Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”. Continue reading “Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng”

Sự trở lại của chính sách ngăn chặn

putinrus

Nguồn: Dominique Moisi, The Return of Containment,” Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

“Nhân tố chính của bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô đều phải mang tính kiềm chế lâu dài, kiên nhẫn nhưng cứng rắn và cảnh giác,” nhà ngoại giao người Mỹ George Kennan nói trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs năm 1947 với bút danh nổi tiếng “X”. Nếu lấy “Nga” thay cho “Liên Xô,” “chính sách kiềm chế” của Kennan vẫn hoàn toàn có giá trị ngày nay. Cứ như thể trong gần 70 năm qua không có thứ gì thay đổi, ngay cả khi mọi thứ đã thay đổi. Continue reading “Sự trở lại của chính sách ngăn chặn”

Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria

syria-conflict

Nguồn: Javier Solana, “Syria’s Darkest Hour”, Project Syndicate, 19/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột tại Syria trở nên phức tạp hơn mỗi ngày khi nó vẫn tiếp diễn, và những triển vọng của nước này trở nên ngày càng xấu hơn. Những điều kinh hoàng thường ngày mà người dân bị bao vây của Aleppo hiện đang trải qua đã lên tới một mức mới sau sự đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn mới nhất do Hoa Kỳ và Nga làm trung gian đúng vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới được triệu tập cho khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khi cuộc xung đột Syria cuối cùng khép lại, ba đặc điểm căn bản của nó sẽ làm cho những nỗ lực tái thiết trở nên phức tạp. Trước hết, các bên ở tất cả phe của cuộc chiến đã bất chấp luật nhân quyền quốc tế và vi phạm các chuẩn mực nhân đạo cơ bản. Trong thực tế, việc ngăn chặn viện trợ nhân đạo, tấn công dân thường, và nhắm mục tiêu vào các địa điểm được bảo vệ đặc biệt bởi luật pháp quốc tế đã trở thành các chiến lược chiến tranh của họ. Continue reading “Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria”

Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?

pak-ter

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Pakistani Mecca of Terror”, Project Syndicate 13/10/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần bảy thập niên sau khi được thành lập như là nhà nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên của thời kỳ hậu thuộc địa, Pakistan đang ngấp nghé bên bờ vực thẳm. Nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, và các nguồn lực khan hiếm. Chính phủ thì không ổn định, không hiệu quả và gặp rắc rối với các khoản nợ. Quân đội – cùng với Cơ quan tình báo (Inter – Service Intelligence – ISI) khó kiểm soát (rogue) của mình, bao gồm mạng lưới điệp viên và cảnh sát mật của quốc gia này – được miễn trừ khỏi sự giám sát dân sự, tạo điều kiện cho lực lượng này duy trì và tăng cường các mối quan hệ của mình với khủng bố.

Một Pakistan được vũ trang hạt nhân bây giờ đang đứng trước nguy cơ trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng thậm chí nếu nó không thất bại, mối quan hệ giữa các nhóm khủng bố và lực lượng quân đội đầy quyền lực của Pakistan làm gia tăng sự lo ngại về khủng bố hạt nhân – một mối nguy cực lớn khiến Hoa kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng sẵn sàng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân đang tăng nhanh của quốc gia này nếu cần. Continue reading “Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?”

Những thách thức đối ngoại của Donald Trump

donald_trump_25218642186

Nguồn: Joseph S. Nye, “Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges,” Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chiến dịch tranh cử của mình, tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã nghi ngờ những liên minh và các thể chế vốn làm nền tảng cho trật tự thế giới tự do, nhưng chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất dấy lên từ chiến thắng của ông là liệu giai đoạn toàn cầu hóa kéo dài bắt đầu từ cuối Thế chiến II về cơ bản đã qua rồi hay chưa.

Không nhất thiết như vậy. Dù các hiệp định thương mại như TPP và TTIP có thất bại và toàn cầu hóa về mặt kinh tế chậm lại đi chăng nữa thì công nghệ cũng đang thúc đẩy toàn cầu hóa về mặt sinh thái, chính trị, và xã hội dưới hình thức biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia, và di cư – bất kể Trump có thích điều đó hay không. Trật tự thế giới không chỉ có kinh tế, và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của nó. Continue reading “Những thách thức đối ngoại của Donald Trump”

Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?

78-why-the-battle-for-mosul-is-a-turning-point

Nguồn:Why the battle for Mosul is a turning point“, The Economist, 17/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi quân đội Iraq và các đồng minh bắt đầu phản công chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) vào cuối năm 2014, họ đã nỗ lực để giải phóng nhiều thành phố ở miền bắc và miền tây Iraq. Vì vậy, có thể xem cuộc chiến giành Mosul, được bắt đầu vào sáng sớm ngày 17/10, chỉ như một cuộc giao tranh khác trong sự thoái lui dần dần của các chiến binh thánh chiến. Nhưng cuộc chiến giành Mosul lại tập trung nhiều nỗ lực hơn hơn bất kỳ cuộc đụng độ nào khác với IS. Tại sao rất nhiều thế lực bên trong và bên ngoài Iraq xem Mosul như một bước ngoặt? Continue reading “Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?”

Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?

ind-pak

Nguồn: Shashi Tharoor, “India Stops Turning the Other Cheek,” Project Syndicate, 11/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên rưỡi qua, Pakistan đã theo đuổi một chính sách chèn ép Ấn Độ mang tên “cái chết bằng ngàn vết cắt” – nhuốm máu đất nước này bằng các cuộc tấn công khủng bố liên miên, thay vì nỗ lực đối đầu quân sự công khai mà không thể giành phần thắng trước các lực lượng truyền thống ưu việt của Ấn Độ. Logic của chính sách này là Ấn Độ sẽ phản ứng một cách kiềm chế bởi Ấn Độ không có ý định chấm dứt các kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng, cũng như chính phủ nước này chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro chiến tranh hạt nhân.

Nhưng hình mẫu dễ đoán và lặp lại của quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã bất ngờ bị phá vỡ hôm 29 tháng 9, khi Tổng Chỉ huy các Chiến dịch Quân sự (DGMO), Trung tướng Ranbir Singh, thông báo rằng lính đặc nhiệm Ấn Độ đã tiến hành các cuộc “tấn công phẫu thuật” (surgical strikes – các cuộc tấn công nhanh và chính xác – NBT) dọc Ranh giới Kiểm soát (LoC) ở Kashmir, đường biên giới quốc tế thực tế giữa hai nước. Continue reading “Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?”

Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông

russia-in-me

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Russia’s Ephemeral Middle East Alliances,” Project Syndicate, 05/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và hai là cuộc chiến chống các nhóm khủng bố ở Trung Đông. Khi thất bại của mình trở nên rõ ràng ở Việt Nam, Mỹ đã “xoay trục” khỏi khu vực, để bên chiến thắng dọn dẹp mớ hỗn độn – và, cuối cùng, tham gia vào cấu trúc an ninh và hợp tác ASEAN. Bất chấp những nỗ lực tối đa của Mỹ, việc rời bỏ Trung Đông lại khó khăn hơn nhiều, và khu vực này vẫn bị tàn phá bởi xung đột và chao đảo bởi các liên minh dễ thay đổi. Continue reading “Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông”

Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD)

wmd

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Vũ khí hủy diệt hàng loạt là những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao trên diện rộng và gây tổn thất lớn về cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, tác động mạnh đến tâm lý – tinh thần của con người. Nhìn chung, vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm 3 loại: Vũ khí sinh học; vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân. Do đó, ngoài thuật ngữ Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), người ta còn sử dụng các loại thuật ngữ: Vũ khí nguyên tử, sinh học và hóa học (ABC); vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học (NBC); vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN). Continue reading “Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD)”

Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq

iraqw

Nguồn: Robert Harvey, “The World the Iraq war made”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh mảnh đất của vùng Lưỡng Hà, Iraq và Syria, bây giờ là vùng đất hoang tàn của đau thương và đổ nát, báo cáo điều tra về Iraq, thường được gọi là Bản báo cáo Chilcot (theo tên của Chủ tịch Uỷ ban điều tra, Sir John Chilcot), có mục đích giúp giải thích việc chúng ta đã gặp phải kết cục này như thế nào. Do hiện bản báo cáo đã chi tiết hoá mức độ sai phạm của chính phủ Anh trong cuộc tấn công vào Iraq do Mỹ dẫn đầu năm 2003, những người có dính líu đến những phát hiện trong báo cáo đang sử dụng hai lập luận để bác bỏ nó.

Lập luận đầu tiên, được đưa ra bởi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, là thế giới sẽ tồi tệ hơn hiện nay nếu Tổng thống Iraq Saddam Husein vẫn còn đang nắm quyền. Lập luận thứ hai là cuộc tấn công vào Iraq có thể thành công, nhưng vì thiếu vắng một kế hoạch hậu chiến, nên những hỗn loạn đã xảy ra sau đó. Continue reading “Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq”

Sai lầm thực sự của Obama ở Syria

obamasyria-1

Nguồn: Christopher R. Hill, “Obama’s Real Mistake in Syria,” Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi nhiệm kỳ tám năm sắp kết thúc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng nặng nề vì đã không ngăn chặn được cuộc tàn sát ở Syria – điều mà nhiều người gọi là “sai lầm nghiêm trọng nhất” của ông. Nhưng những biện pháp thay thế mà những người chỉ trích ông đưa ra cũng có vấn đề không kém.

Những kẻ gièm pha Obama lên án quyết định không can thiệp quân sự mạnh mẽ nhằm hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ đầu cuộc xung đột, khi Mỹ lẽ ra có thể hậu thuẫn cho nhiều lực lượng ôn hòa hơn được cho là đang tham gia cuộc chơi. Những người chỉ trích cho rằng đáng lẽ ít nhất Obama cũng nên thực thi cái gọi là “lằn ranh đỏ” mà ông đã đặt ra, ví dụ như can thiệp trong trường hợp chế độ Assad triển khai vũ khí hoá học. Continue reading “Sai lầm thực sự của Obama ở Syria”

Li-băng và lời giải cho vấn đề xung đột ở Trung Đông

syria-lebanon-1

Nguồn: Ishac Diwan, “How to Help the Middle East,” Project Syndicate, 08/09/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ở Li-băng ngày nay, mọi triệu chứng của tình trạng hỗn loạn hiện thời của Trung Đông đều dễ thấy. Những người tị nạn mới đến từ Syria và Iraq gia nhập cùng những người tị nạn Palestine vốn ở nơi này từ lâu. Đất nước này chưa có tổng thống trong hai năm qua, do những phe phái chính trị đối lập nhau được hậu thuẫn bởi Iran và Ả Rập Saudi, hai quốc gia ngày càng thù địch, đang làm suy yếu nền quản trị trong nước. Tham nhũng chính trị lan tràn. Rác thải không phải lúc nào cũng được thu dọn.

Nhưng Li-băng cũng cho thấy những dấu hiệu của khả năng phục hồi. Các nhà đầu tư và doanh nhân đang mạo hiểm bắt đầu những ngành kinh doanh mới. Các nhóm xã hội dân sự đang đề xuất và thực hiện những sáng kiến hữu ích. Người tị nạn được đến trường. Các đối thủ chính trị đang hợp tác với nhau để giảm thiểu những rủi ro an ninh, còn các lãnh đạo tôn giáo thì ủng hộ việc cùng chung sống và sự khoan dung. Continue reading “Li-băng và lời giải cho vấn đề xung đột ở Trung Đông”

Chiến lược của ISIS tại châu Âu

isis-637888

Nguồn: Omar Ashour, “The Islamic State’s European Strategy”, Project Syndicate, 01/09/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tấn công khủng bố do các thành viên và những người ủng hộ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) thực hiện trong năm qua đã làm gióng lên hồi chuông báo động tại châu Âu, nhưng theo Cơ sở Dữ liệu Khủng bố Toàn cầu, mức độ thường xuyên của chúng vẫn chưa nghiêm trọng bằng mức mà châu Âu đã trải qua hồi những năm 1970. Tuy nhiên, trong khi những làn sóng khủng bố trước đó tại châu Âu bắt nguồn từ các mâu thuẫn nội bộ, làn sóng chết chóc hiện nay có liên quan đến sự bất ổn bên ngoài lục địa.

Những cuộc tấn công gần đây nhất đang nổi lên từ khoảng chân không chính trị được tạo ra sau sự sụp đổ của những nhà lãnh đạo độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi. Vì vậy, do bạo lực tại Syria, Iraq, và Libya; cũng như tình trạng chia rẽ lớn tại Ai Cập; hay tình hình an ninh mong manh tại Tunisia và Algeria không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nên có ít căn cứ để tin rằng những đợt tấn công tại châu Âu sẽ nhanh chóng chấm dứt. Continue reading “Chiến lược của ISIS tại châu Âu”

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd. Continue reading “Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ”

Sách trắng quốc phòng Đức và sự trở lại chính trị quyền lực

german-troops

Nguồn: John R. Deni, “Germany Embraces Realpolitik Once More“, War on the Rocks, 19/9/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng (Weissbuch) vừa được công bố mới đây đã cho thấy một bước tiến mạnh mẽ của nước Đức hướng tới việc quay trở lại trở thành một cường quốc “bình thường” (“normal” power). Mặc dù ít gây được sự chú ý từ truyền thông Anh ngữ, Sách trắng đánh dấu một bước chuyển mạnh mẽ về nhiều mặt. Trên thực tế, việc nước Đức có đi theo các định hướng được nêu trong văn bản lịch sử này hay không và làm thế nào mà Đức có thể hiện thực hoá được những định hướng này sẽ quyết định vai trò an ninh và quốc phòng của Châu Âu trong mối tương quan với sức mạnh kinh tế và các nghĩa vụ xuyên Đại Tây Dương của khối này trong tương lai. Continue reading “Sách trắng quốc phòng Đức và sự trở lại chính trị quyền lực”

Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?

sigla_nato_1

Nguồn: Frank Walter Steinmeier, “Reviving Arms Control in Europe”, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi tình hình an ninh tại châu Âu một lần nữa lại bị đe dọa. Vì vậy, một lần nữa, an ninh châu Âu lại là chủ đề bàn luận chính trong chương trình nghị sự chính trị của chúng ta.

Đã có nhiều dấu hiệu báo trước một cuộc đối đầu giữa các khối thù địch thậm chí trước cả khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2014. Thế nhưng, lần chạm trán mới này lại không được định hình bởi sự thù địch giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, mà bởi một cuộc tranh chấp về trật tự xã hội và chính trị, bao gồm các vấn đề tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, cũng như bởi sự giành giật phạm vi ảnh hưởng địa chính trị. Continue reading “Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?”

Vai trò bí mật của Mỹ trong nội chiến Syria

gty_us_special_forces_syria_kurdish

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “America’s True Role in Syria”, Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc nội chiến tại Syria là cuộc khủng hoảng nguy hiểm và có sức tàn phá nhất trên thế giới. Kể từ đầu năm 2011, hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng; khoảng 10 triệu người Syria phải di tản; Châu Âu náo động vì các vụ khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và hệ quả chính trị từ vấn đề người tị nạn; Mỹ và các đồng minh NATO đã hơn một lần gần như đối đầu trực tiếp với Nga.

Thật không may, Tổng thống Barack Obama lại khiến hiểm họa nghiêm trọng hơn khi che giấu người dân Mỹ và thế giới về vai trò của Mỹ tại Syria. Để kết thúc cuộc chiến tại Syria đòi hỏi Mỹ phải giải thích trung thực về vai trò hiện tại, thường là bí mật, của mình trong cuộc xung đột tại Syria từ năm 2011, bao gồm cả việc ai đang viện trợ, vũ trang, huấn luyện và tiếp tay cho các phe khác nhau. Chỉ có giải thích trung thực như thế mới có thể khiến các nước ngưng hành động liều lĩnh. Continue reading “Vai trò bí mật của Mỹ trong nội chiến Syria”

Phân tích chiến lược của Nhà nước Hồi giáo

isis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “The Strategic Logic of the ISIS”, Project Syndicate, 09/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tiếp tục đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với không chỉ khu vực Trung Đông, mà còn đối với toàn thế giới. Dù các nỗ lực của Mỹ và đồng minh đã ít nhiều làm suy yếu ISIS, việc phá tan hoàn toàn tổ chức này lại là một bài toán nan giải, và các cuộc tấn công khủng bố do chúng tạo cảm hứng tiếp tục diễn ra tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, từ Brussels cho tới Bangladesh.

Để tìm ra cách thức tiêu diệt tận gốc ISIS, trước hết chúng ta cần hiểu thấu đáo chiến thuật của nó. Có một điều rõ ràng là dù cho các cuộc tấn công khủng bố quốc tế liên quan tới ISIS có vẻ như mang tính ngẫu nhiên, thì thực ra cuộc thánh chiến toàn cầu của tổ chức này có một logic chiến lược đàng hoàng. Continue reading “Phân tích chiến lược của Nhà nước Hồi giáo”

Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump

trumpisis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “Trump’s Pro-ISIS Foreign Policy,” Project Syndicate, 24/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố gần đây của Donald Trump rằng đối thủ của ông trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, và Tổng thống Barack Obama, đã thành lập Nhà nước Hồi giáo (ISIS) là vớ vẩn. Nhưng trớ trêu là nếu ở Mỹ có người đang giúp đỡ cho ISIS thì đó chính là Trump.

Trong một phát biểu gần đây về chính sách đối ngoại, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đã đề xuất một kế hoạch đánh bại ISIS theo đúng tác phong cổ điển của mình, đầy mâu thuẫn và thiếu nhất quán, thậm chí còn không đưa ra được những chi tiết cụ thể và các dữ liệu. Trong khi đề ra những kiến nghị hoàn toàn không thể thực hiện được – như tiến hành một cuộc kiểm tra ý thức hệ đối với người nhập cư từ các nước Hồi giáo trước khi được vào Mỹ – Trump còn cố tỏ ra là một nhà hiện thực chủ nghĩa và là người duy nhất có thể cứu vãn chính sách đối ngoại của Mỹ. Continue reading “Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump”

Trục ác quỷ (Axis of Evil)

axisevil

Tác giả: Lê Thành Lâm

Thuật ngữ Trục ác quỷ được Tổng thống Mỹ George W. Bush đưa ra trong Thông điệp Liên bang vào ngày 29 tháng 1 năm 2002 nhằm chỉ các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố và có ý định sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm CHDCND Triều Tiên, Iraq và Iran. Một cách sâu rộng hơn, chính quyền Bush còn muốn khẳng định rằng những quốc gia kể trên có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với các đồng minh của Mỹ và hòa bình thế giới. Từ đây, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để mở rộng danh sách các quốc gia trong Trục ác quỷ. Trong bài diễn văn ngày 6 tháng 5 năm 2002, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John K. Bolton đã tuyên bố Lybia, Syria và Cuba cũng có dấu hiệu tài trợ khủng bố hoặc đang thúc đẩy các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm đe dọa nước Mỹ. Continue reading “Trục ác quỷ (Axis of Evil)”