Thế giới hôm nay: 03/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Nga đã rút lui khỏi Lyman, một trung tâm hậu cần quan trọng ở Donetsk, vài giờ sau khi lực lượng Ukraine tiến vào thành phố. Ukraine cho biết thắng lợi sẽ cho phép họ tiến vào vùng Luhansk, vốn bị Nga chiếm đóng từ tháng 7. Thất bại chiến trường này diễn ra ngay sau khi Vladimir Putin sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, bao gồm Donetsk và Luhansk, một cách bất hợp pháp. Lãnh đạo Ramzan Kadyrov của Chechnya, một nước cộng hoà thuộc Nga, đã kêu gọi ông Putin tiến hành “các bước quyết liệt hơn,” bao gồm cả “việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.”

Người Brazil bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống. Tổng thống đương nhiệm theo chủ nghĩa dân túy Jair Bolsonaro đang muốn hướng tới nhiệm kỳ hai, nhưng thăm dò cho thấy ông sẽ bị đánh bại bởi cựu tổng thống cánh tả Luiz Inacio Lula da Silva. Cho tới nay quá trình vận động tranh cử đã diễn ra vô cùng gay gắt và đôi khi có bạo lực. Nếu Lula đạt hơn 50% số phiếu bầu, ông sẽ thắng ngay từ vòng một mà không cần đi tiếp vào vòng hai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/10/2022”

Thế giới hôm nay: 30/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bão Ian khiến hơn 2 triệu người ở Florida bị mất điện. Thống đốc bang Ron DeSantis cho biết cơn bão này có tác động “lịch sử” và sẽ gây ra lũ lụt kỷ lục. Với tốc độ gió gần 150mph (240km/h), Ian nằm ngay dưới cấp năm, tức cấp bão nghiêm trọng nhất; nó là một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào đất liền Mỹ. Bão dự kiến ​​sẽ đổ bộ vào Bắc Carolina vào thứ Sáu.

Nga nói sẽ chính thức sáp nhập 4 vùng chiếm đóng ở Ukraine vào thứ Sáu, chỉ vài ngày sau cuộc trưng cầu dân ý giả, trong đó chế độ của tổng thống Vladimir Putin nắm quyền kiểm phiếu và dùng vũ lực kiểm soát cử tri. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Serbia, nước có quan hệ chặt chẽ với Nga, đã tuyên bố không công nhận kết quả trưng cầu dân ý. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2022”

Thế giới hôm nay: 28/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quan chức Ukraine cho biết nguyên nhân vụ rò rỉ khí đốt của đường ống Nord Stream 1 và 2 giữa Nga và Đức là “tấn công khủng bố” do Nga tiến hành. Các vụ nổ dưới nước đã được ghi nhận trước khi có rò rỉ. Cả hai đường ống đều chứa đầy khí đốt nhưng không hoạt động, một phần vì Nga muốn đáp trả các lệnh trừng phạt kinh tế. Đan Mạch và Đức đang điều tra nguyên nhân. Thủ tướng Ba Lan cho biết ông nghi ngờ có hành vi phá hoại.

Bão Ian đổ bộ vào Cuba, khiến 1 triệu người bị mất điện và buộc 50.000 người phải sơ tán. Ian dự kiến ​​sẽ mạnh lên trước khi đến Florida vào thứ Tư. Nhiều người Floridia đã phải sơ tán. Dự báo cho thấy mùa bão Đại Tây Dương năm nay, kéo dài đến ngày 30 tháng 11, sẽ nghiêm trọng bất thường — một phần do tương tác giữa Thái Bình Dương và bầu khí quyển. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/09/2022”

Thế giới hôm nay: 27/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đồng bảng Anh tăng nhẹ so với đồng đô la sau khi Ngân hàng Trung ương Anh cam kết “không ngần ngại thay đổi lãi suất.” Hiện đồng bảng Anh đã tăng lên từ mức thấp 1,04 bảng đổi 1 đô la của đầu ngày thứ Hai. Việc đồng bảng sụt giá đợt này là do gói cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử 50 năm qua của Anh do tân bộ trưởng tài chính Kwasi Kwarteng công bố hôm thứ Sáu. Trong một diễn biến khác, bộ tài chính cho biết sẽ đặt ra các kế hoạch xử lý nợ trong tháng 11.

Biểu tình phản đối lệnh động viên của Vladimir Putin tiếp tục diễn ra ở nước cộng hòa Dagestan thuộc Nga, nơi đã cung cấp một lượng lớn binh sĩ tham chiến ở Ukraine. Còn tại đông nam Siberia, một người đàn ông đã bị bắt giữ vì bắn và làm trọng thương một nhân viên của văn phòng quân dịch Irkutsk, trong bối cảnh nhiều vụ tấn công tương tự trên khắp đất nước. Hơn 2.000 người đã bị bắt vì tham gia biểu tình phản đối lệnh động viên, theo nhóm nhân quyền OVD-Info. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/09/2022”

Thế giới hôm nay: 26/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lúc này ở Italy đang diễn ra tổng tuyển cử bầu cả Hạ viện lẫn Thượng viện. Cuộc bỏ phiếu được dự đoán sẽ mang về chiến thắng cho liên minh cánh hữu do đảng cực hữu Anh em nước Ý dẫn đầu. Do đó, lãnh đạo đảng Giorgia Meloni nhiều khả năng sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của đất nước.

Theo kênh Telegraph của Pavel Chikov, một luật sư người Nga, một số nam giới Nga trong độ tuổi nhập ngũ đang bị cấm xuất cảnh. Tại biên giới giữa Nga với Gruzia, Kazakhstan và Mông Cổ, người ta đang ghi nhận hàng dài người muốn trốn nhập ngũ. Theo nhóm nhân quyền OVD-Info, 2.000 người đã bị bắt vì tham gia biểu tình phản đối lệnh động viên. Còn vào cuối tuần qua, Nga tiếp tục không kích các thành phố Ukraine trong khi người dân ở 4 khu vực do Nga kiểm soát bị buộc phải bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập vào Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/09/2022”

Thế giới hôm nay: 23/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga bắt đầu áp dụng lệnh động viên mới nhằm tăng cường nhân lực ở Ukraine. Chỉ trong một ngày, biểu tình bùng nổ dẫn đến hơn 1.300 vụ bắt giữ. Một số người bị bắt thậm chí được yêu cầu đến trình diện văn phòng quân dịch, theo các hãng tin độc lập. Giá vé bay khỏi Nga tăng chóng mặt, với nhiều chuyến hoàn toàn hết vé. Nhưng Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin, nói tin này chỉ là phóng đại. Còn đối với cáo buộc rằng người biểu tình bị gọi đi nhập ngũ, ông Peskov nói nó không hề trái luật.

Chính phủ Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để chống đỡ cho đồng yên, lần đầu tiên kể từ năm 1998. Được biết đồng yên giảm xuống mức 145 yên đổi 1 đô la vào đầu ngày thứ Năm (từ mức 144 yên của một hôm trước), sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định giữ lãi suất thấp. Tỉ giá đã trở lại mức 142 yên đổi 1 đô la theo sau can thiệp của chính phủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/09/2022”

Thế giới hôm nay: 22/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhóm nhân quyền Nga OVD-Info cho biết khoảng 100 người đã bị bắt giữ vì biểu tình phản đối lệnh động viên mới. Các nhóm phản chiến đã kêu gọi biểu tình sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin công bố lệnh “động viên một phần.” Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu nói khoảng 300.000 quân dự bị sẽ bị bắt đi lính. Vào thứ Tư, các chuyến bay rời Nga đồng loạt cháy vé trong khi cú pháp tìm kiếm “cách rời khỏi Nga” tăng vọt trên internet.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lần thứ ba liên tiếp tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất chuẩn. Chiến dịch chống lạm phát hiện tại của ngân hàng trung ương đã đẩy lãi suất ngắn hạn từ 0% vào đầu tháng 3 lên 3% vào hôm nay, đánh dấu một sự thắt chặt chính sách tiền tệ chưa từng có trong bốn thập niên qua. Thống đốc Fed Christopher Waller cũng cho biết trong tháng này rằng giảm lạm phát là “nhiệm vụ số một.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/09/2022”

Thế giới hôm nay: 19/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang “thất bại trong tất cả các mục tiêu chiến lược quân sự của mình,” tham mưu trưởng quân đội Anh, Đô đốc Tony Radakin, cho biết. Cộng hòa Séc, nước đang giữ chức chủ tịch EU, đã kêu gọi thành lập một “tòa án quốc tế đặc biệt” để điều tra các tội ác chiến tranh liên quan đến một ngôi mộ tập thể gần thành phố Izyum được phát hiện trong cuộc phản công của Ukraine. Khám nghiệm cho thấy một số thi thể bị trói tay sau lưng hoặc có dấu hiệu bị tra tấn.

Vua Charles III đã gặp thủ tướng Anh, Liz Truss, tại Cung điện Buckingham trước lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II vào thứ Hai. Cuối tuần qua, nhà vua đã gặp thủ tướng của các nước mà ông là nguyên thủ, bao gồm Úc, Canada và New Zealand. Các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả tổng thống Mỹ Joe Biden, và 500 chức sắc sẽ tham dự lễ tang ở Tu viện Westminster, sự kiện cuối cùng của 11 ngày quốc tang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/09/2022”

Thế giới hôm nay: 16/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine cho biết đã ngăn chặn thành công tình trạng lũ lụt sau khi Nga ném bom một con đập ở thị trấn Kryvyi Rih, miền nam nước này. Sau một loạt các thất bại quân sự, Nga đang nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine; trong đó, một nhà máy điện ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của đất nước, đã bị tên lửa Nga làm ngừng hoạt động. Ngoài ra, Moscow cũng lên tiếng cảnh báo Mỹ sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” và trở thành “bên tham chiến” nếu cung cấp tên lửa tầm xa hơn cho Kyiv.

Trong cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Uzbekistan, tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận “những câu hỏi và quan ngại” của Trung Quốc về cuộc xâm lược của ông ở Ukraine. Ông Putin lên án “những hành động khiêu khích” hồi tháng 8 của Mỹ ở Đài Loan, hòn đảo tự quản bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2022”

Thế giới hôm nay: 14/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc giục tổng thống Nga Vladimir Putin rút ​​quân khỏi Ukraine và thực hiện đầy đủ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc giữa Ukraine và Nga do Liên Hợp Quốc bảo trợ. Được biết hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện điện thoại trong 90 phút. Trong những ngày gần đây tình hình chiến trường đã đổi chiều. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố quân đội của nước ông đã chiếm lại 6.000 km vuông lãnh thổ bị Nga kiểm soát ở miền nam và miền đông.

Lạm phát tháng 8 của Mỹ không giảm nhiều như dự kiến, theo số liệu được công bố vào thứ Ba. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cả tăng 8,3%, so với dự đoán 8,1% của giới phân tích. Nếu nhìn theo tháng, giá cả tăng 0,1% so với tháng 7. Động lực giúp giảm lạm phát đến từ giá năng lượng hạ nhiệt. Nếu loại trừ lương thực và năng lượng, lạm phát cơ bản đã tăng 0,6% trong tháng 8, cao hơn mức dự đoán 0,3%. Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục chịu áp lực phải tăng lãi suất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/09/2022”

Thế giới hôm nay: 13/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny cho biết các lực lượng vũ trang nước này đã tiến sát phạm vi 50 km tính từ biên giới Nga. Họ đã tái chiếm hơn 3.000 km vuông lãnh thổ trong 11 ngày, và lấy lại hơn 20 thị trấn và làng mạc chỉ trong ngày Chủ nhật. Ngoài ra, thi thể của dân thường có dấu hiệu bị tra tấn đã được tìm thấy ở khu vực đông bắc Kharkiv, theo văn phòng tổng công tố Ukraine.

Vào thứ Hai, Nga đã phát động hàng chục cuộc tấn công vào khu vực Kharkiv trong nỗ lực tăng cường phản ứng. Các lực lượng Nga trả đũa bằng cách tấn công cơ sở hạ tầng dân sự như các trạm điện và cơ sở chứa nước. Điện và nước ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, đã bị cắt vào Chủ nhật, được khôi phục lại, rồi tiếp tục bị ảnh hưởng vào thứ Hai. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói các cuộc tấn công nhắm vào các cơ sở điện nước là nhằm “tước đi ánh sáng và nguồn sưởi ấm của người dân.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/09/2022”

Thế giới hôm nay: 12/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny tuyên bố lực lượng của ông đã chiếm lại hơn 3.000 km vuông lãnh thổ Ukraine trong 11 ngày — nhiều hơn tổng số đất bị Nga chiếm kể từ tháng 4. Trong đó, việc tái chiếm hai trung tâm hậu cần quan trọng, Izyum và Kupyansk, đã làm phá sản kế hoạch kiểm soát toàn bộ vùng Donbas của Nga.

Trong bài phát biểu sau buổi lễ kỷ niệm 21 năm vụ tấn công 11/9, trong đó 19 kẻ khủng bố al-Qaeda giết gần 3.000 người ngay trên đất Mỹ, tổng thống Joe Biden thề sẽ “không bao giờ bỏ cuộc” trước các mối đe dọa khủng bố. Ông cũng kêu gọi người Mỹ nhớ lại cách họ “xích lại gần nhau” trong những ngày sau 11/9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/09/2022”

Thế giới hôm nay: 08/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng cầm quyền Nga đề xuất tổ chức trưng cầu dân ý sáp nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine vào ngày 4 tháng 11, theo AFP. Còn nhớ cuộc bỏ phiếu ở Crimea hồi năm 2014 đã trở thành căn cứ để Nga sáp nhập bán đảo. Trong khi đó, chỉ huy các lực lượng vũ trang Ukraine, Valeriy Zaluzhnyi, xác nhận một loạt vụ nổ gần đây ở Crimea là do quân đội Ukraine tiến hành, đánh dấu lần đầu tiên nước này công khai thừa nhận vai trò trong các vụ tấn công.

Chính quyền Biden thông báo các công ty nhận tài trợ của liên bang theo Đạo luật CHIPS mới sẽ không được phép xây dựng bất kỳ cơ sở hoặc nhà máy “công nghệ tiên tiến” nào ở Trung Quốc trong mười năm. Quyết định này xuất phát từ an ninh quốc gia, vì Mỹ lo ngại Trung Quốc đánh cắp công nghệ. Ngoài ra Mỹ cũng muốn xây dựng lại thị phần của mình trên thị trường bán dẫn toàn cầu, mà hiện chỉ đạt 10%, so với gần 40% của năm 1990. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/09/2022”

Thế giới hôm nay: 07/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tân thủ tướng Liz Truss của Anh đã bổ nhiệm Kwasi Kwarteng làm bộ trưởng bộ tài chính. Lớn lên trong một gia đình người nhập cư Ghana, ông Kwarteng – hiện là bộ trưởng kinh doanh – ủng hộ cắt giảm thuế và xóa bớt quy định kinh doanh, đồng thời khuyến khích “nới lỏng tài khóa” để giúp các hộ gia đình chống chọi với giá năng lượng tăng. Vào thứ Năm, bà Truss sẽ tiết lộ một đề xuất “đóng băng” hóa đơn năng lượng trung bình theo năm, vốn có thể sẽ tăng 80% cho tới tháng 10, ở mức 2.500 bảng Anh (2.881 USD). Chi phí có thể lên đến 100 tỷ bảng Anh và dự kiến ​​được chi trả bằng các nguồn đi vay.

Mỹ nói Nga đang tìm cách mua hàng triệu rocket và đạn pháo của Triều Tiên để dùng ở Ukraine. Người phát ngôn Lầu Năm Góc nói động thái này “cho thấy tình hình mà Nga đang gặp phải” do bị trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu. Song ông cũng nói thêm là vẫn chưa có thông tin chi tiết về các khoản thanh toán hay chuyến hàng đã giao. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/09/2022”

Thế giới hôm nay: 06/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liz Truss sẽ thay thế Boris Johnson làm thủ tướng Anh sau khi được bầu làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Bà Truss, đương kim ngoại trưởng, đã đánh bại Rishi Sunak, cựu bộ trưởng tài chính, trong cuộc bỏ phiếu của khoảng 170.000 đảng viên, thắng 57% trong số 140.000 phiếu bầu. Thủ tướng mới, người tự xưng là theo chủ nghĩa Thatcher, sẽ nhậm chức trong tình hình kinh tế khó khăn với giá năng lượng cao kỷ lục và một cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt.

OPEC và các đồng minh, bao gồm Nga, đã đồng ý giảm sản lượng dầu nhằm ngăn giá giảm thêm. Động thái giảm 100.000 thùng mỗi ngày này thật ra chỉ tương ứng 0,1% nhu cầu toàn cầu. Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng đáng kể vào sáng thứ Hai khi thị trường phản ứng với việc Nga đình chỉ vô thời hạn đường ống Nord Stream 1. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/09/2022”

Thế giới hôm nay: 05/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA cho biết nhà máy điện hạt nhân do Nga chiếm đóng ở Zaporizhia đã bị ngắt kết nối khỏi lưới điện của Ukraine. Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc nói nhà máy hiện đang phải dựa vào một đường dây dự phòng. Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau về các vụ pháo kích gần nhà máy, vốn làm dấy lên lo ngại thảm họa hạt nhân. Hôm thứ Bảy, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đề nghị được làm trung gian hòa giải.

Đức công bố gói cứu trợ trị giá 65 tỷ euro (64,7 tỷ USD) để giúp các hộ gia đình và công ty đối phó với giá cả tăng. Gói này bao gồm giảm giá phương tiện giao thông công cộng và giảm thuế cho các công ty sử dụng nhiều năng lượng. Thủ tướng Olaf Scholz cho biết chính phủ ông đã đưa ra “quyết định kịp thời” để ngăn thiếu hụt năng lượng trong mùa đông. Lạm phát của Đức lên gần 8% trong tháng 8, với giá hàng tạp hóa và năng lượng đặc biệt cao. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/09/2022”

Thế giới hôm nay: 02/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy 

Các quan chức của IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) đã đến thăm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia đang bị Nga chiếm đóng miền nam Ukraine, nơi phải hứng chịu pháo kích dữ dội trong những tuần gần đây. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách “ngăn chặn một tai nạn hạt nhân.” Ukraine mong muốn cuộc thanh sát sẽ giúp “phi quân sự hóa” nhà máy, nhưng Nga tuyên bố không rút quân. Pháo kích của Nga đã buộc nhà máy phải đóng cửa một trong hai lò phản ứng đang hoạt động. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự lễ tang của Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, người vừa qua đời hôm thứ Ba. Phát ngôn viên của Điện Kremlin viện dẫn lịch trình làm việc dày đặc của tổng thống nhưng cho biết chính phủ có hỗ trợ tổ chức tang lễ vào thứ Bảy này. Gorbachev là lãnh đạo chứng kiến Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, điềuông Putin gọi là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20.”   Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/09/2022”

Thế giới hôm nay: 01/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, đã qua đời ở tuổi 91 tại một bệnh viện Moscow. Trên cương vị tổng thống ông đã tiến hành loạt cải cách mang tên perestroika (cải tổ) và glasnost (công khai hóa) nhằm mở cửa nền kinh tế và dân chủ hóa chính trị Liên Xô. Gorbachev cũng đã vun đắp mối quan hệ nồng ấm hơn với phương Tây và ủng hộ những người cộng sản có quan điểm cải cách ở Trung và Đông Âu. Ông được trao giải Nobel hòa bình năm 1990 và miễn cưỡng nhìn ​​Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Ukraine tuyên bố đã phá hủy các cây cầu bắc qua sông Dnepr trong chiến dịch phản công ở Kherson, đồng thời đẩy mạnh phản công vào mặt trận phía đông. Trong khi đó, các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc đã lên đường từ Kyiv, thủ đô Ukraine, để đến nhà máy hạt nhân Zaporizhia, dù giới chức Ukraine nói Nga đang tìm cách cản trở. Tại cuộc họp ở Praha, các bộ trưởng quốc phòng EU đã xem xét đề xuất huấn luyện quân đội Ukraine, điều mà Mỹ, Anh và một số nước EU đang thực hiện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/09/2022”

Thế giới hôm nay: 30/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các lực lượng Ukraine đã “tiến công trên nhiều hướng” ở vùng Kherson miền nam đất nước, theo phát ngôn viên của quân đội Ukraine. Thời gian gần đây Kyiv đã thường xuyên ngụ ý sẽ phản công. Thành phố Kherson, thủ phủ của tỉnh này, là thành phố lớn đầu tiên của Ukraine bị Nga đánh chiếm hồi tháng Ba. Chiến dịch phản công dường như khởi đầu với các cuộc tấn công trong đêm bằng rocket vào các trung tâm chỉ huy và cầu đường. Vẫn chưa rõ liệu đây có phải phát súng mở màn cho một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn của Ukraine ở phía nam hay không.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga khủng bố kinh tế khi thắt chặt nguồn cung khí đốt làm giá năng lượng ở châu Âu tăng cao. Uniper, một công ty năng lượng của Đức, vừa yêu cầu chính phủ nước này cho vay thêm 4 tỷ euro (4 tỷ USD), dù đã có gói cứu trợ 15 tỷ euro như thỏa thuận hồi tháng 7. CEO Ben van Beurden của tập đoàn dầu khí Shell của Anh cũng cảnh báo khủng hoảng sẽ kéo dài trong vài mùa đông tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/08/2022”

Thế giới hôm nay: 29/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Nga tiếp tục nã đạn vào các thị trấn xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia ở miền đông nam Ukraine. Nhà máy này bị quân đội Nga đánh chiếm từ tháng 3 nhưng vẫn do nhân viên Ukraine điều hành và, theo Nga, đang bị Ukraine nã pháo vào. Giao tranh tại đây đã làm gia tăng lo ngại có rò rỉ phóng xạ từ nhà máy. Cư dân quanh Zaporizhia đang được hướng dẫn cách tự điều trị bằng i-ốt để phòng nhiễm phóng xạ.

Bốn hiệp hội thẩm phán châu Âu đã phản đối quyết định của Hội đồng châu Âu về việc cho phép Ba Lan tiếp cận 23,9 tỷ euro (23,8 tỷ USD) trợ cấp và 11,5 tỷ euro cho vay. Khoản tiền này bị tạm thời phong tỏa xoay quanh các tranh cãi về tính độc lập tư pháp của Ba Lan, mà Ủy ban châu Âu cho rằng đang bị làm cho suy yếu. Các thẩm phán nói kế hoạch cải cách của Ba Lan “thiếu những gì cần thiết” để bảo vệ độc lập tư pháp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/08/2022”