Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhất là năm 2022, thế giới trải qua một giai đoạn biến động chưa từng có, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy phát triển chung của toàn cầu. Xâu chuỗi những sự kiện và dấu ấn của mỗi năm cho thấy sự tiếp nối của những xu thế chuyển dịch trước đó, đồng thời mang hàm ý chỉ dấu về một cục diện thế giới mới đang manh nha định hình. Continue reading “Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định”

Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ

Nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao vị thế của mình và nâng cấp hệ thống quân đội. Bên cạnh đó, cũng có lo ngại rằng hành động này sẽ làm Trung Quốc không hài lòng, từ đó sẽ gia tăng các hành động gây hấn trên Biển Đông.

Các chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải, trong bài viết này, sẽ phân tích góc nhìn của họ về những mặt lợi và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi xích lại gần hơn với Mỹ. Continue reading “Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

Năm nay là thời điểm thuận lợi nhất để Việt Nam có thể nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên tầm Đối tác chiến lược, trước khi bỏ lỡ nhiều lợi ích mà Hoa Kỳ có thể mang lại, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng.

Đó nhà nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị sau cuộc điện đàm của Tổng bí Thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/3 vừa qua. Continue reading “Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt”

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ và được Tổng thống Obama tiếp chính thức tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng như khi đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Trong phát biểu của Phó Tổng thống Biden khi chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại Giao, ông đã đọc câu thơ Kiều “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Không biết ông Biden có định “bói Kiều” hay không, nhưng có lẽ năm nay là thời điểm phù hợp để “vén mây giữa trời” và nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ. Continue reading “Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?”

Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh

Nguồn: Louis Raymond, “Nguyễn Thế Anh, l’historien sur le fil”, Les Cahiers du Nem, 19/07/2021

Biên dịch: Phản Tư

Nguyễn Thế Anh là sử gia chuyên về Việt Nam và Đông Nam Á, sinh năm 1936, tác giả của hơn 120 ấn phẩm gồm sách và bài viết. Nhà làm phim tài liệu Florence Tran, sau khi lên kế hoạch quay một loạt phỏng vấn với ông trong tháng Sáu và tháng Bảy năm 2021, đã đề nghị tôi dẫn chương trình cho một trong số đó. Tôi nhận lời với tất cả nhiệt tình vì đây là lần đầu tiên tôi được gặp một tác giả mà các tác phẩm của ông chưa bao giờ thôi cuốn hút tôi. Nguyễn Thế Anh là một nhà trí thức đi trên lằn ranh, luôn cố gắng làm công việc của mình và không dính dáng tới chính trị, ngay cả khi bị kẹt giữa hai làn đạn. Continue reading “Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Nhân Tông tên húy Bang Cơ, con thứ ba của Thái Tông; mẹ là Tuyên Từ hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh, người làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Vua sinh ngày mồng 9 tháng 6 năm Tân Dậu Đại Bảo thứ 2 [27/6/1441]; ngày 16 tháng 11 [29/11/1441] lập làm Hoàng thái tử. Ngày 12 tháng 8 năm Đại Bảo thứ 3 [15/9/1442], đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn lên ngôi, lúc ấy Vua mới 2 tuổi; lấy năm sau làm Thái Hòa năm thứ 1.

Mở đầu kỷ nguyên Thái Hòa năm thứ nhất [1443], bấy giờ vua mới 3 tuổi, nên Thái hậu Nguyễn Thị Anh coi chính sự, quyết đoán việc nước. Xuống chiếu cầu lời nói thẳng, để sửa chữa những chỗ thiếu sót: Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)”

Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Càn Long ban sắc phong cho Vua Quang Trung tước Quốc vương vào ngày ngày 21 tháng 6 năm Càn Long thứ 54 [12/8/1789], sau đó sai Sứ thần Thành Lâm mang sắc đến nước ta. Thành Lâm cho biết lễ tuyên phong cử hành vào ngày 15 tháng 10 [1/12/1789], trong dịp này Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh ban cho lịch Thời Hiến và mở cửa khẩu để buôn bán. Sự kiện được Thành Lâm soạn thành tấu văn nội dung như sau: Continue reading “Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch”

Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những ngày gần đây, Hà Nội xôn xao tin đồn Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được đồng thuận trong việc lựa chọn ứng viên cho vị trí Chủ tịch nước, vốn đã bị bỏ trống kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức vào ngày 17 tháng 1. Ứng viên được chọn được cho là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng. Nếu mọi việc suôn sẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp vào ngày 1 tháng 3 để chính thức thông qua quyết định, và Quốc hội sẽ họp bất thường vào ngày hôm sau để bầu ông Thưởng làm chủ tịch nước. Vị trí hiện tại của ông Thưởng có thể được tiếp quản bởi bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, hoặc ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Continue reading “Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?”

Vai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chính trị Việt Nam: Những hàm ý sâu rộng

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Vào đêm ngày 21 tháng 1 năm 2023, người dân đón chào năm mới với các hoạt động thường lệ như ăn bánh chưng, xem Táo Quân, và ngắm pháo hoa đêm Giao thừa. Nhưng có một sự kiện bất thường: người đọc lời chúc Tết đầu năm là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, thay vì Chủ tịch nước như truyền thống khởi nguồn từ năm 1946.

Nhìn bề ngoài, lựa chọn này một phần là do vấn đề hoàn cảnh. Chỉ một tuần trước Tết Nguyên đán, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã xin từ nhiệm, trong khi phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân không có đủ cả sức nặng thẩm quyền (vì bà chưa phải là ủy viên Bộ chính trị) và sự ủng hộ rộng rãi cho nhiệm vụ này. Hơn nữa, khi đất nước đang có những thay đổi chính trị gần đây với ba nhà lãnh đạo chủ chốt – Phó Thủ tướng Phạm Binh Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – cùng từ nhiệm trong thời gian ngắn, Tổng bí thư là lựa chọn hợp lý để đưa ra thông điệp toàn dân, đặc biệt khi tầm ảnh hưởng của ông ngày càng nổi bật. Continue reading “Vai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chính trị Việt Nam: Những hàm ý sâu rộng”

Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng vài tuần qua, một loạt thay đổi lớn về nhân sự cấp cao đã diễn ra bên trong chính phủ Việt Nam. Ngày 5 tháng 1, các phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị miễn nhiệm và thay thế bởi các ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang. Không đầy hai tuần sau, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rời chính trường, trở thành chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức. Hiện Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đang giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi chủ tịch nước mới được bầu, dự kiến trong tuần này. Continue reading “Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?”

Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên

Tác giả: Hoàng Bạch Thảo

Vào các tháng Giêng và tháng 5 năm Thiệu Bình thứ 5 [1438], Vua cho đào kênh tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng trong tháng 5, giáng người anh trưởng là Quận vương Tư Tề làm thường dân:

Năm Mậu Ngọ, Thiệu Bình thứ 5 [2/1438], (Minh Chính Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng Giêng, sai dân chúng 4 đạo đào kênh ở Trường Yên [Ninh Bình], Thanh Hóa, Nghệ An.

Mùa hạ, tháng 5, sai văn thần đốc thúc quân dân đào các kênh ở lộ Thanh Hóa.

Giáng quận vương Tư Tề xuống làm thứ nhân.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 50b. Continue reading “Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên”

Chiến tranh Biên giới Việt-Trung đã bị cố tình lãng quên như thế nào?

Nguồn: Christelle Nguyen, “How the Sino-Vietnamese War Was Purposefully Forgotten,” The Diplomat, 17/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, hai chính phủ đã cố tình chôn vùi những ký ức về cuộc chiến năm 1979 của họ.

Trong tiểu thuyết “Chiến hữu trùng phùng” (Reunions of Companions-in-Arms) xuất bản năm 2001 của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn, linh hồn của một người lính đã chết, Tiền Anh Hào, đã thổ lộ tâm tư với một người đồng đội còn đang sống. Tiền thú nhận mình có tham vọng trở thành một anh hùng thời chiến, hơn là một người lính thời bình. Vậy nên anh đã rất phấn khởi khi được cử ra tiền tuyến, trong chiến dịch mà Trung Quốc gọi là cuộc chiến phản kích tự vệ chống lại Việt Nam, một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng vũ khí của Trung Quốc. Tiền tưởng tượng mình trở thành một chiến binh được vinh danh, cách này hay cách khác. Nếu sống sót trở về, anh sẽ được tôn vinh; còn nếu tử trận, thì cha mẹ nghèo khổ của anh cũng có thể nhận được chút tiền. Continue reading “Chiến tranh Biên giới Việt-Trung đã bị cố tình lãng quên như thế nào?”

Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Tác giả: Thanh Phương p/v Hoàng Việt

Sau 12 năm đàm phán, ngày 23/12/2022, Indonesia và Việt Nam đã giải quyết được tranh chấp trên biển, cụ thể là đã kết thúc đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước tại khu vực quần đảo Natuna ở Biển Đông. Thỏa thuận giữa Hà Nội và Jakarta sẽ chấm dứt những căng thẳng lâu nay giữa hai nước, nhưng chắc là sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, vì Bắc Kinh vẫn tuyên bố chủ quyền đối với một phần khu vực mà Indonesia và Việt Nam tranh chấp.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã công bố thỏa thuận này trong chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của ông Phúc tại Indonesia tháng 12 năm ngoái. Continue reading “Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thái Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trước đây nhà Minh chỉ phong cho các Vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông quyền trông coi quốc sự; bấy giờ triều đình nước ta muốn nhà Vua được phong Vương như các triều đại trước; nên dùng Thượng thư bộ Lễ, Đào Công Soạn, người giỏi về ngoại giao, đảm nhiệm việc cầu phong:

Năm Thiệu Bình thứ 3, mùa xuân, tháng Giêng [2/1436], bàn sai Thẩm hình viện sứ kiêm Lễ bộ thượng thư Đào Công Soạn và Nội mật viện phó sứ Nguyễn Thúc Huệ sang nhà Minh cầu phong.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 34a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thái Tông (P3)”

Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài

Tác giả: Nguyễn Minh Anh*

Tóm tắt: Bảo hộ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, việc đánh giá, nhìn nhận về bảo hộ công dân cần có cách tiếp cận mới, theo đó bảo hộ công dân không chỉ là trách nhiệm mà còn nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Điều này được thể hiện trên hai góc độ: Thứ nhất, bảo hộ công dân chính là bảo vệ lợi ích quốc gia vì lợi ích của công dân về tổng thể cũng là lợi ích quốc gia. Thứ hai, bảo hộ công dân góp phần quan trọng giúp củng cố tính chính danh của Nhà nước và niềm tin của công dân; tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và phục vụ, đảm bảo lợi ích quốc gia trong những vụ việc, tình thế cụ thể. Ghi nhận ý nghĩa của bảo hộ công dân trong việc bảo đảm lợi ích quốc gia sẽ giúp xác định rõ hơn vị trí của công tác này, từ đó có sự quan tâm, đầu tư phù hợp hơn trong tình hình mới. Continue reading “Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”

Vai trò của Pháp trong Hiệp định Paris 1973

Tác giả: Thu Hằng p/v Pierre Journoud

Ngày 27/01/1973, cách đây đúng 50 năm, Hiệp định về Việt Nam được ký ở Paris sau gần 5 năm đàm phán, bắt đầu từ ngày 13/05/1968. Dân tộc Việt Nam đã khiến đế quốc Mỹ phải khuất phục, theo nhật báo Cộng sản của Pháp L’Humanité, trong số kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, nhưng thực tế, phải chờ hai năm sau, chiến tranh mới chính thức chấm dứt, do Washington tiếp tục hậu thuẫn, vũ trang cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trong suốt thời gian đàm phán tại Paris, chính phủ Pháp đã đóng vai trò quan trọng, từ công tác hậu cần đến những ý tưởng được đưa vào Hiệp định Paris. Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valéry – Montpellier III phân tích vai trò của Pháp trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt nhân 50 năm ký Hiệp định Paris. Continue reading “Vai trò của Pháp trong Hiệp định Paris 1973”

Ngoại giao an ninh lương thực: Khái niệm, thực tiễn và hàm ý chính sách đối với VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Đỗ Thị Thủy** – Lê Trung Kiên***

Sự biến động của tình hình thế giới hiện nay tạo ra nhiều thách thức đối với bảo đảm an ninh lương thực của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, an ninh lương thực và ngoại giao vì an ninh lương thực trở thành hoạt động được nhiều quốc gia quan tâm và thúc đẩy triển khai, nhất là đối với các nước đang phát triển thường xuyên gặp những vấn đề về lương thực.

Cho đến nay, định nghĩa được trích dẫn phổ biến nhất về “an ninh lương thực” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đưa ra và được các quốc gia nhất trí thông qua đàm phán ngoại giao tại Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1996. Theo đó, an ninh lương thực tồn tại khi tất cả mọi người, ở mọi lúc, được tiếp cận về mặt vật chất và kinh tế với thực phẩm an toàn, đầy đủ, bổ dưỡng mà đáp ứng nhu cầu ăn kiêng và sở thích ăn uống của họ để có một cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Tình trạng mất an ninh lương thực tồn tại khi mọi người không được tiếp cận đầy đủ về mặt vật chất, xã hội hoặc kinh tế đối với thực phẩm như đã định nghĩa ở trên[1]. Continue reading “Ngoại giao an ninh lương thực: Khái niệm, thực tiễn và hàm ý chính sách đối với VN”

ĐS Phạm Quang Vinh: Không chọn bên, nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên

Tác giả: Kỳ Thành p/v ĐS Phạm Quang Vinh

Xung đột Nga – Ukraine trong năm 2022 gây ra sự phân hóa trong quan điểm, đòi hỏi các nước phải đưa ra lập trường của mình. Tuy nhiên, theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, bài học “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ Hiệp định Paris cách đây 50 năm vẫn còn nguyên giá trị cho công tác đối ngoại, để Việt Nam dám chơi với tất cả các bên, qua đó tạo dựng môi trường chung, tạo thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia.

Chỉ còn ít ngày nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm dấu mốc 50 năm ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973 – 27/1/2023). Đại sứ nhìn nhận thế nào về cột mốc lịch sử này?

Hiệp định Paris năm 1973 là hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam. Sau 50 năm nhìn lại, có rất nhiều bài học ý nghĩa về sự kiện này. Continue reading “ĐS Phạm Quang Vinh: Không chọn bên, nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhân lễ tết Nguyên Đán, năm Thiệu Bình thứ 2, nhà Vua dẫn các quan bái yết Thái miếu, rồi thiết triều:

Năm Ất Mão, Thiệu Bình thứ 2, tháng Giêng, ngày mồng 1 [29/1/1435], vua dẫn các quan tới bái yết Thái miếu. Khi về cung, mặc áo trắng coi chầu, nhạc nổi lên, quan hầu thét cảnh giới, các quan đều mặc cát phục trắng an ủi.” Toàn Thư, Bản Kỷ, Quyển 11, trang 20b.

Ngày mồng 3 tháng Giêng, tại Trung Quốc, Vua Tuyên Tông mất, Vua Anh Tông lên ngôi; đến ngày 15 tháng 5, gửi chiếu dụ báo tin cho An Nam: Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P2)”

Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tối ngày 13 tháng 1 năm 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được nhìn thấy có mặt tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội để cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong trận chung kết lượt đi Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á gặp Thái Lan. Mặc dù có vẻ ngoài vui vẻ, ông Phúc thực ra đang phải đối mặt với một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình. Trong một cuộc họp kín cùng ngày, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã lặng lẽ bỏ phiếu để phế truất ông khỏi chức chủ tịch nước. Continue reading “Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua”