Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, Vua ra lệnh nghiêm trị tệ trạng uống rượu, cờ bạc; qui định bảo vệ, và sử dụng ấn:

Kỷ Dậu, Thuận Thiên năm thứ 2, (Minh Tuyên Đức năm thứ 4). Mùa xuân, tháng Giêng, ngày mồng 4 [7/2/1429], ra lệnh chỉ cho các quan, cho kinh đô và các lộ, huyện, xã rằng: Kẻ nào du thủ thực, đánh cờ đánh bạc thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt 1 ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rượu thì xử phạt 100 trượng, người chứa chấp bị tội kém một bậc. Continue reading “Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ”

Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên:

Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1 (Minh Tuyên Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng [17/1-14/2/1428], quân Minh đã về nước, vua bèn thâu tóm cả nước, lấy năm này làm năm đại định.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 54b.

Nhà Vua ra lệnh các quan tại trung ương bàn định pháp lệnh cai trị quân dân; các tướng hiệu trị quân theo pháp luật; các lộ tại địa phương tra xét dân tình không để cho tàn dư quân Minh lọt lưới: Continue reading “Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi”

Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia

Nguồn: Jing Jing Luo và Kheang Un, “The Roots of Cambodia’s Actions against Illegal Vietnamese Immigrants”, ISEAS Perspective, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

GIỚI THIỆU

Kể từ năm 2015, chính phủ Campuchia, dưới sự kiểm soát của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết một vấn đề đã có từ lâu: người nhập cư Việt Nam sống ở Campuchia. Các biện pháp này bao gồm lập hồ sơ, trục xuất, cưỡng chế di dời, tái định cư và tái đăng ký cho người nhập cư Việt Nam. Trong bối cảnh đó, văn liệu hiện có thường xoay quanh những tranh cãi về các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người nhập cư Việt Nam, tư cách công dân bước đầu của họ, và tình cảm chống Việt Nam ở Campuchia.[1] Khác với các nghiên cứu đó, bài viết này mang đến một phân tích sơ bộ về các yếu tố ít được thảo luận nhưng đã làm nền tảng cho chính sách hiện hành của chính phủ Campuchia đối với người nhập cư Việt Nam. Chúng bao gồm: (1) việc Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) chính trị hóa thành công tình cảm chống Việt Nam trong cử tri Campuchia; (2) năng lực nhà nước được cải thiện và nhu cầu thay đổi của Campuchia; và (3) khoảng cách quyền lực ngày càng bị thu hẹp giữa Campuchia với Việt Nam do quan hệ Trung Quốc-Campuchia ngày càng khăng khít. Continue reading “Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia”

Phản ứng nội bộ nhà Minh sau thất bại tại Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong cuộc xâm lăng nước ta dưới thời nhà Hồ, Liễu Thăng chiếm công đầu; đến năm Tuyên Đức thứ 2 [1427], lại được giao chức Tổng binh, cứu viện Vương Thông. Ỷ binh hùng, tướng mạnh, có thể chiến thắng một cách dễ dàng, nên thái độ y đầy kiêu ngạo. Biết rõ tâm lý, Bình Định Vương Lê Lợi sai sứ nghênh đón tận quan ải, mong bãi binh, và dâng thư xin qui phụ. Theo tư liệu sưu tầm đựợc, có 2 thư gửi cho Liễu Thăng; một bản do Trần Cảo đứng tên, nhan đề “Thư Gửi Liễu Thăng”, xuất xứ từ Quân Trung Từ Mệnh Tập, b 6, đã đăng tại phần trên; một bản đứng tên Lê Lợi, xuất xứ từ Minh Thực Lục, đăng dưới đây. Với thái độ ngạo mạn, y không thèm xem qua thư, cho chuyển thẳng về triều, rồi điều quân tiến gấp: Continue reading “Phản ứng nội bộ nhà Minh sau thất bại tại Đại Việt”

Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, ngày 23/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu lại ông Tập Cận Bình vào chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm kỳ thứ ba. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo có thế lực nhất ở Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Tập Cận Bình không ai khác hơn, chính là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 30/10/202, đã bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc Kinh đến ngày 02/11, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. Continue reading “Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78

Nguồn: Seth Mydans, “Ngo Vinh Long, Lightning Rod for Opposing the Vietnam War, Dies at 78,” New York Times, 23/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi thoát khỏi nguy cơ bị bắt ở Việt Nam vì quan điểm phản chiến, Ngô Vĩnh Long trở thành người Việt phản chiến nổi bật nhất tại Mỹ.

Ngô Vĩnh Long là một học giả người Mỹ gốc Việt tích cực tham gia chính trị, đồng thời là một cây bút rất sung sức. Trong và sau Chiến tranh Việt Nam, tính thẳng thắn đã khiến ông thường xuyên bị đe dọa và thậm chí đã có lần bị ám sát hụt. Ngày 12/10 vừa rồi, ông qua đời tại Bệnh viện Thánh Joseph ở Bangor, Maine, hưởng thọ 78 tuổi. Continue reading “Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78”

Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi Đại hội 20 của ĐCSTQ vừa bế mạc (23/10), Hà Nội đã thông báo (25/10) TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm chính thức Trung Quốc (30/10-2/11/2022). Theo thông lệ, chuyến thăm chính thức của nguyên thủ hay lãnh đạo đảng thường được chuẩn bị trước đó hàng tháng. Tuy không bất ngờ, nhưng thời điểm và bối cảnh của chuyến thăm này có hàm ý quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt-Trung cũng như quan hệ Việt-Mỹ.

Theo nguồn tin Reuters, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Trung trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Nay Việt Nam là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Continue reading “Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ”

Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11. Ông sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vài ngày sau đó, Trung Quốc sẽ đón tiếp chuyến thăm của đông đủ các vị khách quý: Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan và Thủ tướng Đức Scholz. Continue reading “Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được”

Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc gần 50 năm nhưng bi kịch của nó còn ám ảnh nhiều người. Trong số đó có hai người phụ nữ Việt Nam, một người là nạn nhân chất độc da cam và một người là nạn nhân sống sót sau thảm sát của lính Hàn Quốc. Cả hai đang đấu tranh pháp lý buộc đối tượng gây ra nỗi đau cho họ phải chịu trách nhiệm.

Người phụ nữ đầu tiên là bà Trần Tố Nga, một người Pháp gốc Việt. Bà mất con gái đầu lòng vì dị tật tim vào năm 1968. Bà Nga đổ lỗi cho bản thân trong suốt vài chục năm cho đến khi bà nhận ra rằng “chất độc da cam” mới là thủ phạm thật sự. Continue reading “Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện”

Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Toàn Thư chép Bình Định Vương Lê Lợi sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, dùng tên Trần Cảo dâng biểu lên Vua nhà Minh, xin lập dòng dõi nhà Trần; vua Minh lấy lý do yên dân, chấp thuận. Sau đó sai bọn La Nhữ Kính mang chiếu sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc vương, và cho rút quân về:

Trước đó vua sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, sai người dâng biểu của Cảo xin lập làm dòng dõi họ Trần, chuyển tới Quảng Tây và Vân Nam nhà Minh mỗi nơi một bản. Kiềm quốc công Mộc Thạnh nhận được thư, lập tức chạy tâu về kinh, vua Minh nhận được biểu, ra dụ cho các quan văn võ rằng: “Những người bàn không hiểu ý nghĩa của việc ngừng can qua, hẳn cho rằng làm thế là không có uy vũ.[1] Nhưng nếu dân được yên thì trẫm có kể gì lời bàn của người khác. Continue reading “Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng”

Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P11)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng tại Chi Lăng, Cần Trạm, tiêu diệt đạo quân cứu viện của Liễu Thăng; Bình Định Vương sai gửi thư đến Thành sơn hầu Vương Thông, phân tích cho y cơ hội cuối cùng để rút quân trở về, mang lại hòa bình cho hai nước: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P11)”

Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Những thành tựu kinh tế xã hội của Hàn Quốc cho thấy sự cần thiết phải có một nhà nước mạnh bất kể hệ thống thể chế như thế nào.

Trước khi chuyển đổi sang nền dân chủ ổn định như ngày nay, Hàn Quốc là một quốc gia độc tài. Tuy nhiên, nhà nước độc tài này khác biệt với các nhà nước cùng loại ở hiệu quả của chính sách “cai trị hỗn hợp” (mixed governance), tạo điều kiện cho cả tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện xã hội, đặc biệt là giảm nghèo và bất bình đẳng. Điều này đã mở đường cho thành tựu kinh tế và xã hội liên tục trong suốt quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc, và sau đó đưa đất nước này vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?”

Trung Quốc bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam

Nguồn: Si Zhentao (Tư Trấn Thao), “司镇涛:越南为何此时突出宣扬“竹式外交””, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 30/9/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Là một trong những Phó Chủ tịch của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 77, hôm qua [29/9/2022] Việt Nam đã có những hoạt động nhộn nhịp tại hội trường Liên Hợp Quốc ở New York, thể hiện đầy đủ tư thế nổi bật của “Ngoại giao cây tre”.

Không phải trong năm nay Việt Nam mới đề xuất “Ngoại giao cây tre“. Ngay tại Hội nghị Ngoại giao Việt Nam hồi tháng 8/2016, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo phong cách ngoại giao “độc đáo, như cây tre” trong thực tiễn ngoại giao. Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 12 năm 2021, Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao toàn quốc bằng câu “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền Ngoại giao cây tre Việt Nam có đặc sắc vừa hiện đại vừa dân tộc“. Từ đó, “Ngoại giao cây tre” đã trở thành một chủ đề nóng, gây ra sự quan tâm rộng rãi cả trong và ngoài Việt Nam. Continue reading “Trung Quốc bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam”

Đến lúc Việt Nam phải thay đổi

 

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Việt Nam đã cải cách “vòng một” từ năm 1986, làm thay đổi diện mạo đất nước về kinh tế. Nhưng cải cách đã hết đà nên đến lúc Việt Nam phải cải cách “vòng hai” để tháo gỡ những ách tắc về thể chế nhằm tiếp tục phát triển. Điều đó càng trở nên cấp bách vì thế giới đang đứng trước nguy cơ và bất ổn do hệ quả nặng nề của đại dịch và tranh chấp ngày càng gia tăng giữa các siêu cường. Hội nghị Trung ương 6 có thể là một bước ngoặt mới.

***

Việt Nam đã chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình Liên Xô dựa trên kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhưng còn nhiều bất cập cập và ách tắc vì Việt Nam theo đuổi mô hình ghép “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nay để lấy lại đà cải cách và đối phó với những thách thức mới đầy bất ổn, đến lúc Việt Nam phải tiến hành cải cách “vòng hai” trong đó chủ yếu là đổi mới về thể chế như mong đợi. Continue reading “Đến lúc Việt Nam phải thay đổi”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thành Xương Giang tọa lạc tại thị xã tỉnh Bắc Giang hiện nay; trước khi bị đánh chiếm vào ngày mồng 8 tháng 9 [28/9/1427], Bình Định Vương đã mấy lần cho mang thư dụ. Sau đây là bức thư thứ nhất, trong Quân Trung Từ Mệnh Tập:

Thư dụ hàng các tướng sĩ trong thành Xương Giang.

Kể ra, thích cho người sống mà ghét việc giết người, là một người tướng có nhân nghĩa; xét biết thời cơ mà biết lượng sức mình là một người tướng có trí thức. Ta kính vâng mệnh trời, lấy đại nghĩa chuyên việc đánh dẹp. Nghĩ đến cơ đồ tổ tông bị nguy đổ, thương nỗi nhân dân phải lầm than; đánh thành lấy đất không giết một người nào. Cho nên đánh đông dẹp tây, không nơi nào không phục. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P10)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đề phòng lực lượng quân Minh sắp sang cứu viện Vương Thông, vào tháng 4 năm Bình Định Vương thứ 10 [27/4-25/5/1427]; Bình Định Vương Lê Lợi ra lệnh tu sửa ải Lê Hoa, tại thượng nguồn sông Lô; cùng canh giữ và kiểm soát gắt vùng biên giới:

Mùa hạ, tháng 4, sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa.”[1]

Hạ lệnh cho những nơi trọng yếu phải canh giữ cho nghiêm, xét hỏi kỹ những người lạ mặt và thư từ về việc quân qua biên giới xem có thực hay là giả.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 35a. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P9)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào khoảng tháng 2 năm Bình Định Vương thứ 10 [26/2-27/3/1247] (Minh, Tuyên Đức năm thứ 2), Vương Thông lo củng cố phòng thủ thành Đông Quan, ý chờ viện binh tới. Bình Định Vương sai Nguyễn Trãi soạn thư, xét tình hình hai nước, phân tích lợi hại, chỉ cho y biết con đường sống duy nhất, là giảng hòa, rút quân về:

Lại thư dụ Vương Thông.

Kính thư gửi quan Tổng binh cùng liệt vị đại nhân. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy; sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải bọn thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)”

Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Tại một hội nghị hôm 1/8/2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, loại hình nhà ở giá thấp được nhà nước trợ cấp. Đại diện các công ty bất động sản tư nhân có mặt tại hội nghị đã có phản hồi tích cực trước kế hoạch này. Cụ thể, các tập đoàn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco và Novaland đăng ký xây dựng tổng cộng 1,2 triệu căn hộ xã hội trong vòng 8 năm tới. Continue reading “Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?”

Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm

Tác giả: Ngô Di Lân

Cách đây 5 năm, tôi từng đăng tải một bài viết trên Nghiên cứu quốc tế với tiêu đề “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”. Mục tiêu chính của bài viết khi đó là cung cấp những đánh giá sơ bộ về các thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, cũng như mô tả bốn đại chiến lược khả dĩ để ta có thể đương đầu với những thách thức này và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy những phân tích và đánh giá trong bài viết đó về cơ bản vẫn còn giá trị, song tôi nhận thấy một bản “cập nhật” tại thời điểm này là hết sức cần thiết bởi trong thời gian qua, nền chính trị quốc tế đã chứng kiến nhiều thay đổi sâu rộng, và hệ quả là chúng ta đang sống ở trong một thế giới phức tạp, khó lường và nguy hiểm hơn so với trước đây. Continue reading “Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm”