Cuộc đua tại Bắc Cực của các cường quốc

Nguồn: Peter Apps, “US lagging behind in Arctic arms race”, Reuters, 02/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm ngoái, một tàu chở dầu của Nga đã đi từ Na Uy tới Hàn Quốc thông qua Bắc Băng Dương. Đây là lần đầu tiên một tàu chở dầu thực hiện hành trình này mà không cần tới sự trợ giúp của các tàu phá băng.

Đây là một khoảnh khắc quan trọng đối với việc khai phá những con đường thương mại ở Bắc Cực vốn thường xuyên đóng băng, và điều này cũng đã thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang vốn đã rất nóng bỏng giữa các cường quốc.

Washington chưa bao giờ coi Bắc Băng Dương là một ưu tiên chiến lược. Khu vực này được coi là nằm trong vùng ảnh hưởng của nước Nga. Hiện nay Trung Quốc đang gia tăng các kế hoạch nhằm trở thành một nhân tố chủ chốt trong khu vực này. Continue reading “Cuộc đua tại Bắc Cực của các cường quốc”

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm

Tác giả: Ngô Di Lân

Việc chính quyền Trump công bố bản Chiến lược an ninh quốc gia (National Security Strategy) vào tháng 12 vừa qua đã lập tức thu hút được sự quan tâm chú ý của giới quan sát. Gần như tất cả các tờ báo lớn nhỏ và các tạp chí đối ngoại ngay sau đó đã chạy loạt bài đưa tin về bản Chiến lược này cùng nhiều bình luận về ý đồ chiến lược của chính quyền Trump đằng sau các câu chữ mà họ sử dụng để mô tả các ưu tiên chính sách cũng như các đối thủ và đối tác của Mỹ. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu các nhà nghiên cứu chính sách và cán bộ ngoại giao ở nhiều nước đã phải làm việc hết công suất trong khoảng thời gian đó để “giải mã” cái mà nhiều người đang gọi là “học thuyết Trump” (Trump doctrine). Continue reading “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm”

Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc

Nguồn: Andrew Preston, “The rise and fall of great powers“,  The Globe and Mail, 29/12/2017.

Biên dịch: Văn Cường

Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số một thế giới. Nhưng cuộc soán ngôi này sẽ diễn ra như thế nào là câu hỏi không dễ trả lời và cũng khó xảy ra trên thực tế.

Khi thế giới ngày càng chia rẽ về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm những việc mà một người ở vị trí của ông cần phải làm: phô trương sức mạnh cơ bắp của nước Mỹ. Vào tháng 10/2017, ông đã ra lệnh triển khai 3 nhóm tàu sân bay đến vùng Tây Thái Bình Dương, đặt dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7 đóng quân tại Nhật Bản. Đây là hạm đội hùng mạnh gấp nhiều lần so với hải quân của các nước khác. Một lần nữa, quân đội Mỹ lại giữ vai trò đội quân bảo vệ thế giới để trấn an các nước trong khu vực rằng mọi hành động hung hăng sẽ bị kiểm soát và khu vực xung quanh họ vẫn an toàn.  Continue reading “Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc”

Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh

 

Nguồn: Graham Allison, “China vs. America”, Foreign Affairs, Sept-Oct 2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi người Mỹ  tỉnh ngộ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Quốc trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài. Continue reading “Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh”

Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ

Nguồn: Euan Graham,What the Philippines and Australia can learn from Vietnam about living with China”, The Interpreter, 05/10/2016.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù còn quá sớm để nhận định, nhưng Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ rõ ý định đảo ngược chính sách Biển Đông mạnh bạo và xu hướng thân Mỹ của người tiền nhiệm để  nghiêng về phía Trung Quốc.

Khuynh hướng quay ngoắt 180 độ trong lập trường của Philippines trong mối quan hệ với các cường quốc cho thấy nhiều yếu tố. Một là sự vắng mặt của một truyền thống chiến lược. Điều này thể hiện rõ ràng trong ưu tiên của ông Duterte đối với những thách thức trong nước so với an ninh bên ngoài, thậm chí kể cả khi đó là vấn đề liên quan tới sự xâm lấn chiến lược của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một hành động vi phạm pháp luật đã bị phán quyết trọng tài The Hague cảnh báo rõ ràng. Hai là sự quan tâm quá mức của Philippines dành cho Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Việc này có hiệu ứng “bóp méo” thực tế, dù đó là theo lập trường ủng hộ hay phản đối liên minh. Continue reading “Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ”

18/11/1916: Trận Somme kết thúc

Nguồn: Battle of the Somme ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Tổng Tư lệnh Quân đội Anh, Sir Douglas Haig, đã ra lệnh ngừng hoạt động tiến công gần sông Somme ở tây bắc nước Pháp, kết thúc Trận Somme sau hơn bốn tháng xung đột đẫm máu.

Với việc Pháp rơi vào vòng vây tại Verdun kể từ tháng 02, trận Somme là nỗ lực đã được lên kế hoạch lâu dài của Haig nhằm tạo ra một cuộc đột phá cho phe Hiệp ước trên mặt trận phía Tây. Sau một tuần bắn phá bằng pháo binh, cuộc tấn công đã chính thức bắt đầu vào sáng ngày 01/07/1916, khi binh lính từ 11 sư đoàn Anh xuất hiện từ các chiến hào của họ gần sông Somme ở tây bắc nước Pháp và hành quân về phía chiến tuyến với quân Đức. Continue reading “18/11/1916: Trận Somme kết thúc”

Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây dường như đã “nguội đi” ít nhiều so với những năm trước, việc đạt được một thoả thuận nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp hết sức phức tạp tại thời điểm này vẫn chưa khả thi. Xung đột vũ trang ở điểm nóng này vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến một kết cục “cùng thua” cho tất cả các bên, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị mọi phương án để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.

Đối với các nước nhỏ phải đối mặt với thách thức an ninh lớn như Việt Nam, việc tìm kiếm đồng minh quân sự thường được xem là một lựa chọn hấp dẫn. Nếu thành công, việc thiết lập liên minh quân sự có thể thay đổi cán cân quyền lực một cách đáng kể gần như ngay tức khắc. Vì lẽ đó, với những bước tiến lớn mà quan hệ Việt-Mỹ đã đạt được trong những năm gần đây, một số học giả và chuyên gia đã kêu gọi xây dựng một liên minh Việt-Mỹ để thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực và kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Continue reading “Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ”

Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?

Nguồn:  The West need not fear China’s war games with Russia”, The Economist, 29/07/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng HIệp

Thực tế, hải quân Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Trong thời bình, rất hiếm có một quốc gia nào đạt được sức mạnh hải quân nhanh như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây. Chỉ mới 3 thập niên trước các tàu chiến của Trung Quốc chỉ có khả năng hoạt động gần bờ. Giờ đây, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang xuất xưởng hàng loạt tàu chiến hiện đại với tốc độ chóng mặt. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong vài năm nữa Trung Quốc có thể sẽ sở hữu nhiều tàu chiến như Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu: trong tuần này 3 tàu Trung Quốc tiến hành tập trận với hải quân Nga tại vùng biển Baltic, cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển này. Thông điệp chuyển tới phương Tây rất rõ ràng. Cùng khó chịu trước sức mạnh của Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đang trêu ngươi NATO tại vùng biển Baltic, cửa ngõ của NATO. Continue reading “Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?”

Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương

Tác giả: Đỗ Mạnh Hoàng

Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực. Continue reading “Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương”

Ai chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật?

Tác giả: Tiết Dung (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tình trạng tranh chấp lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật đang làm cho tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở hai nước ngày một lên cao gay gắt, những tiếng la ó đòi “đánh” vang lên nhức nhối.

Nếu xét tới các lợi ích lớn về chính trị và kinh tế của hai nước thì có thể thấy vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư khó có khả năng dẫn đến cuộc chiến tranh Trung Quốc – Nhật Bản lần thứ ba.[1] Thế nhưng một khi cuộc chiến tranh này nổ ra, nó sẽ đem lại ảnh hưởng có tính hủy diệt đối với Trung Quốc. Vì thế ở đây cần phân tích nghiêm chỉnh tác hại và hậu quả của khả năng xảy ra chiến tranh. Continue reading “Ai chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật?”

Tại sao mua bán vũ khí toàn cầu đang bùng nổ?

Nguồn:Why the global arms trade is booming”, The Economist, 07/03/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự bất ổn toàn cầu và một cú huých từ các nhà xuất khẩu đã khiến các quốc gia nhỏ tích trữ vũ khí.

Tháng 2/2017, tiểu vương quốc Abu Dhabi đã tổ chức cuộc Hội thảo và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế (IDEX), hội chợ vũ khí lớn nhất Trung Đông. Sự kiện kéo dài bốn ngày là một thành công rực rỡ, tiếp đón 1.235 đơn vị tham gia triển lãm và một số lượng lớn các phái đoàn. Vào ngày cuối cùng, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố lượng đặt mua vũ khí trị giá 5,2 tỷ đô la từ các nhà cung cấp bao gồm Pháp, Nga và Mỹ. Sự khát khao của quốc gia vùng Vịnh đối với những khẩu súng lớn không phải là ngoại lệ. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), một tổ chức nghiên cứu chính sách, gần đây đã công bố dữ liệu cho thấy rằng lượng chuyển giao vũ khí hạng nặng giai đoạn 2012-16 đã đạt mức cao nhất so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Vào thời điểm thương mại quốc tế sụt giảm, tại sao thương mại vũ khí toàn cầu lại hoạt động tốt đến vậy? Continue reading “Tại sao mua bán vũ khí toàn cầu đang bùng nổ?”

Tập Cận Bình muốn gì?

Nguồn: Graham Allison, “What Xi Jinping Wants,” The Atlantic, May 31, 2016.

Biên dịch: Tram Nguyen & Nguyễn Huy Hoàng

Nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang quyết tâm biến đất nước mình thành “chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới.” Liệu ông có thể làm được điều đó trong khi tránh được một cuộc đụng độ nguy hiểm với Hoa Kỳ hay không?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn gì? Bốn năm trước khi Donald Trump trở thành tổng thống, Tập đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và tuyên bố một tầm nhìn vĩ đại nhằm, về cơ bản, “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” – kêu gọi “đại phục hưng dân tộc Trung Quốc.”

Tập rất tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong nỗ lực này đến mức ông đã vi phạm trắng trợn một nguyên tắc trọng yếu trong cuộc sinh tồn chính trị: Không bao giờ đặt ra một mục tiêu và một ngày cụ thể trong cùng một câu. Trong vòng một tháng sau khi trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012, Tập đã đặt ra thời hạn hoàn thành mỗi mục tiêu trong “Hai mục tiêu thế kỷ” của mình. Continue reading “Tập Cận Bình muốn gì?”

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Strategic Significance of Vietnam – Japan Ties”, ISEAS Perspective, No. 23/2017, 11/04/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Mở đầu

Chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017 là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong quan hệ song phương, vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Nhật hoàng đến Việt Nam. Quan trọng hơn, chuyến thăm này diễn ra chỉ sáu tuần sau khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Hà Nội vào tháng 1/2017. Trong khi chuyến thăm của ông Abe tập trung vào việc xây dựng quan hệ song phương về thương mại, chính trị và chiến lược, chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito giúp thúc đẩy “quyền lực mềm” của Nhật ở Việt Nam và góp phần củng cố các mối liên kết xã hội và văn hóa giữa nhân dân hai nước. Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp của các chuyến thăm, với việc các quan chức Việt Nam gọi mối quan hệ song phương là “chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.” Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật”

‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo

Nguồn: Hugh White, “China’s One Belt, One Road to challenge US-led order“, The Straits Time, 25/04/2017.

Biên dịch: Mỹ Anh

Vào tháng 5/2017, một hội nghị thượng đỉnh quốc tế có thể lớn nhất năm nay sẽ được nhóm họp tại Bắc Kinh để thảo luận dự án tham vọng nhất thế giới. Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm định hình lại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 bằng việc kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ chưa từng có.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, với chi phí khoảng 1.000 tỷ USD, OBOR đã trở thành một trong những chương trình phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc, vượt xa Kế hoạch Marshall (nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) của Mỹ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế lớn nhất trong năm 2017 tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 14-15/5 tới để thảo luận về OBOR với sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới. Continue reading “‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo”

Vì sao Mỹ thất bại ở Biển Đông?

Tác giả: Ngô Di Lân

Cuộc chiến giành ngôi vương ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn còn chưa ngã ngũ nhưng rõ ràng Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc chưa trở thành một bá quyền thực thụ ở Châu Á, song họ đã thành công trong việc đơn phương thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Biển Đông mà không bị trừng phạt. Từ các nước láng giềng Châu Á cho đến Mỹ đều phải ngầm chấp nhận rằng những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây nên một cách trái phép ở Biển Đông là “sự đã rồi”. Trong thời gian trước mắt sẽ không có bất kì thế lực nào sẵn sàng thách thức sự kiểm soát của Trung Quốc đối với những hòn đảo này. Bước đầu trong đại kế hoạch “chấn hưng phục quốc” của người Trung Hoa đã thành công. Continue reading “Vì sao Mỹ thất bại ở Biển Đông?”

Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?

Nguồn:What is India’s “Cold Start” military doctrine”, The Economist, 31/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại sao tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ lại đang nói về các biện pháp răn đe sau nhiều năm chính thức bác bỏ?

Tháng 01/2017, Ấn Độ tổ chức kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68, với điểm nổi bật là một cuộc diễu hành công phu để thể hiện sức mạnh quân sự của mình (hình). Những người lính diễu binh và những chiếc xe tăng lăn dọc đường Rajpath, đường phố chính của các nghi lễ tại New Delhi, trong khi Tổng thống Ấn Độ, Pranab Mukherjee, và vị khách danh dự của năm nay, Hoàng tử Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan của Abu Dhabi, đứng chứng kiến. Những chiếc máy bay tiêm kích gầm rú phía trên đầu.

Màn trình diễn thường niên năm nay đặc biệt nổi bật, diễn ra chỉ ba tuần sau khi Bipin Rawat, tổng tư lệnh quân đội mới của Ấn Độ, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn về sự tồn tại của học thuyết quân sự “Cold Start” (tạm dịch, “Khởi đầu lạnh”) của nước này. Vậy học thuyết này là gì, và tại sao Tướng Rawat, người nhậm chức vào ngày 31/12/2016, lại công khai đề cập đến nó? Continue reading “Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?”

Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?

Tác giả: Ngô Di Lân

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng vị tổng thống này dù thiếu nhạy bén về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ. Do đó, tuy Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP  và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về Châu Á” mà Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở Châu Á vẫn chưa hề thay đổi. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?”

Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “How America Can Take Control in the South China Sea”, Foreign Policy, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rex Tillerson, tân Ngoại trưởng Mỹ kiêm cựu Tổng giám đốc ExxonMobil, có thể không gây sóng toàn cầu bằng của sếp ông, Tổng thống Donald Trump. Nhưng trong phiên điều trần phê chuẩn vị trí của ông ở Thượng viện vào ngày 11/01/2017, ông đã gây chấn động cộng đồng theo dõi Trung Quốc khi hứa rằng: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước tiên, việc bồi đắp đảo phải ngừng lại, và thứ hai, họ không được tiếp cận các hòn đảo này”.

Những phát ngôn này ngay lập tức tạo nên một sự đồng thuận toàn cầu bao gồm những nhân vật diều hâu ở Trung Quốc đến những người ủng hộ giải pháp hòa bình ở phương Tây. Một bài xã luận trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một tờ báo quan trọng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, cảnh báo rằng: “Trừ khi Washington lên kế hoạch cho một cuộc chiến quy mô lớn ở Biển Đông, thì bất kỳ cách tiếp cận nào khác nhằm cản trở Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo này sẽ là điều ngu xuẩn.” Continue reading “Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông”

Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?

rus-navy-1

Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Khả năng trở lại của Nga tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Được coi như nơi trú ẩn nước sâu tốt nhất tại Đông Nam Á, Cam Ranh kiểm soát một tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông. Continue reading “Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?”

Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”. Continue reading “Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng”