Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/10/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và gia tăng sự hiện diện. Điều này khiến Ấn Độ cảm thấy lo ngại bởi Ấn Độ Dương cũng là nơi tồn tại nhiều lợi ích cả về an ninh và kinh tế của New Delhi.

Với sự gia tăng các chuyến thăm bằng tàu hải quân trong những năm gần đây đến các nước Đông Nam Á, các phương tiện truyền thông tiếp tục dự đoán về tham vọng Thái Bình Dương của Ấn Độ, với Đông Á là điểm đến cuối cùng. Trong khi đó, các hoạt động ngoại giao hải quân của New Delhi ở Ấn Độ Dương lại khá khiêm tốn. Và mặc dù đóng góp khá nhiều cho các hoạt động đảm bảo an ninh hàng hải và chống cướp biển ngoài khơi Somalia, song trong nhận thức phổ biến, những nỗ lực của Hải quân Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương chỉ dừng lại mức hiện diện cảnh sát và khá “lành tính”. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/10/2015)”

Những mơ hồ về chủ nghĩa đế quốc

Nguồn: Ben Denison, “Empire of Confusion“, War on the Rocks, 24/08/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Nước Mỹ có phải là một đế quốc

Mối quan hệ quyền lực không ổn định thực chất không phải là hệ quả tạo ra bởi các đế quốc. Đã đến lúc cần rõ ràng hơn trong cuộc tranh luận về đế quốc, từ cả giới học giả và các nhà hoạch định chính sách.

Tyrone Goh và James Lockhart đã làm khá tốt khi nêu lên lịch sử và hiện trạng hiện nay của cuộc tranh luận về đế quốc Mỹ, chỉ trích sự không chính xác của ngôn ngữ và tính khái niệm hoá của cuộc tranh luận này trong nhiều ngành nghiên cứu khác nhau. Nguồn gốc của vấn đề, thật không may, dường như cũng đến từ sự lựa chọn của các nhà hoạch định chính sách chứ không chỉ đơn thuần là lựa chọn từ các học giả. Trong khi những thảo luận hiện tại là khá lộn xộn và không rõ ràng, một cái nhìn sâu hơn vào cấu trúc của mối quan hệ bên trong một trật tự do đế quốc dựng nên có tiềm năng đưa ra một kiến giải rõ ràng hơn. Sự chặt chẽ về mặt định nghĩa liên quan đến nội hàm của một cấu trúc (các mối quan hệ quốc tế) do đế quốc tạo ra sẽ chỉ có thể bổ sung và làm dày thêm những quan điểm của cả giới học giả và hoạch định chính sách xoay quanh mô hình đế quốc hiện đại và sự thống trị mang yếu tố nước ngoài (foreign rule). Continue reading “Những mơ hồ về chủ nghĩa đế quốc”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/09/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc hiện đang vướng phải rất nhiều tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt trên biển phải kể đến tranh chấp trên hai khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhìn tổng thể, chính sách của Bắc Kinh đối với hai khu vực này cũng có sự khác nhau và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó là chủ nghĩa dân tộc. Tại sao lại nói như vậy? Tác giả Allen R. Carlson đến từ Đại học Cornell lập luận, chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là động lực nhưng cũng là rào cản cho Bắc Kinh trong các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/09/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/09/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Nước là nguồn gốc của các xung đột trong tương lai? Đó là câu hỏi được đặt ra bởi hai tác giả Peter Engelke đến từ Hội đồng Đại Tây Dương và Russell Sticklor thuộc Chương trình Môi trường An ninh Stimson (Hoa Kỳ). Trước đó, luồng ý kiến cho rằng nước không thể là nguồn gốc của những xung đột trong tương lai vì lịch sử đã chứng minh có rất ít các cuộc chiến nổ ra vì nguồn nước. Lập luận này đã bị hai tác giả bác bỏ bởi hoàn cảnh được dự đoán trong quá khứ khác hẳn với bối cảnh hiện tại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/09/2015)”

Nước Mỹ có phải là một đế quốc?

Waiting

Nguồn: Tyrone Groh & James Lockhart, “Is America an Empire?“, War on the Rocks, 17/08/2015.

Biên dịch: Lưu Ánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thuật ngữ “đế quốc” đã được sử dụng tràn lan kể từ khi nó trở thành một từ mang ý nghĩa tiêu cực vào cuối thế kỉ 19. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn rất phù hợp trong việc tìm hiểu và tranh luận về lịch sử nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Một sử gia và một nhà hoạch định chính sách bước vào trong một quán bar. Trên màn hình vô tuyến, nhà báo đang tường thuật lại cuộc đảo chính ở một hòn đảo phía nam Thái Bình Dương. Sử gia nhìn nhà hoạch định chính sách và nói: “Lại một ví dụ khác của chủ nghĩa đế quốc Mỹ”. Tại một màn hình khác, biên tập viên thảo luận về các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga và Hà Lan liên quan tới các khu kinh tế ở Bắc Băng Dương, và sự lo ngại của Mỹ về vấn đề này. Một lần nữa, sử gia nhìn nhà hoạch định và nói: “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ xuất hiện khắp mọi nơi”. Màn hình thứ ba chiếu một bộ phim tài liệu về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (quán bar này rõ ràng chẳng phải là một quán bar thể thao). Sử gia hất tay lên một cách giận dữ: “Chủ nghĩa đế quốc!”. Cuối cùng thì nhà hoạch định chính sách quay sang và nói với sử gia rằng: “Ông lúc nào cũng sử dụng cái từ đó. Nhưng tôi không nghĩ nó mang cái nghĩa mà ông đang nghĩ tới”. Continue reading “Nước Mỹ có phải là một đế quốc?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/09/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nhận được sự chú ý từ giới phân tích. Tác giả Kevin McCauley – một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của Hoa Kỳ nhận định, khó khăn trong công cuộc cải tổ quân đội của ông Tập đến bây giờ mới thật sự bắt đầu. Việc cắt giảm số lượng các quân khu, thành lập bộ chỉ huy liên hợp chiến trường và lục quân không còn là ưu tiên số một của quân đội ít nhiều sẽ vấp phải sự phản đối trong hàng ngũ tướng lĩnh, bất chấp việc ông Tập đã củng cố quyền lực trong quân đội. McCauley nhận định, giới quân sự Trung Quốc có thể đạt được sự đồng thuận trong kế hoạch cắt giảm quân số, song để tiến tới thành lập một bộ chỉ huy liên hợp chắc chắn sẽ còn tiếp tục gây nhiều tranh cãi.

Dưới góc nhìn của các nhà lý thuyết, lịch sử phát triển của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trải qua 3 giai đoạn hiện đại hoá kể từ khi thành lập cho đến nay. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/09/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (08/09/2015)

Soldiers of the ground force units of the People's Liberation Army (PLA) of China (file photo)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Mặc dù không phải là lần đầu tiên, song lần cắt giảm quân số lần này của Trung Quốc được xem là đáng chú ý, không phải bởi vì vấn đề ngân sách quốc phòng có hạn. Năm 1985, Bắc Kinh cắt giảm một triệu binh sĩ lục quân, năm 1997 là 500.000 và năm 2003 là khoảng 200.000. Cũng trong ngần ấy thời gian, kinh tế Trung Quốc luôn phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ do đó vấn đề không phải ở tài chính mà ở chỗ các nguồn lực sẽ bị bỏ phí trong khi vẫn còn nhiều lĩnh vực khác cần phải đầu tư phát triển.

Bàn về vấn đề này, tờ The Diplomat đã có bài viết nhận định lý do thật sự nằm sau việc Bắc Kinh cắt giảm lục quân. Theo đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun khẳng định việc cắt giảm quân số là một phần trong cam kết góp phần gìn giữ hoà bình thế giới của nước này. Yang lý giải việc cắt giảm cho thấy thiện chí của Trung Quốc trong việc sẵn sàng và chủ động giải trừ vũ khí, góp phần gìn giữ hoà bình. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (08/09/2015)”

Máy bay chiến đấu không người lái – vũ khí của tương lai

130514-N-FE409-108

Nguồn: Paul Scharre, “Yes, Unmanned Combat Aircraft Are The Future”, War on the Rocks, 11/08/2015.

Biên dịch: Hà Minh Trường | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

Rô-bốt sẽ không thay thế con người, mà sẽ mở rộng và củng cố khả năng của con người, giúp binh lính có thể thực hiện nhiệm vụ của họ – chiến đấu và chiến thắng – một cách tốt hơn.

Liệu thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của Mỹ vẫn sẽ do con người điều khiển, trái với dự đoán của các chuyên gia công nghệ và các nhà hoạch định chính sách như Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus? Đó là dự đoán của Đại tá Mike “Starbaby” Pietrucha, người phản bác lại tính khả thi của máy bay chiến đấu không người lái trên chiến trường khi cho rằng chúng không bao giờ có thể so sánh được với phi công con người. Tôi rất tôn trọng quan điểm và tư tưởng không chính thống của Pietrucha về các vấn đề liên quan đến không chiến, song các kết luận của ông vẫn còn nhiều thiếu sót. Continue reading “Máy bay chiến đấu không người lái – vũ khí của tương lai”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (2/9/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Hoa Kỳ đang đứng trước cuộc tranh luận về ngân sách quốc phòng năm 2016. Tác giả Justin T. Johnson thuộc Trung tâm An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại Allison (Heritage Foundation) đã có bài viết về vấn đề này. Ông Johnson ví von, ngân sách quốc phòng cũng giống như một gói bảo hiểm; cắt giảm ngân sách quốc phòng cũng giống như mua một gói bảo hiểm giá rẻ. Người ta sẽ chẳng thể nào biết được hậu quả của gói bảo hiểm rẻ tiền cho đến khi những điều tồi tệ xảy ra. Ngân sách quốc phòng cũng như vậy. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (2/9/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/08/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vừa công bố toàn văn Chiến lược An ninh hàng hải châu Á – Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh quyết tâm duy trì an ninh và ổn định cho khu vực. Theo đó, Trung Quốc vẫn được ngầm hiểu là mối quan ngại hàng đầu bởi cách ứng xử và những động thái gần đây của nước này trên biển Đông, bao gồm cấm đánh bắt cá; thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác; cải tạo đất quy mô lớn và đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không (trên biển Hoa Đông).

Chiến lược mới của Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định lập trường của Washington đối với các vấn đề nóng ở khu vực. Dù không có tranh chấp chủ quyền tại châu Á – Thái Bình Dương, song Washington có lợi ích quan trọng trong việc đảm bảo các bên tranh chấp giải quyết vấn đề một cách hòa bình, không để xảy ra xung đột hay đe dọa. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/08/2015)”

Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

19151369964_fd9021c35c_k2

Nguồn: Mike Pietrucha, “Why the Next Fighter Will be Manned, and The One After That”, War on the Rocks, 20/8/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đôi khi một công nghệ nào đó gây ra sự kính sợ đến mức khiến cho trí tưởng tượng bay bổng và thường xa rời thực tế. Công nghệ rô-bốt cũng có đặc điểm tương tự. Dựa trên những thành công bước đầu, rất nhiều lời hứa hẹn vẫn còn dang dở đã được đưa ra trong ngành công nghiệp rô-bốt.

– Daniel H. Wilson

Chiếc F-35 phải, và gần như chắc chắn, là chiếc máy bay tấn công có người lái cuối cùng mà Bộ Hải quân sẽ mua hoặc sử dụng.

– Ray Mabus, Bộ trưởng Hải quân

Nếu công nghệ thật sự tạo ra cảm giác sợ hãi xen lẫn kinh ngạc thì ngành công nghiệp rô-bốt đã làm được như thế. Rô-bốt từ lâu đã xuất hiện trong văn học, ít nhất là từ tác phẩm Iliad – và có khả năng đã xuất hiện lâu hơn nữa trong lịch sử tùy thuộc vào định nghĩa của bạn về thế nào là rô-bốt. Continue reading “Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (18/08/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Maginot là một phòng tuyến kiên cố của người Pháp được xây dựng trong những năm 1930 nhằm chống lại nguy cơ tấn công từ phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Công trình được mệnh danh là đỉnh cao của nghệ thuật phòng thủ thế giới thời bấy giờ. Thế nhưng Maginot đã nhanh chóng trở nên “vô dụng” khi quân Đức đi vòng qua nước Bỉ trung lập để tránh phòng tuyến của người Pháp. Kết quả là nước Pháp bị bất ngờ và thủ đô Paris bị phát xít Đức chiếm ngay sau đó. Thất bại đó, một phần xuất phát từ chính sự tự tin của người Pháp vào sức mạnh phòng thủ không gì phá nổi của Maginot. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (18/08/2015)”

Chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh: “Phá công” và cách mạng RSTA

Nguồn: Robert Tomes, “The Cold War Offset Strategy: Assault Breaker and the Beginning of the RSTA Revolution”, War on the Rocks, 14/8/2015.

Biên dịch: Hà Minh Trường | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Frank Kendall, người phụ trách vấn đề quân dụng hiện tại của Bộ Quốc phòng đã từng nói: “Chúng ta đang gặp một vấn đề nghiêm trọng”. Ông quay lại làm việc cho chính phủ vào năm 2010 và ngay lập tức trở nên khó chịu trước các thông tin tình báo về khả năng phát triển quân sự của các quốc gia khác.

Kendall cảnh báo: Ưu thế về công nghệ của nước Mỹ đã không còn được đảm bảo. Ông than thở: Các đối thủ tiềm năng trong tương lai hoặc các quốc gia bán vũ khí cho những đối thủ đó rõ ràng đang trong quá trình phát triển các hệ thống vũ khí phức tạp được thiết kế để đánh bại lực lượng quân đội Hoa Kỳ.

Nhưng có phải nước Mỹ đang bắt đầu xoay chuyển tình thế? Là Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách vấn đề Quân dụng, Kỹ thuật và Hậu cần, Kendall đang giám sát một kế hoạch chiến lược dài hạn mới nhằm nhân rộng các tiến bộ chưa từng có liên quan đến chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh, vốn đã được thảo luận trong các bài viết trước đây. (Dự án mới này được Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nêu lên tại Diễn đàn An ninh Reagan). Continue reading “Chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh: “Phá công” và cách mạng RSTA”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (11/08/2015)

chinese-submarines-008

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tháng 5 năm 2015, nhiều lời đồn đoán xuất hiện về khả năng Trung Quốc sẽ có căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti. Những phản ứng chính thức gần đây từ Bắc Kinh cho thấy đó không chỉ đơn giản là một tin đồn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phủ nhận, thay vào đó họ tuyên bố: “hòa bình và ổn định khu vực đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia và đó cũng là nguyện vọng chung của Trung Quốc, Djibouti và những nước khác trên thế giới”. Tương tự, Bộ Quốc phòng cũng bày tỏ thiện chí của Trung Quốc trong việc góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Trong khi đó, Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc, khẳng định đã đến lúc chín muồi để thiết lập một căn cứ quân sự ở Djibouti.

Hồi năm 2014, Washington từng đưa ra dự đoán rất có thể Trung Quốc sẽ thiết lập một căn cứ ở Ấn Độ Dương và sử dụng nó cho cả mục đích an ninh và thương mại. Nếu Trung Quốc mở căn cứ ở Djibouti, dự đoán của Washington sẽ trở thành hiện thực. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại lựa chọn tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương? Môi trường chiến lược mà Trung Quốc phải tác chiến là gì? Và cuối cùng là những ảnh hưởng chiến lược của nó đến cạnh tranh Hoa Kỳ – Trung Quốc và chiến lược biển của Trung Quốc sẽ như thế nào? Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (11/08/2015)”

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Tái hiện Đại nhảy vọt

a4630_s4.reutersmedia.net

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Có ít nhất ba điểm khiến các can thiệp của chính phủ Trung Quốc vào thị trường chứng khoán (TTCK) của nước này trở nên khác thường. TTCK sẽ tác động như thế nào đến triển vọng kinh tế Trung Quốc?

TTCK Trung Quốc đã trải qua một năm biến động kỳ lạ. Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục giảm tốc tăng trưởng, khó có thể lí giải vì sao đột nhiên TTCK nước này lại đột ngột lên cơn sốt.

Chỉ trong vòng một năm, chỉ số Shanghai Composite chạm đỉnh vào giữa tháng 6 ở mức 5.166,35 điểm, tăng khoảng 150%. Một con số này đủ làm rùng mình tất cả những ai e ngại rủi ro, bởi nếu nhớ lại, trước khi cuộc khủng hoảng dotcom xảy ra ở Mỹ, chỉ số Nasdaq Composite cũng chỉ tăng trưởng với tốc độ 86%. Sau đó, lần đầu tiên các nhà đầu tư tại TTCK Trung Quốc được trải nghiệm cảm giác hoảng loạn của “thị trường con gấu”. Chỉ trong vòng ba tuần, 30% giá trị vốn hóa của TTCK Trung Quốc – ước đạt gần 3.500 tỉ đô la Mỹ – đã bốc hơi. Continue reading “Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Tái hiện Đại nhảy vọt”

Thời gian và không gian trong chiến lược bù đắp thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Robert Tomes, “Trading Space and Time in the Cold War Offset Strategy”, War on the Rocks, 6/8/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

“Chiến lược”, như Napoleon phản ánh, là “nghệ thuật sử dụng thời gian và không gian.” Chiến lược bù đắp lần thứ ba được mô tả như một cách thức giúp duy trì thế mạnh công nghệ quân sự của Mỹ. Việc bù đắp các lợi thế của đối thủ và phục hồi uy thế răn đe của Mỹ đòi hỏi các đổi mới về mặt công nghệ và học thuyết, cho phép quân đội chống đỡ và trả đũa các cuộc tấn công ở khoảng cách xa hơn trong một khung thời gian ngắn hơn so với các khả năng cho phép ở hiện tại.

Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các nhà hoạch định chiến lược quân sự Mỹ đặt câu hỏi về khả năng của quân đội trong việc duy trì thế mạnh công nghệ so với các cường quốc khu vực khác. Liệu một “chiến lược bù đắp” mới có thể giúp nước Mỹ tiếp tục giữ vững vị thế răn đe truyền thống trong dài hạn vốn luôn được đảm bảo bởi quân đội Hoa Kỳ? Mối đe dọa từ chống xâm nhập-chống tiếp cận (A2/AD) đang thách thức các khả năng răn đe khu vực của Mỹ bằng cách gia tăng các chi phí tương đối liên quan đến hoạt động của quân đội tại các căn cứ tiền phương, trong khi các căn cứ này lại sở hữu một quá trình tiếp vận kéo dài, bên cạnh đó là đặt các lực lượng quân đội Mỹ ở tư thế phòng thủ trong quá trình giao chiến ban đầu. Continue reading “Thời gian và không gian trong chiến lược bù đắp thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (04/08/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Theo bài viết của Paul Pryce trên trang web của Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế (CIMS) cho rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của Hàn Phi, vốn là một học giả nổi tiếng thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia (legalism). Theo Paul, điều này phần nào được thể hiện qua Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc được tuyên bố gần đây. Kể từ thời kỳ Mao Trạch Đông, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên trích dẫn lời nói từ các tác phẩm của đạo Khổng, vốn đề cao lòng trung hiếu, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Đây được coi là triết lý giúp củng cố vai trò và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, Tập Cận Bình lại đang có xu hướng khác khi ông dựa chủ yếu vào tác phẩm Hàn Phi Tử. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (04/08/2015)”

Cuộc chiến tình báo mới giữa Trung Quốc và Mỹ

Nguồn: Peter Mattis, “China’s New Intelligence War Against The United States”, War on the Rocks30/7/2015.

Biên dịch: Hoàng Cao Quyền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mối đe doạ liên quan tới tình báo Trung Quốc sắp có những thay đổi to lớn khi mới đây các tin tặc được cho là có liên quan tới cơ quan tình báo dân sự của Trung Quốc – Bộ An ninh quốc gia (MSS) – đã thu được hàng triệu hồ sơ cá nhân từ Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM). Mặc dù chưa biết rõ tổng mức thiệt hại là bao nhiêu, vụ việc đã dấy lên bao nỗi lo sợ về lỗ hổng dữ liệu được thu thập qua quá trình kiểm tra lý lịch an ninh bảo mật, bao gồm cả thông tin liên lạc quốc gia ở nước ngoài. Các chuyên gia an ninh đã đúng khi cho rằng loại thông tin này là cả một kho báu đối với cơ quan tình báo nào đang cố gắng thâm nhập các tổ chức an ninh quốc gia Mỹ. Kho tàng này có giá trị sử dụng rất lớn, và đối với MSS, những thông tin như vậy sẽ cung cấp nền tảng cho các chiến dịch gián điệp mới chống lại nước Mỹ, qua đó chứng tỏ giá trị của mình đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc – những người luôn hoài nghi về những gì MSS có thể mang lại. Dữ liệu của OPM đã đem lại cho cơ quan tình báo Trung Quốc một cách thức mới tập trung vào các công dân Mỹ “quan trọng”, thay vì lệ thuộc vào khả năng sáng tạo của cá nhân các đặc vụ trong việc tìm cách kết nối lực lượng tình báo nội địa Trung Quốc với các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc chiến tình báo mới giữa Trung Quốc và Mỹ”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua có lẽ là việc Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel, tại Hội thảo Biển Đông được tổ chức tại CSIS, khẳng định rằng: đối với nước Mỹ, vấn đề không phải là các đảo đá và bãi cạn ở Biển Đông hay là các nguồn tài nguyên trong vùng biển này, mà là vấn đề luật lệ. Hoa Kỳ không hề trung lập khi vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế và sẽ mạnh mẽ đứng về phía pháp luật. Trong bài phát biểu của mình, ông Russel cho rằng để giảm căng thẳng tại Biển Đông và tạo ra không gian cho ngoại giao, cần thực hiện 3 cách: (1) dừng hoạt động cải tạo trên các thực thể ở Biển Đông; (2) dừng xây dựng các cơ sở mới; (3) dừng quân sự hoá các điểm chiếm đóng hiện tại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/07/2015)”

Bảo vệ không gian mạng quốc gia: Bài học từ phòng vệ dân sự

4010965162_d30fea0560_b-470x260

Nguồn: David Barno & Nora Bensahel, “Defending the Cyber Nation: Lesson From Civil Defense”, War on The Rocks, 02/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Cao Quyền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nếu bạn lớn lên trong thời kì Chiến Tranh Lạnh như cả hai chúng tôi, có lẽ bạn vẫn còn nhớ những cách thức mà chúng ta chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân. Rùa Bert đã dạy ta cách “cúi xuống và che đầu” (duck and cover),[1] và chúng ta cũng đã thực hành việc trốn dưới gầm bàn học ở trường. Hàng ngàn gia đình người Mỹ xây dựng nơi trú bụi phóng xạ ở sân sau và dự trữ lương thực cho nhiều tháng. Các bài tập thực hành đảm bảo rằng các thành viên của Quốc hội, Toà án tối cao và Tổng thống có thể sơ tán kịp thời đến những căn cứ dưới lòng đất, đảm bảo sự hoạt động liên tục của chính phủ.

Người ta gọi chung sự chuẩn bị như vậy là phòng vệ dân sự. Những vị Tổng thống Mỹ nhìn nhận phòng vệ dân sự như một phần trong cân bằng chiến lược với Liên Xô, và như một hình thức “bảo hiểm cho người dân” trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. May thay, hiệu quả của nó chưa bao giờ được kiểm chứng. Thế nhưng người Mỹ nhận thức được tầm quan trọng của phòng vệ dân sự vì thành thật mà nói, nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn luôn hiện hữu và thật sự rất đáng sợ. Continue reading “Bảo vệ không gian mạng quốc gia: Bài học từ phòng vệ dân sự”