉnh thành Hà Tĩnh, trú tại nhà Vương Thất (người Triều Châu, Quảng Đông). Bấy giờ quan Bố chánh họ Cao (tên là Hữu Dực, vào năm Nhâm Thìn Đạo Quang [2/2/1832-19/2/1833] từng phụng mệnh Vương, dùng thuyền quan hộ tống gia quyến viên cố Huyện lệnh Chương Hóa [Đài Loan] Lý Chấn Thanh, đến Hạ Môn [Phúc Kiến]; lúc về được gia phong hàm Gia nghị đại phu),[4] bị cảm lạnh không ra gặp, nên biên thư sai thuộc viên đến chỗ cư ngụ tạ lỗi, cùng nói rằng đã từng đến Trung Quốc. Ngày 21 [8/3/1836] ông họ Cao sai 2 viên quan Thông phán, Kinh lịch tiễn đưa; tôi để thư tạ biệt rồi đi.

Ngày 22 [9/3/1836] đến sông [sông Lam] thành Nghệ An (từ Trung Cố đến nơi này 200 dặm), trú tại nhà Lâm Tống (người Chiếu An) [Phúc Kiến]. Từ Quảng Bình đến Nghệ An khoảng 400 dặm, đất ẩm thấp, trên đường nhiều bùn dính vào chân, trơn trượt khó đi. Chỗ bình nguyên rộng rãi mấy chục dặm không thấy có khói bếp; trong chốn hoang vu ô uế, trộm cướp có thể ẩn núp, người đi đường cần phòng bị. Nhà trọ có thể dùng trùng độc hại người, trộn vào thịt bò, ăn phải không cứu được; thứ thuốc độc này kỵ gừng Tây (cũng gọi là tiêu Tây Phương, trồng tại Hà Lan, hoa trắng có chấm xanh, nấu chín màu đỏ tươi, ruột chua cay, có thể ăn cả vỏ, có loại dài mà nhọn, có loại tròn mà nhọn), khi ăn nên thêm thứ đó vào, để phòng ngộ độc.

Ngày 23 [10/3/1836] gặp quan Tổng đốc (quan kiêm quản Hà Tĩnh, gọi là Tổng đốc Nghệ Tĩnh, họ Nguyễn; là thân thuộc Quốc vương, vị cao thế lớn, người ta không dám nói tên),[5] Thư lại là Trịnh Đức Hưng (tổ tiên người huyện Đức Hóa, Phúc Kiến, có thể nói tiếng vùng Tuyền Châu) làm thông ngôn. Quan đặt sẵn 4 tên lính khỏe, cầm đao chầu chực hai bên sảnh đường (ngày thường quan lớn lên sảnh đường, không cần phải hô chào, ra vào không phải đánh chuông dẹp đường), mời tôi vào, nói vài câu rồi rút lui. Hai viên quan lớn Bố chánh, Án sát có việc công đi vắng; có Giáo thụ Trần Hải Đình, Tú tài Hồ Bảo Định (tổ tiên người Thuận Đức, Quảng Đông) đến cùng ngâm vịnh; ông họ Hồ thơ trong sáng, có tài mẫn tiệp; chiều tối lên đèn, chúng tôi ngâm vịnh đến gà gáy mới tan.

Ngày 24 [11/3/1836], viên hộ tống đến hỏi ngày ra đi, bèn khởi hành. Các đồng hương người Quảng Đông góp tiền tặng 3 quan; cùng nhau tiễn đưa đến ngoài phố. Ra khỏi thành Nghệ An 10 dặm, trời mưa lâm thâm; may không quá cực! Bên đường nhiều con công đậu trên cây, màu xanh dương chóa mắt, mưa bám vào đuôi nặng nề nên không thể bay xa. Sắp đến Thanh Hoa, có nhiều núi đá, vách thẳng đứng và cao, sừng sửng hiên ngang, như quỉ thần đẽo tạc, thiên nhiên gọt dũa, kỳ khôi không thể tả hết; chim công, bạch trĩ các loài thường tụ tập trên đó; hương vị mặn mà, hơn cả Đông Kinh.[6]

—————————

[1] Đại Nam Thực Lục [ĐNTL], Hà Nội: NXB Giáo Dục, tập 4, trang 821, xác nhận vào tháng 11 năm Minh Mệnh thứ 16 [20/12/1835-17/1/1836] Ngô Dưỡng Hạo làm Bố chánh tỉnh Quảng Bình.

[2] ĐNTL, sách đã dẫn, tập 4, trang 821, xác nhận vào tháng 11 năm Minh Mệnh thứ 16 [20/12/1835-17/1/1836] Nguyễn Đăng Uẩn làm Án sát tỉnh Quảng Bình.

[3] Cổ Luân: Cạnh sông Ròn gần quốc lộ 1, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, hiện nay có tên đất Di Luân.

[4] ĐNTL, sách đã dẫn, tập 4, trang 842, xác nhận Cao Hữu Dực làm Bố chánh Hà Tĩnh.

[5] ĐNTL, sách đã dẫn, tập 4, trang 867, xác nhận vào tháng giêng năm Minh Mệnh thứ 17 [17/2-16/3/1836] Tạ Quang Cự làm Tổng đốc An Tĩnh; chắc tác giả nghe người quen kể lại sai, nên bảo rằng Tổng đốc họ Nguyễn người Hoàng tộc.

[6] Nguyên văn:

十三日,抵廣平省城俗稱洞海,唐音呼龍回,止庯長洪謹家福建同安人。入見布政官吳公名養浩,字宗孟,號檜江,歲貢生出身,公改容起曰:『君冠服容止非俗士,願以詩教』。呼酒即席遣詞,吟興健甚;遍饗從者酒食。將出,遺雛雞一握,期明日再敘。次早,遣書吏來促。甫入門,公方與按察官阮公登蘊鞫案,餘逡巡駐足。吳公揮退人犯,延坐中榻,複其唱酬,熟訪中國風教人物。坐久,進午餐,更番談論,皆留心經濟之言。感慨流連,至昏乃退。十五日,阮公以事公出,吳公攜酒親至庯長家,手一觥曰:『今日元宵,宜共作踏歌以詠佳夕』。為引觥立酌;辭不敢留。公見輞夫在道,曰:『何緣薄乃爾』!以錢三貫見遺。賦詩贈行,餘亦依韻和謝。公遽出,疾赴關下郵亭,設祖席俟餘至,複餞三杯,淚數行下,握手出關,同行二里許乃返;登關上?望移時,以手遙拱而別。洪謹與同縣吳深亦同安人率妻子各攜藥物追贈,遠送五里外泣別。俄而護送官兵繼至,中一人乃吳公所遣親隨,於路奉承餘後至泃靜,寄以詩,回謝吳公。是晚宿?崙唐音呼坐輪,去廣平四十里,陰雨不見月。客舍主人張燈聚燕慶元宵,餘心益悲。

?崙行二日至洊市路程八十里,皆霪雨霏霏,衣衿沾滯,透入肌膚,寒不可耐。由洊市過洊江裏許,宿固崙唐音呼據輪。

十九日,稍晴,行二十里至橫山嶺唐音呼布政嶺。嶺路崎嶇,二、三里盤折而上,一關橫鎮其巔,額書「橫山關」;有屯員駐守,關卒數十,時刻防查,為北道要衝。過關嶺勢直下,徑趨平陽約里許。再行五十餘里,宿中固地名。

二十日午後,經河華府府城在路東二里許。又三里,抵河靜省城,宿王七家廣東潮州人。時布政官高公名有翼,道光壬辰年曾奉其王命駕官船護送故彰化縣令李振青家眷抵廈門,返加嘉議大夫銜寒疾不出見,以書遣屬員來寓遜謝,並道曾至中國。二十一日,高公飭通判、經歷二官出送,餘留書謝別而行。

二十二日,抵又安河城自中固至此二百里,宿林送家詔安人。廣平至又安四百里間,地卑濕,多污泥陷足,滑澾難行。平原曠野,或數十里斷絕人煙,蕪穢藏奸盜,行人戒備。客舍多以蠱藥害人;置牛肉中同啖,則不可救。其藥忌番姜一名番椒,種自荷蘭;花白瓣綠,實熟則朱紅,中有子辛辣,帶殼食之;形有尖長者,有圓而微尖者,飲食必加,防遇毒也。

二十三日,見總督官兼管河靜,稱又靜總督堂官阮公總督官皆國王親屬,位尊勢大,無敢言其名者,書吏鄭德興祖籍福建德化縣,能作泉州人語傳語。公先令健卒四人,佩刀對立堂側平日大官升堂,無排衙喊班,出入無鳴騶闢道,乃延入,交數言而退。布、按兩大官皆公出,有教授官陳海亭、秀才胡寶定祖籍廣東順德縣來聯吟;胡君詩致清矯,才尤敏。日暮繼燭,雞鳴始罷。

二十四日,護送員來請行期;遂發。諸閩、粵同籍共贈錢三貫,群送至庯外。出又安十餘里,值密雨廉纖,幸不甚苦。道旁多孔雀棲息樹間,金翠奪目,雨濡其尾,重不能高飛。將至清華,多石山,壁立千仞,峻峭嵯峨,若鬼斧神工,天然琢削,瑰奇莫可名言。孔雀、白雉,時集其上。山內產肉桂,味最厚,勝東京。