Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Phạm Duy Thực**

 Tóm tắt: Khủng hoảng U-crai-na tạo ra nhiều hệ luỵ đối với quan hệ quốc tế, trong đó trật tự quốc tế có nguy cơ bị phân tách, thậm chí phân cực hơn. Tuy nhiên, khủng hoảng U-crai-na khó có thể đảo ngược tiến trình quá độ của trật tự quốc tế sang “đa cực, đa trung tâm” trong một sớm một chiều. “Đa cực, đa trung tâm” vẫn là chiều hướng phát triển chung của thế giới hiện nay. Song song với đó, xu hướng “mạng lưới” manh nha hình thành và phát triển. “Mạng lưới” giúp gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác và góp phần duy trì hoà bình thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở các mức độ khác nhau. Bài viết cho rằng tư duy về trật tự quốc tế theo “cực” gắn với cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực tồn tại từ lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản trị toàn cầu và đối ngoại của các nước. Tuy nhiên, xu thế khách quan của thế giới cùng với nhu cầu triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt và hiệu quả của các nước tạo ra xu hướng phát triển của “mạng lưới” đa trung tâm. Bài viết phân tích tư duy trật tự quốc tế theo “mạng lưới,” rút ra một số đặc điểm của tư duy này và gợi mở chính sách cho các nước nhỏ và tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Continue reading “Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay”

Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi

196713-TTKIM-duo-400

Trần Trọng Kim (1883-1953) là một Học Giả danh tiếng, Thủ Tướng của Việt Nam (1945) tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược.

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.

Xuất thân trong một gia đình Nho Giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông Ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông Sự ở Ninh Bình. Continue reading “Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi”

Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ

democracy

Tác giả:  Trần Hữu Dũng*

Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới đã chứng kiến hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử:  Một là sự tăng vọt mức sống của con người (nói gọn là phát trỉển kinh tế), và hai là ngày càng nhiều quốc gia trở thành dân chủ.  Tuy hai làn sóng này xảy ra không đồng đều mọi nơi, và thường gián đoạn, có lúc giật lùi, không thể không nghi ngờ rằng chúng có liên hệ ít nhiều với nhau.  Liên hệ ấy, và nói chung là liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị, không những là quan tâm của những người hoạt động chính trị mà còn là một chủ đề học thuật hàng đầu. Trong lịch sử trí thức cận đại, có thể xem nó như  “hậu thân” của cuộc tranh biện giữa “kế hoạch” và “thị trường”, và xa hơn nữa là giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ”

Khái quát về nền kinh tế Mỹ

graph-with-USA-flag

Giới thiệu

Thời báo Phố Wall (Wall Street Journal) đã từng viết “Cuộc khủng hoảng đã lan tỏa đến mọi ngóc ngách trên toàn thế giới. Nó được ví như một ngọn núi lửa phun trào khởi đầu ở New York, rồi tạo ra một cơn thủy triều lớn với sức mạnh hủy diệt quét qua mọi quốc gia trên thế giới”. Một trong những hậu quả nó gây ra là “sự tích tụ tiền nhàn rỗi ở những trung tâm ngân hàng”. Sự kiện này diễn ra khi nào? Đó là vào ngày 17 tháng 1 năm 1908. Continue reading “Khái quát về nền kinh tế Mỹ”

Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp

_60448342_014498112

Đây là bộ sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012.

Cuốn sách chủ yếu đánh giá các diễn biến tình hình Biển Đông trong những năm gần đây, xem xét các khía cạnh pháp lý của vấn đề và đề xuất các hướng giải pháp trong quản lý và giải quyết tranh chấp. Các bài viết trong cuốn này được chia ba chương: Continue reading “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp”

Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của các bên liên quan

121113032500-paracel-island-sansha-story-top

Đây là bộ sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012.

Cuốn sách tập trung phân tích các vấn đề địa chính trị ở Biển Đông, những nhân tố chính trị nội bộ và lợi ích của từng nước cũng như tương tác chính sách giữa các bên liên quan ở Biển Đông. Các bài viết trong cuốn này được chia thành năm chương: Continue reading “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của các bên liên quan”

Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế

Industry_Foreign_Corruption_Handshake

Tác giả: Trần Hữu Dũng[1]

Mục đích của bài này là để phân tích những quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế, chú trọng đặc biệt đến trường hợp các quốc gia cần phát triển và đang chuyển đổi như Việt Nam.  Trước tiên, nó lược duyệt những hậu quả kinh tế tiêu cực (và vài hậu quả tích cực) của tham nhũng.  Sau đó, nó sẽ đưa ra một số biện pháp chống tham nhũng trên ba bình diện:  giảm động lực tham nhũng, giảm cơ hội tham nhũng, và giảm lợi lộc do tham nhũng.  Bài này cũng phân tích mối liên hệ giữa tham nhũng và vài vấn đề kinh tế khác. Continue reading “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế”

Cộng đồng học giả và vai trò trong việc nghiên cứu Biển Đông

t1larg.marine.research.usf

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Nguyễn Việt Vân Anh

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển,  số 5 (112), 2014, trang 5-16.

Tóm tắt: Cách đây hai mươi năm, nhà khoa học chính trị người Mỹ Peter M. Haas cho ra đời khái niệm “cộng đồng học giả” (epistemic community), giả định rằng các nhóm chuyên gia có thể ảnh hưởng lên nhìn nhận về lợi ích của những người làm chính sách. Cách tiếp cận cộng đồng học giả được chú ý không những trong giới học thuật mà cả chính trị với lý do chủ yếu nằm ở giả thuyết cộng đồng này có khả năng gia tăng ảnh hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế (cụ thể là ở các vấn đề an ninh phi truyền thống) nếu thỏa mãn ở cấp độ cao một số điều kiện. Dựa trên cách tiếp cận này, bài viết đề xuất phuong pháp tìm hiểu cộng đồng học giả xuyên quốc gia như một hướng nghiên cứu trong việc hợp tác và giải quyết các tranh chấp tại vùng Biển Đông. Continue reading “Cộng đồng học giả và vai trò trong việc nghiên cứu Biển Đông”

Bàn về trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Tác giả: Đỗ Thanh Hải*

Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia không còn là các ốc đảo riêng biệt, mà gắn bó với nhau ngày càng chặt chẽ thông qua vô vàn các mối liên kết khác nhau, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa và giáo dục. Trong mạng lưới liên kết này, quyết định và hành động của một quốc gia, ngay cả khi chúng chỉ mang tính chất nội bộ, cũng tạo ra các hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến các quốc gia khác và cộng đồng quốc tế. Continue reading “Bàn về trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ quốc tế”

Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012

Tác giả: Đỗ Thanh Hải & Nguyễn Thùy Linh*

Tháng 11/2002 tại Phnôm Pênh, các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, mở ra hy vọng mới về khả năng quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác, và về sự hình thành cơ sở chính trị pháp lý mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuyên bố này về cơ bản giúp xoa dịu căng thẳng giữa các quốc gia liên quan sau tranh chấp Vành Khăn, góp phần ổn định tình hình Biển Đông trong suốt bốn năm sau đó. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2007 đến nay, tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn với một số va chạm xảy ra liên quan đến xác lập và bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, và tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn ngoại giao khu vực. Continue reading “Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012”

Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế

Tác giả: Đỗ Thị Thủy*

Mặc dù Trung Quốc là một nền văn minh lâu đời và đã có các mối quan hệ, giao lưu quốc tế từ rất sớm nhưng cho đến nay có thể nói chưa có một trường phái lý thuyết về QHQT nào của riêng Trung Quốc được trình bày một cách bài bản, logic, và có ảnh hưởng như các học thuyết của phương Tây (chủ nghĩa hiện thực, tự do, Mác-xít). Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc trước đây thường dựa trên nghiên cứu lịch sử và kinh nghiệm hành vi của nước này. Từ khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, nền tảng lý luận cơ bản của CSĐN Trung Quốc được xác định là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, nhiều học giả (đặc biệt là các học giả phương Tây) cũng cho rằng việc áp dụng các thuyết phương Tây truyền thống ngoài mô hình Mác-xít như chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa tự do cũng làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Và trong khi các học giả Trung Quốc vẫn không ngừng tìm tòi một “lý thuyết QHQT mang màu sắc Trung Quốc”, có thể thấy rằng những lý luận trong giới nghiên cứu chính trị quốc tế về Trung Quốc đã và đang có ảnh hưởng lớn đến CSĐN đương đại của nước này. Continue reading “Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế”

Nhu cầu “học thuật hóa” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ[1] – Nguyễn Thế Phương[2]

Tóm tắt

“Học thuật hóa” là xây dựng những kiến thức-chuẩn mực chung, tập hợp lý lẽ, thu thập bằng chứng về một hiện tượng hay đối tượng nào đó cần nghiên cứu. Hiện tượng hay đối tượng này trước đây có thể được nói, viết, bàn luận nhiều, nhưng thiếu hoặc chưa có một nền tảng khoa học vững chắc để đưa ra nhận xét hay kết luận. “Ngoại giao học thuật” là công tác tác động, ảnh hưởng hay truyền tải một lý lẽ, lập luận hay quan điểm nào đó trên các diễn đàn thế giới bằng học thuật, hay thông qua cộng đồng khoa học thế giới. Continue reading “Nhu cầu “học thuật hóa” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông”

Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ, Lê Thành Lâm

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013

Tóm tắt:

“Thể chế hóa” có thể hiểu là đem luật, chuẩn tắc và thể chế vào nhằm quy định và kiểm soát hành vi của các chủ thể quan hệ. Một khu vực được cai trị bằng luật, hay bằng sự tương tác giữa những quy định và thang giá trị, về lý thuyết sẽ trật tự hơn, vì quan hệ giữa các thành viên cộng đồng có thể nhận diện bằng các tín hiệu được đoán trước. Đối với các nước nhỏ (hơn), “thể chế hóa” là một chiến lược khả dĩ, vì nó giúp giữ thế cân bằng với các nước mạnh hơn khi tất cả các bên đều phải ứng xử với nhau bằng luật và thể chế. Continue reading “Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam”