Louis XVI – Vị vua bị Cách mạng Pháp lật đổ

louis-XVI

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 31/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Triều đại của vua Louis XVI bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Pháp. Ông bị chém đầu vào năm 1793.

Louis sinh ngày 23 tháng 8 năm 1754 tại Versailles. Năm 1770, ông kết hôn với Marie Antoinette, con gái của vua và hoàng hậu Áo. Đây là cuộc hôn nhân chính trị nhằm củng cố vững chắc liên minh Pháp – Áo. Năm 1774, Louis kế vị ông nội là Vua Louis XV để lên ngôi hoàng đế Pháp.

Ban đầu Louis khuyến khích những nỗ lực của các bộ trưởng Jacques Turgot và sau đó là Jacques Necker nhằm cải thiện tình trạng tài chính của nước Pháp. Việc Pháp đứng về phía các thuộc địa trong cuộc Cách mạng Mỹ đã đẩy nước này đến bờ vực phá sản. Trong khi đó, triều đình ngày càng mất uy tín vì những cáo buộc về sự xa hoa phù phiếm, chi tiêu hoang phí và các hành vi bê bối của hoàng hậu Marie Antoinette. Continue reading “Louis XVI – Vị vua bị Cách mạng Pháp lật đổ”

Louis XIV – Vị vua trị vì lâu nhất của Pháp

BRAND_BIO_BSFC_154723_SF_2997_005_20140124_V1_HD_768x432-16x9

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 30/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Louis XIV, hay còn được biết đến với tên ‘Vua Mặt trời’, là vua nước Pháp từ 1643 đến 1715. Ông được coi là vị hoàng đế vĩ đại nhất ở thời đại của ông.

Louis sinh ngày 5 tháng 9 năm 1638 tại thành phố St Germain-en-Laye. Sau khi vua cha là Louis XIII qua đời, ông lên ngôi khi mới được bốn tuổi. Thuở nhỏ, mẹ ông (công nương Anne của Áo) thay ông nhiếp chính và được trợ giúp bởi Hồng y Mazarin – thủ tướng từ thời Louis XIII.

Tuổi thơ của Louis bị bao trùm bởi những cuộc nổi dậy liên miên chống lại mẹ ông và Mazarin, được biết đến với tên gọi ‘Fronde’ (tức sự nổi loạn – ND). Điều này tạo cho ông một nỗi lo sợ suốt đời về sự nổi dậy và nỗi chán ghét Paris, thôi thúc ông dành nhiều thời gian hơn ở thành phố Versailles phía tây nam Paris. Năm 1600, ông kết hôn với Maria Theresa, con gái của vua Tây Ban Nha Philip IV. Continue reading “Louis XIV – Vị vua trị vì lâu nhất của Pháp”

John F. Kennedy – Tổng thống Hoa Kỳ trẻ nhất

jfk

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 30/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

John F. Kennedy (được biết với tên JFK) là tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, một lãnh đạo nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ dân chúng và bị ám sát trước khi ông kết thúc năm thứ ba nhiệm kỳ của mình.

John Fitzgerald Kennedy sinh ngày 29 tháng 5 năm 1917 tại Massachusetts trong một gia đình Mỹ gốc Ireland giàu có và có truyền thống chính trị. Ông theo học và tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1940. Sau khi phục vụ trong hải quân tại chiến trường Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, được người cha nhiều tham vọng Joseph khích lệ, năm 1946 ông trở về và bắt đầu tham gia chính trường. Ông giành được một ghế ở Hạ viện cho đảng Dân chủ. Năm 1952, ông được bầu vào Thượng viện Mỹ. Continue reading “John F. Kennedy – Tổng thống Hoa Kỳ trẻ nhất”

Nikita Khrushchev – Người bác bỏ chủ nghĩa Stalin

KOG_117561_00002_1_t222_112926

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 29/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Khrushchev là người kế nhiệm Joseph Stalin lãnh đạo Liên bang Xô Viết từ năm 1955 tới 1964. Nhiệm kỳ của ông trải qua cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Nikita Sergeyevich Khrushchev sinh năm 1894 trong một gia đình nghèo khó ở miền tây nam nước Nga. Ông gần như không được đi học. Ông gia nhập Đảng Bolshevik năm 1918 và chiến đấu trong Hồng Quân trong cuộc Nội chiến Nga.

Năm 1929, Khrushchev chuyển đến Moskva để tham gia Học viện Công nghiệp Stalin. Năm 1931, ông bắt đầu làm việc cho Đảng Cộng sản, dần thăng tiến qua các cấp bậc để trở thành bí thư thứ nhất của Đảng bộ thành phố Moskva năm 1938. Năm sau đó ông trở thành ủy viên Bộ chính trị – cơ quan ra quyết định tối cao của Đảng Cộng sản. Trong Thế chiến thứ hai, Khrushchev đảm nhiệm chức vụ chính ủy của quân đội. Continue reading “Nikita Khrushchev – Người bác bỏ chủ nghĩa Stalin”

Ayatollah Khomeini – Người lập nên Cộng hòa Hồi giáo Iran

Khomenei

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 28/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Khomeini là nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị người Iran. Năm 1979 ông đã sáng lập nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên trên thế giới: Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Ruhollah Khomeini sinh tại Kohmeyn ở miền trung Iran. Ông là một học giả về tôn giáo và đầu thập niên 1920, ông trở thành một ‘ayatollah’ (có nghĩa là Người dẫn đường do Chúa gửi tới – ND) – từ để chỉ một học giả hàng đầu người Shia[1].

Năm 1962, Khomeini bị lực lượng cảnh vệ của shah (vua Iran) bắt giữ vì lập trường thẳng thắn chống đối chính quyền thân phương Tây của nhà vua. Sự việc này đưa ông trở thành một anh hùng dân tộc. Năm 1964, ông bị đẩy đi lưu vong tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Pháp. Tại những nơi này ông đã thuyết phục những người ủng hộ mình lật đổ nhà vua. Cuối thập niên 1970, dân chúng ngày càng mất niềm tin vào nhà vua[2]. Các cuộc bạo động, đình công và biểu tình diện rộng diễn ra khắp đất nước. Continue reading “Ayatollah Khomeini – Người lập nên Cộng hòa Hồi giáo Iran”

Henry Kissinger – Vị chính khách thực dụng

140305-kissinger-8p_4bdf6806f1ce47c11dbe987b72ac04dc

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 26/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Kissinger là một học giả và một chính khách, người đã có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và thập niên 1970. Ông giành giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp trong cuộc đàm phán chấm dứt sự can dự của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.

Heinz Alfred Kissinger sinh ngày 27 tháng 5 năm 1923 tại Fuerth, Đức. Gia đình Do Thái của ông đã di cư tới Mỹ năm 1938 để trốn Đức Quốc xã. Năm 1943, Kissinger trở thành công dân Mỹ. Sau khi phục vụ trong quân đội thời chiến, Kissinger theo học tại Đại học Harvard. Ông ở lại Harvard để giảng dạy và bắt đầu vai trò cố vấn chính sách đối ngoại cho chính phủ Mỹ. Continue reading “Henry Kissinger – Vị chính khách thực dụng”

Keynes – Nhà kinh tế của thế kỷ 20

150414-keynes

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 25/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Keynes (1883-1946) là một nhà kinh tế học người Anh và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.

John Maynard Keynes sinh ngày 5 tháng 6 năm 1883 tại Cambridge trong một gia đình có truyền thống học thuật giàu có. Cha ông là một nhà kinh tế học kiêm triết gia, còn mẹ ông là thị trưởng nữ đầu tiên của thành phố. Keynes là một sinh viên xuất sắc nổi trội tại trường Eton cũng như Đại học Cambridge, nơi ông theo học ngành toán. Ông cũng kết bạn với các thành viên của nhóm Bloomsbury gồm các trí thức và nghệ sĩ. Continue reading “Keynes – Nhà kinh tế của thế kỷ 20”

Mohammed Ali Jinnah – ‘Quốc phụ’ của Pakistan

quaid-e-azam-jinnah-dawn-file-670

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 25/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Jinnah (1876-1948) là một chính khách người Ấn Độ. Ông đã đấu tranh thành công cho một quốc gia Pakistan độc lập và trở thành lãnh đạo đầu tiên của đất nước này. Ông được gọi với tên “Quaid-I Azam” hay “Lãnh tụ vĩ đại”.

Mohammed Ali Jinnah sinh ngày 25 tháng 12 năm 1876 tại Karachi, nay thuộc Pakistan nhưng khi đó thuộc Ấn Độ – thuộc địa của Anh. Cha của ông là một lái buôn Hồi giáo giàu có.

Jinnah theo học tại Đại học Bombay và trường nội trú Lincoln ở London. Sau đó ông hành nghề luật khá thành công tại Bombay. Ông là một thành viên của Đảng Quốc đại Ấn Độ, tổ chức đấu tranh giành lại quyền tự trị từ đế quốc Anh, và gia nhập Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ năm 1913. Liên đoàn được thành lập một vài năm trước để đại diện cho lợi ích của những người Ấn Độ theo đạo Hồi trong một đất nước mà đạo Hindu chiếm đa số. Đến năm 1916 ông được bầu làm chủ tịch Liên đoàn. Continue reading “Mohammed Ali Jinnah – ‘Quốc phụ’ của Pakistan”

Thomas Jefferson – Tác giả Tuyên ngôn độc lập Mỹ

TomJefferson

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Jefferson (1743-1826) là một con người tài năng. Ông là tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ, một trong những ‘người cha lập quốc’ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và là vị tổng thống thứ ba của đất nước này.

Thomas Jefferson sinh ngày 13 tháng 4 năm 1743 tại Shadwell, Virginia trong một gia đình chủ đồn điền giàu có. Ông học luật và hành nghề cho đến đầu thập niên 1770. Ông là một quan tòa và là thành viên của Nghị viện (House of Burgesses) bang Virginia từ 1769 đến 1775.

Cho đến năm 1774, ông tích cực tham gia chống đối sự cai trị của người Anh. Trong cuốn sách “Một cái nhìn khái quát về quyền của người Mỹ gốc Anh” của mình, Jefferson đã thể hiện rõ ràng quan điểm của thuộc địa về độc lập. Với tư cách là một thành viên trong Hội nghị thuộc địa lần hai, ông là tác giả chính của Bản Tuyên ngôn độc lập. Từ năm 1779 đến 1781, ông quay lại Virginia và làm thống đốc bang này. Continue reading “Thomas Jefferson – Tác giả Tuyên ngôn độc lập Mỹ”

Tokugawa Ieyasu – Vị Shogun đầu tiên

the_shogun_tokugawa_ieyasu-t2

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 23/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Là một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản, Ieyasu là một chiến binh, chính khách và là người thành lập nên chính quyền Mạc phủ Tokugawa được trị vì bởi các shogun (Chinh di đại tướng quân).

Tokugawa Ieyasu sinh năm 1542, tên gốc là Matsudaira Takechiyo, là con trai một lãnh chúa của tỉnh Mikawa. Vào thời gian này, nước Nhật rối loạn vì nội chiến, với những mối thù giữa các lãnh chúa đã tồn tại gần một thế kỷ.

Năm bốn tuổi, Ieyasu bị gửi đi làm con tin đảm bảo cho liên minh giữa gia tộc của mình và gia tộc láng giềng Imagawa. Ông được nuôi dạy tại đó với nền giáo dục dành cho tầng lớp quý tộc. Continue reading “Tokugawa Ieyasu – Vị Shogun đầu tiên”

Hindenburg – Tổng thống nền Cộng hòa Weimar

Hindenburg

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 22/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hindenburg (1847-1934) là một nhân vật cấp cao của quân đội Đức trong Thế chiến thứ nhất, và là tổng thống thứ hai của nền Cộng hòa Weimar (từ 1925 đến 1934).

Paul von Hindenburg sinh ngày 2 tháng 10 năm 1847 tại Posen, vương quốc Phổ (nay là Poznan, Ba Lan) trong một gia đình có dòng dõi quý tộc ở Đức. Trong sự nghiệp quân sự đáng trân trọng nhưng không có gì nổi trội của mình, Hindenburg đã tham chiến trong Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871), và nghỉ hưu năm 1911. Tuy nhiên, năm 1914 ông được gọi tái ngũ và bổ nhiệm chức vụ chỉ huy trên danh nghĩa của Erich Ludendorff, một chiến lược gia quân sự tài năng. Những chiến tích nhờ công của Ludendorff trong cuộc xâm lược nước Nga đem lại danh tiếng cho Hindenburg, người được bổ nhiệm làm thống chế mặt trận và tổng tư lệnh của tất cả các lực lượng bộ binh Đức, với Ludendorff luôn sát cánh. Hindenburg chỉ đạo việc tổng động viên cả nước Đức cho cuộc chiến, và trở thành một nhân vật được ủng hộ rộng khắp. Hoàng đế Kaiser Wilhelm II bị gạt sang một bên. Continue reading “Hindenburg – Tổng thống nền Cộng hòa Weimar”

Thomas Hobbes – Cha đẻ của ‘Khế ước xã hội’

04282014thomashobbes

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 21/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hobbes (1588-1679) là một triết gia người Anh. Tư tưởng triết học chính trị của ông bao trùm thế kỷ 17 và tiếp tục có ảnh hưởng sâu rộng tới ngày nay.[1]  

Thomas Hobbes sinh ngày 5 tháng 4 năm 1588 tại Malmesbury, Wiltshire, là con trai của một mục sư. Cha ông rời bỏ gia đình năm 1604 và không bao giờ quay trở lại, vì thế một người chú giàu có đã chi trả cho việc học của Hobbes tại Đại học Oxford.

Năm 1608, Hobbes làm gia sư cho William Cavendish, sau này là bá tước vùng Devonshire. Hobbes phục vụ cho gia đình Cavendish suốt đời mình. Năm 1610, Cavendish và Hobbes cùng nhau du hành Châu Âu, đi qua Đức, Pháp và Ý. Sau khi Cavendish mất, Hobbes chuyển sang nghề khác, nhưng về sau làm gia sư cho con trai của Cavendish. Trong những năm này ông đi vòng quanh Châu Âu hai lần nữa, gặp gỡ với những nhà tư tưởng hàng đầu như nhà thiên văn học Galileo Galilei và triết gia Rene Descartes. Continue reading “Thomas Hobbes – Cha đẻ của ‘Khế ước xã hội’”

Heinrich Himmler – Người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã

Heinrich-Himmler_2147070a

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 20/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Lịch sử biểu tượng ‘chữ thập ngoặc’ của Đức Quốc Xã

Himmler (1900-1945) là một trong những nhân vật quyền lực nhất của Đức Quốc xã, đồng thời là người đã ra chủ trương tiến hành chiến dịch thảm sát người Do Thái.

Heinrich Himmler sinh ngày 7 tháng 10 năm 1900 tại Munich, là con trai của một giáo viên. Ông phục vụ trong quân đội Đức vào cuối Thế chiến thứ nhất, rồi sau đó trải qua nhiều nghề khác nhau, kể cả làm việc trong trang trại chăn nuôi gà. Đầu thập niên 20, ông bắt đầu tham gia Đảng Quốc xã và cuộc đảo chính “nhà hàng bia” năm 1923.[1] Himmler là người đứng đầu trong công tác tuyên truyền của đảng Quốc xã từ năm 1926 đến 1930. Năm 1929, ông được chỉ định làm người đứng đầu lực lượng Schutzstaffel (gọi tắt là SS) – đội cận vệ của Adolf Hitler, và năm sau đó được bầu vào Quốc hội Đức. Continue reading “Heinrich Himmler – Người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã”

Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam

baodientu.chinhphu.vn

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hồ Chí Minh (1890-1969) là người đã lãnh đạo phong trào dân tộc ở Việt Nam trong hơn ba mươi năm, chiến đấu chống lại Nhật Bản, đế quốc Pháp và sau đó là Việt Nam Cộng hòa được Mỹ chống lưng. Ông là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 cho tới khi qua đời.

Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, miền Trung Việt Nam. Nước Việt Nam lúc đó là một thuộc địa của Pháp, thường được gọi là Đông dương thuộc Pháp, đồng thời có một vị hoàng đế trị vì trên danh nghĩa. Cha của Hồ Chí Minh làm quan trong triều đình, nhưng bị cách chức vì chỉ trích thực dân Pháp. Continue reading “Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam”

Hirohito – Vị Nhật hoàng trị vì lâu nhất

Hirohito

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 16/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nhật hoàng Hirohito (1901-1989) giữ ngôi Thiên Hoàng của Nhật Bản từ năm 1926 cho đến lúc chết. Vai trò của ông trong chính phủ Nhật thời kỳ Thế chiến thứ hai vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.

Hirohito sinh ngày 29 tháng 4 năm 1901 tại Tokyo, là con trai cả của Hoàng thái tử Yoshihito (Thiên hoàng Đại Chính). Cha của ông lên ngôi Thiên hoàng khi ông lên 11 tuổi.

Năm 1921, Hirohito viếng thăm Châu Âu trong sáu tháng. Ông là thành viên đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại. Năm 1924, ông kết hôn với công chúa Nagako và họ có với nhau bảy người con. Hirohito lên ngôi vua khi cha ông mất vào năm 1926 (lấy hiệu là Chiêu Hòa – ND). Continue reading “Hirohito – Vị Nhật hoàng trị vì lâu nhất”

Charles Gordon – Vị tướng đánh bại Thái Bình Thiên quốc

Charles-Gordon

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 15/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Tướng Charles Gordon (1833-1885) trở thành vị anh hùng dân tộc của nước Anh vì những chiến công tại Trung Quốc và sự hy sinh của ông khi bảo vệ Khartoum khỏi quân nổi dậy Sudan.

Charles Gordon sinh ngày 28 tháng 1 năm 1833, là con trai của một sĩ quan quân đội cấp cao. Năm 1852 ông được lệnh phục vụ trong binh đoàn Công binh Hoàng gia. Ông trở nên nổi bật trong cuộc Chiến tranh Crimea (1853-1856), và năm 1860, ông tình nguyện tham gia chiến tranh “Mũi tên” (còn có tên là Chiến tranh nha phiến lần hai) tại Trung Quốc. Tháng 5/1862, binh đoàn công binh của Gordon được phái đi để tăng cường trấn giữ trung tâm thương mại của Châu Âu tại Thương Hải trước sự uy hiếp của quân Thái Bình nổi dậy (chỉ quân của Thái Bình Thiên quốc – ND). Một năm sau, ông trở thành tổng tư lệnh của một lực lượng gồm 3.500 nông dân được huấn luyện để bảo vệ thành phố. Trong 18 tháng sau đó, quân lính của Gordon đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại các cuộc nổi dậy của quân Thái Bình. Continue reading “Charles Gordon – Vị tướng đánh bại Thái Bình Thiên quốc”

Che Guevara – Hiệp sĩ của Cách mạng Châu Mỹ Latinh

6257423775_f3d8f800f0_z

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 14/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Che Guevara (1928-1967), người Argentina, là một nhà lãnh đạo cách mạng Cuba và một vị anh hùng cánh tả. Bức ảnh của ông do Alberto Korda chụp trở thành một hình ảnh biểu tượng của thế kỷ 20.

Ernesto Guevara de la Serna, được biết đến với tên gọi Che Guevara, sinh ngày 14 tháng 6 năm 1928 tại Rosario, Argentina trong một gia đình trung lưu. Ông theo học ngành dược tại Đại học Buenos Aires. Trong thời gian này ông đã thực hiện những chuyến hành trình đi khắp miền Nam và Trung Mỹ. Sự nghèo khổ và áp bức ở khắp nơi mà ông chứng kiến, cùng với niềm tin vào chủ nghĩa Marx đã thuyết phục ông rằng con đường duy nhất mà Nam Mỹ và Trung Mỹ phải đi là cách mạng vũ trang. Continue reading “Che Guevara – Hiệp sĩ của Cách mạng Châu Mỹ Latinh”

Marcus Garvey – Người tiên phong “trở về Châu Phi”

1000509261001_2016050118001_Bio-Biography-Marcus-Garvey-SF

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 13/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Garvey (1887-1940) là một nhà dân tộc chủ nghĩa người Jamaica, người đã tạo dựng nên phong trào “Trở về Châu Phi” (Back to Africa) ở Hoa Kỳ. Ông trở thành một hình tượng truyền cảm hứng cho các nhà vận động nhân quyền sau này.

Marcus Garvey sinh ngày 17 tháng 9 năm 1887 tại Vịnh St Ann, Jamaica, là con út trong gia đình có 11 người con. Ông được thừa hưởng niềm đam mê đọc sách từ cha mình, một người thợ nề, và đã đọc hết tủ sách của gia đình. Ông rời trường học từ năm 14 tuổi và đi học nghề in. Tại đây ông dẫn đầu một cuộc đình công đòi tăng lương. Từ năm 1910 đến 1912, Garvey du hành qua miền Nam và Trung Mỹ và cả London. Continue reading “Marcus Garvey – Người tiên phong “trở về Châu Phi””

Vua George VI – Vĩ nhân từ thời cuộc

king_george_vi

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

George VI (1895-1952) lên ngôi vua một cách bất đắc dĩ bởi anh trai của ông là vua Edward VIII thoái vị năm 1936. George VI đã nỗ lực hết sức mình để gánh vác trọng trách bất ngờ này, đặc biệt là trong những năm tháng khó khăn của cuộc Thế chiến thứ hai.

Vua George VI sinh ngày 14 tháng 12 năm 1895 tại Norfolk, là con trai thứ của Công tước xứ York, người sau này trở thành vua George V. Ông được đặt tên thánh là Albert theo tên của cụ nội – Hoàng tử Albert. Năm 1909, ông theo học tại Học viện hải quân Dartmouth và gia nhập Hải quân Hoàng gia, tham gia chiến đấu trong trận Jutland trong Thế chiến thứ nhất – và sau đó ông chuyển sang lực lượng Không quân Hoàng gia. Năm 1920, ông được phong làm Công tước xứ York và bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hoàng gia. Năm 1923, ông kết hôn với Công nương Elizabeth Bowes-Lyon, con gái út của Bá tước thứ 14 xứ Strathmore. Họ có với nhau hai người con gái là Elizabeth và Margaret. Continue reading “Vua George VI – Vĩ nhân từ thời cuộc”

George III – Vua đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh

King-George-III-of-Englan-010

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

George III (1738-1820) là người thứ ba của nhà Hanover làm vua của Vương quốc Anh. Dưới triều đại của ông, nước Anh để mất 13 thuộc địa ở Châu Mỹ, nhưng lại vươn lên thành cường quốc hàng đầu ở Châu Âu. Ông mắc chứng bệnh rối loạn thần kinh kinh niên, và từ năm 1810, con trai ông phải thay cha nhiếp chính.

George III sinh ngày 4 tháng 6 năm 1738 tại London, là con trai của Frederick – Hoàng tử xứ Wales và Augusta của xứ Saxe-Gotha. Khi cha ông mất năm 1751, ông trở thành người kế vị ngôi vương của ông nội là Vua George II và lên ngôi năm 1760. Ông là người đầu tiên của vương triều Hanover sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Năm 1761, George kết hôn với Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz và có một cuộc hôn nhân hạnh phúc với 15 người con. Continue reading “George III – Vua đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh”