23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát

Nguồn: Nazi SS Chief Heinrich Himmler dies by suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Heinrich Himmler – người đứng đầu lực lượng SS, Phó Chỉ huy lực lượng Gestapo, đồng thời là kiến trúc sư đứng sau chương trình tiêu diệt người Do Thái ở châu Âu của Hitler – đã chết vì tự sát chỉ một ngày sau khi bị người Anh bắt giữ.

Là người đứng đầu nhánh Waffen-Schutzstaffel (Waffen-SS, lực lượng quân sự của Đảng Quốc Xã) và lãnh đạo Gestapo (lực lượng cảnh sát mật), Himmler đã dần củng cố quyền kiểm soát của mình đối với tất cả các lực lượng cảnh sát của Đế chế. Sức mạnh của lực lượng mà Himmler nắm giữ có thể sánh ngang với Quân đội Đức; nó cũng là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ mọi hành động chống lại Hitler và đảng, cũng như trong việc thực hiện “Giải pháp Cuối cùng” của Hitler. Chính Himmler là người đã ra lệnh thành lập các trại tử thần trên khắp Đông Âu và tạo ra một nguồn lao động khổ sai. Continue reading “23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát”

19/04/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Ghetto Uprising beginsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, tại Warsaw, Ba Lan, khi các lực lượng Đức Quốc xã cố gắng dọn sạch khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái trong thành phố, họ đã phải đối đầu với cuộc tấn công bằng súng từ các chiến binh kháng chiến Do Thái, và Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu.

Ngay sau khi bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc các công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích nhỏ hơn hai dặm vuông nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái với điều kiện sống bi thảm. Continue reading “19/04/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu”

18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka

Nguồn: Germans resume deportations from Warsaw to Treblinka, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, việc trục xuất người Do Thái từ khu ổ chuột Warsaw đến trại tập trung tại Treblinka được bắt đầu lại – nhưng đã vấp phải nhiều sự đổ máu và kháng cự.

Vào ngày 18 tháng 07 năm 1942, Heinrich Himmler đã thăng cấp cho chỉ huy trại Auschwitz là Rudolf Hess lên làm Thiếu tá SS. Ông ta cũng ra lệnh rằng khu ổ chuột Warsaw, khu tập trung người Do Thái do Đức quốc xã xây dựng sau khi chiếm đóng Ba Lan và được bao quanh đầu tiên bằng dây thép gai và sau đó là những bức tường gạch, sẽ bị giảm số lượng cư trú – một cuộc “thanh trừng toàn diện,” như ông ta mô tả. Những cư dân được chuyển đến nơi mà sau này trở thành một trại hủy diệt thứ hai được xây dựng tại khu làng đường sắt Treblinka, cách Warsaw 62 dặm về phía đông bắc. Continue reading “18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka”

15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung

Nguồn: Himmler orders Gypsies to concentration camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Heinrich Himmler đã ra một mệnh công khai rằng những người Gypsy (Di-gan) và con lai mang dòng máu người Gypsy sẽ bị xem là “cùng hạng với bọn Do Thái và sẽ bị đưa về các trại tập trung.”

Himmler đã quyết tâm thực hiện các chính sách phân biệt chủng tộc của chế độ phát xít, theo đó sẽ loại bỏ khỏi các lãnh thổ của Đức và do Đức kiểm soát tất cả các chủng tộc bị xem là “thấp kém” (inferior), cũng như các loại “thù địch xã hội” (asocial), chẳng hạn như tội phạm nguy hiểm. Continue reading “15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung”

16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc

Nguồn: Warsaw Ghetto uprising ends, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943 tại Ba Lan, cuộc nổi dậy tại khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái đã kết thúc khi binh lính Đức Quốc xã giành quyền kiểm soát khu vực Do thái của Warsaw, làm nổ tung giáo đường Do Thái cuối cùng còn sót lại và bắt đầu trục xuất hàng loạt những cư dân còn lại của khu ổ chuột đến trại diệt chủng Treblinka.

Ngay sau khi Đức bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích chỉ 840 mẫu Anh nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái trong những điều kiện bi thảm. Continue reading “16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc”

20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức

Nguồn: The Wannsee Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các quan chức Đức Quốc xã đã nhóm họp để thảo luận chi tiết về “Giải pháp sau cùng cho Vấn đề người Do Thái”.

Tháng 07/1941, theo chỉ thị của Hitler, Herman Goering đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, Tổng tư lệnh SS và cánh tay phải của Heinrich Himmler, “càng sớm càng tốt, lập ra kế hoạch chung về các biện pháp hành chính, vật chất và tài chính cần thiết để đạt được giải đáp sau cùng cho vấn đề người Do Thái.” Continue reading “20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức”

19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler

Nguồn: General Fromm executed for plot against Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, chỉ huy lực lượng quân dự bị Đức, Tướng Friedrich Fromm, đã bị xử bắn vì tham gia vào âm mưu ám sát Quốc trưởng hồi tháng 07. Dù Fromm chỉ tham gia nửa vời nhưng vẫn chẳng thoát khỏi án tử.

Vào thời điểm năm 1944, nhiều quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm rằng Hitler phải chết. Ông ta đã đưa nước Đức vào cuộc chiến “tự sát” trên cả hai mặt trận, và họ tin rằng ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Theo kế hoạch, đảo chính sẽ xảy ra theo sau vụ ám sát, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu nước Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn trong tay của quân Đồng minh. Continue reading “19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler”

07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái

34805

Nguồn:Himmler decides to begin medical experiments on Auschwitz prisoners,” History.com (truy cập ngày 06/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Heinrich Himmler, người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã, cùng với ba người khác, trong đó có một bác sĩ, đã quyết định sẽ bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên các nữ tù nhân bị giam giữ trong trại tập trung Auschwitz và khảo sát việc mở rộng những thí nghiệm này trên nam giới.

Himmler, kiến trúc sư của chương trình thảm sát người Do Thái ở châu Âu của Hitler, đã triệu tập một hội nghị ở Berlin để thảo luận về những triển vọng cho việc sử dụng tù nhân trong các trại tập trung làm đối tượng cho các cuộc thí nghiệm y học. Trong số những người tham gia hội nghị có trưởng cơ quan Thanh tra trại tập trung, đại tướng thuộc lực lượng Đội cận vệ (SS) Richard Glücks (bác sĩ trưởng), Thiếu tướng SS Karl Gebhardt, và giáo sư Carl Clauberg (một trong những bác sĩ phụ khoa hàng đầu của Đức). Continue reading “07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái”

Heinrich Himmler – Người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã

Heinrich-Himmler_2147070a

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 20/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Lịch sử biểu tượng ‘chữ thập ngoặc’ của Đức Quốc Xã

Himmler (1900-1945) là một trong những nhân vật quyền lực nhất của Đức Quốc xã, đồng thời là người đã ra chủ trương tiến hành chiến dịch thảm sát người Do Thái.

Heinrich Himmler sinh ngày 7 tháng 10 năm 1900 tại Munich, là con trai của một giáo viên. Ông phục vụ trong quân đội Đức vào cuối Thế chiến thứ nhất, rồi sau đó trải qua nhiều nghề khác nhau, kể cả làm việc trong trang trại chăn nuôi gà. Đầu thập niên 20, ông bắt đầu tham gia Đảng Quốc xã và cuộc đảo chính “nhà hàng bia” năm 1923.[1] Himmler là người đứng đầu trong công tác tuyên truyền của đảng Quốc xã từ năm 1926 đến 1930. Năm 1929, ông được chỉ định làm người đứng đầu lực lượng Schutzstaffel (gọi tắt là SS) – đội cận vệ của Adolf Hitler, và năm sau đó được bầu vào Quốc hội Đức. Continue reading “Heinrich Himmler – Người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã”