Việt Nam Mật Chiến (Phần 7)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thành lập đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc

Căn cứ theo yêu cầu của Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương và các báo cáo liên quan của La Quý Ba, hạ tuần tháng 3 năm 1950, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp bàn và quyết định thành lập Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam giúp quân đội Việt Nam tác chiến chống Pháp. Trưởng đoàn cố vấn do Chính uỷ Binh đoàn số 10 thuộc Dã Chiến Quân số 3 Vi Quốc Thanh đảm nhiệm.

Việc lựa chọn Vi Quốc Thanh được xem xét từ nhiều mặt. Trước hết, ông từng chiến đấu lâu năm, là một cán bộ chỉ huy quân sự dầy dạn. Đi lên từ một chiến sĩ công binh Hồng quân, trong Kháng chiến chống Nhật, Vi Quốc Thanh là “Chuyên gia chiến tranh Chim sẻ [tức chiến tranh du kích]” ở vùng Giang Hoài. Trong Chiến tranh Giải phóng, ông trở thành Tư lệnh Tung đội (tức Quân đoàn) và Binh đoàn, chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 7)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 6)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành.

Hồ Chí Minh, lãnh tụ được nhân dân Việt Nam yêu mến

Khi La Quý Ba đang khẩn trương làm việc tại Việt Nam thì Hồ Chí Minh kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, ngày 4/4/1950 trở lại căn cứ địa Việt Bắc. Vừa về tới nơi, ông liền cho người nhắn La Quý Ba: “Ngày mai gặp nhau”.

Sáng ngày 5/4, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Chính phủ Việt Nam Vũ Đình Huỳnh đưa La Quý Ba đến “Chủ tịch phủ” của Chính phủ Việt Nam. Đó là một ngôi nhà sàn tranh tre nứa lá dựng trên vuông đất bằng phẳng nằm giữa cánh rừng đại ngàn, bên cạnh dòng suối nhỏ nước chảy róc rách. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tận cổng khu nhà để đón khách, ôm lấy La Quý Ba. Đây là lần đầu tiên La Quý Ba được gặp vị lãnh tụ thần kỳ của cách mạng Việt Nam. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 6)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 5)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành.

Bất ngờ gặp lại bạn chiến đấu cũ Hồng Thủy

Khi biết tin Hồ Chí Minh đã đến đất Trung Quốc, ngày 27/1/1950 Lưu Thiếu Kỳ điện cho Lâm Bưu và Đặng Tử Khôi ở Cục Trung Nam, nói họ báo cho La Quý Ba quay trở về Bắc Kinh để gặp Hồ Chí Minh. Nhưng lúc đó La Quý Ba đang ở trên đoàn tàu rời Vũ Hán đi Quảng Châu. Ngày 5/2, La Quý Ba đến Quảng Châu mới thấy bức điện nói trên của Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng từ hôm 3/2, Hồ Chí Minh đã lên đường đi Liên Xô rồi, La Quý Ba có về Bắc Kinh cũng không thể gặp Hồ Chí Minh. Nhận được báo cáo của La Quý Ba, Lưu Thiếu Kỳ đành ra lệnh cho La Quý Ba tiếp tục đi Việt Nam, không cần trở lại Bắc Kinh nữa. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 5)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô thỏa thuận về vấn đề viện trợ Việt Nam

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở tiệc chiêu đãi Hồ Chí Minh ngay tối hôm ông đến Moskva, chỉ có điều là Stalin không đến dự bữa tiệc ấy. Sau này Stalin nói với Mao Trạch Đông: “Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp viện trợ Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp. Nhưng chúng tôi có những suy nghĩ khác về vấn đề đó.”

Ý tưởng nói trên của Stalin nhất trí với quan điểm ông từng nói với Lưu Thiếu Kỳ trước đấy hơn nửa năm, tức việc viện trợ Việt Nam có thể sẽ do Trung Quốc chịu trách nhiệm. Đồng thời Stalin còn có băn khoăn, lo ngại Hồ Chí Minh là “người theo chủ nghĩa dân tộc”, sẽ đi cùng Josip Broz Tito của Nam Tư. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)”

Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Quang Thái thứ 11 [19/3-16/4/1398] (Minh Hồng Vũ thứ 31),Vua Trần Thuận Tông truyền ngôi cho Thái tử An, tức Trần Thiếu Đế. Thái tử lên ngôi, đổi niên hiệu là Kiến Tân năm thứ nhất; tôn Khâm thánh hoàng hậu làm Hoàng thái hậu. Lê Quý Ly tự xưng là Đại vương, thay vua giữ chính quyền trong nước:

Quý Ly có chí cướp ngôi vua đã lâu, nhưng trót thề với Nghệ Tông [sự việc xảy ra vào năm 1394], nay trái lời thề cũng có ý ngại, bèn ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh ra vào trong cung, khuyên nhà vua rằng:

Cảnh tiên thanh thú, khác hẳn trần gian, các thánh đế triều ta chỉ ham chuộng về Phật giáo, chưa có vị nào giao du với người tiên đắc đạo. Nay bệ hạ ở nơi cửu ngũ [chỉ ngôi Vua][1] tôn nghiêm, nhọc lòng với muôn việc, chi bằng truyền ngôi cho Đông cung theo tiên tu đạo để cho cái đức khiêm cung thuần hoà ngày thêm sáng sủa.Continue reading “Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chương 2: Đại biểu liên lạc La QBa nhận lệnh sang Việt Nam

Khu vực có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, Chính phủ Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Chính hiệp Toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Toàn bộ khu này được một bức tường màu đỏ bao quanh. Các vị lãnh đạo Trung ương như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức cùng gia đình họ đều sinh sống và làm việc ở bên trong bức tường ấy. Trung Nam Hải rộng khoảng 100 hecta, một nửa là diện tích mặt nước của hai hồ có tên Trung Hải và Nam Hải. Thời nhà Minh, nhà Thanh gọi Trung Nam Hải là Tây Uyển, một trong những khu vườn cổ đẹp nhất Trung Quốc, từng là nơi ở của Thái hậu Từ Hy, Hoàng đế Quang Tự, địa điểm biểu tượng của quyền lực. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)”

Việt Nam mật chiến (Phần 1)

Tác giả: Tiền Giang (TQ) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là nội dung biên dịch biên soạn tóm lược một số phần trong sách “Cuộc chiến tranh bí mật tại Việt Nam: Ghi chép thực về việc Trung Quốc giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp” (《越南密战》钱江 / 1950-1954中国援越抗法战争纪实), của tác giả Tiền Giang, do Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên và Nhà xuất bản Hoa Hạ xuất bản tháng 6/2015. Sách viết dưới hình thức báo cáo văn học, khá dài dòng. Để thích hợp với bài báo có tính chất thông tin, người dịch đã lược bỏ những câu chữ hoặc đoạn không có liên quan nhiều tới nội dung chủ yếu mà người đọc Việt Nam cần biết, tuy vậy những đoạn quan trọng đều dịch nguyên văn. Ngoài ra, người dịch có làm một số ghi chú ngắn, viết trong ngoặc vuông. Continue reading “Việt Nam mật chiến (Phần 1)”

Hồ Quý Ly tiến hành cải cách, Việt – Trung tranh chấp đất đai

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2, năm Quang Thái thứ 8 [20/2-20/3/1395] (Minh Hồng Vũ thứ 28), Lê Quý Ly sai giết tôn thất là Nguyên Uyên, Nguyên Dận và nhân sĩ Nguyễn Phù. Quý Ly biết được Nguyên Uyên và Nguyên Dận, đương khi để tang Nghệ Tông, thường cùng với Nguyên Phù bàn tán đề cao việc Trần Nhật Chương lập mưu giết Quý Ly vào tháng 2 năm Quang Thái thứ thứ 5 [23/2-23/3/1392], nên tước họ tôn thất của Uyên và Dận đổi là họ Mai, rồi đem giết.

Bổ dụng Quý Ly giữ chức Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc đại vương. Cho Quý Ly đeo phù hiệu chạm hình con lân màu vàng gọi là “Kim Lân”, lại được ở tại phía hữu sảnh và đài, đặt tên chỗ ở là “Hoạch Lư“. Nhân đấy, Quý Ly biên dịch thiên “Dật” trong Kinh Thư ra chữ Nôm để dạy quan gia [Vua]. Mệnh lệnh ban ra thì xưng là Phụ chính cai giáo hoàng đế [Giúp giữ chính quyền trong nước kiêm cả việc dạy Vua]. Continue reading “Hồ Quý Ly tiến hành cải cách, Việt – Trung tranh chấp đất đai”

Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Xương Phù

Ngày 13 tháng 5 [19/6/1377], Thượng hoàng Nghệ Tông cảm thương Vua em Duệ Tông chết vì việc nước, bèn cho con trưởng là Kiến Đức đại vương Hiện lên nối ngôi, trị vì được 11 năm [1377-1388] rồi bị phế, nên sử gọi là Phế Đế. Vua tự xưng là Giản Hoàng, đổi niên hiệu là Xương Phù năm thứ 1. Đại xá. Các quan dâng tôn hiệu là Hiến thiên thể đạo khâm minh nhân hiếu hoàng đế.

Lúc nhà Vua vừa mới lên ngôi, quân Chiêm Thành thừa thắng mang binh thuyền đến đánh phá Thăng Long. Khi quân giặc đến cửa biển Đại An [tại cửa sông Đáy Ninh Bình], thấy quân ta phòng bị nơi này cẩn mật; bèn từ cửa Thần Phù [chỗ giáp giới 2 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa] ngược theo sông Hồng, vào thành Thăng Long cướp phá vơ vét: Continue reading “Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt”

Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Khánh: 1373-1376

Vua Trần Duệ Tông tên húy là Kính, con thứ 11 của Vua Minh Tông, em Vua Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh ngày mồng 2 tháng 6 năm Khai Hựu năm thứ 9 [30/6/1337]. Khi Nghệ Tông lánh nạn, việc cần vương quân lính, khí giới đều do công sức của nhà Vua cả, vì thế Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua trị vì 4 năm, thọ 41 tuổi.

Tháng Giêng, năm Long Khánh thứ 1 [24/1-22/2/1373] (Minh Hồng Vũ thứ 6). Tôn thượng hoàng Nghệ Tông làm Quang Hoa Anh Triết thái thượng hoàng đế; truy tôn Thục đức hoàng hậu làm Thuận từ hoàng thái hậu. Thượng hoàng khi mới lên ngôi, bà nguyên phi là Huệ Ý phu nhân mất ở phủ Kiến Xương [Thái Bình], truy phong làm Thục Đức Hoàng hậu; đến đây, nhà Vua được nhường ngôi, lại truy tôn làm Hoàng thái hậu. Continue reading “Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn”

Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Khánh: 1370-1372

Tháng 11 năm Thiệu Khánh thứ nhất [19/11-18/12/1370] (Minh Hồng Vũ năm thứ 3). Cung định vương Phủ lên ngôi Vua tại phủ Kiến Hưng [Nam Định], miếu hiệu là Nghệ Tông, mang quân về thành Thăng Long, vào thành bái yết nhà Thái miếu, nhà vua nói:

Việc ngày nay thật vượt ngoài ý tôi định liệu. Chỉ vì cớ nghĩ đến xã tắc, nên không thể từ chối được. Xét mình lỗi đạo hiếu trung, lòng những hãi hùng hổ thẹn. Vậy xin giảm bỏ sự cao sang để gọi là đáp lại sơ tâm đôi chút“. Cương Mục, Chính Biên, quyển 10.

Vua bèn ra lệnh: phàm các xe kiệu và đồ dùng đều sơn đen, không được trang sức bằng vàng son, châu báu và màu đỏ. Nhà vua lại dụ bảo quần thần rằng: Continue reading “Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thiệu Phong:1341-1357; Đại Trị: 1358-1369

Vua Hiến Tông lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì 11 năm. Năm 1341, Thượng hoàng Minh Tông cho con thứ của bà chánh cung Huệ Từ hoàng thái hậu tên là Hạo, mới 6 tuổi lên nối ngôi; xưng là Dụ Hoàng, tức vua Dụ Tông. Vua Dụ Tông trị vì được 29 năm, dùng 2 niên hiệu Thiệu Phong và Đại Trị.

Tháng 8 năm Thiệu Phong thứ nhất [12/9-10/10/1341] (triều Nguyên, Chí Chính năm thứ nhất); sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn Triều ĐiểnHình T.

Tháng 3 năm Thiệu Phong thứ 2 [6/4-4/5/1342] (Nguyên, Chí Chính năm thứ 2) xét duyệt các quan văn võ và những kẻ bị lưu đày. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Hiến Tông (1329-1341)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Khai Hựu.

Vua Hiến Tông tên húy là Vượng, con thứ của Minh Tông. Lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì lúc còn nhỏ tuổi, nên việc quan trọng đều do Thượng hoàng Minh Tông quyết định.

Năm Khai Hựu thứ nhất [1329], sau khi đã nhường ngôi, Thượng hoàng lui về ở hành cung phủ Thiên Trường, mỗi khi các hoàng tử vào chầu, Thượng hoàng thường bình luận đến nhân vật bản triều để răn bảo. Có lần Uy Túc vương Văn Bích nói:

Bàn luận nhân vật để dạy hoàng tử, chỉ nên nói đến việc của người hay, còn việc người dở hãy gạt bỏ đi, không nên nói để người nghe bắt chước.”

Thượng hoàng bảo:

Việc làm của kẻ hay, người dở đều nên bàn đến cả, không thể gác bỏ thiên lệch được; nếu con ta quả là người hiền, thì nghe việc hay tất theo mà bắt chước, nghe việc dở tất ghét mà tránh đi, thế thì kẻ hay người dở đều có thể làm gương cả.” Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Hiến Tông (1329-1341)”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Đại Khánh [1314-1323]; Khai Thái [1324-1329]

Tháng 3 năm Hưng Long thứ 22 [17/3-14/4/1314], Vua Anh Tông xuống chiếu truyền ngôi cho Thái tử là Mạnh tức Vua Trần Minh Tông; Minh Tông đổi niên hiệu thành Đại Khánh năm thứ nhất. Nhà Vua dáng dấp thanh lịch đẹp đẽ, Sứ giả nhà Nguyên trông thấy, khen rằng “Hình dáng nhẹ nhàng không khác gì một vị thần tiên”.

Sau khi được truyền ngôi, Vua sai bọn Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Ngộ sang báo cho nhà Nguyên hay.

Tháng 5, năm Đại Khánh thứ 2 [3/6-1/7/1315], xuống chiếu cấm trong một nhà cha con, vợ chồng và nô tì tố cáo lẫn nhau. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, năm Hưng Long thứ 13 [26/1-23/2/1305], lập con là Mạnh làm Đông cung thái tử:

Trước đây, những người con do phi tần hậu cung sinh ra, phần nhiều không nuôi được. Đến khi sinh con thứ tư tên là Mạnh, nhà vua nhờ Thụy Bảo công chúa nuôi giúp, Thụy Bảo lại ký thác Trần Nhật Duật nuôi, Nhật Duật hết lòng nuôi nấng. Nay lập làm Đông cung thái tử, nhà vua thân làm bài “Dược thạch châm[1] ban cho.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 8.

Tháng 6, năm Hưng Long thứ 14 [11/7-9/8/1306], gả Huyền Trân công chúa cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân, Chế Mân đem dâng đất châu Ô và châu Lý [Quảng Trị, Thừa Thiên]: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)”

Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới sử học Trung Quốc xưa nay đều quan tâm vấn đề nguồn gốc dân tộc Kinh Việt Nam. “Học báo Đại học Dân tộc Quảng Tây” số tháng 10/2008 có đăng bài của Hoàng Thế Kiệt viết về các nhầm lẫn trong nghiên cứu vấn đề trên. Nói chung báo Trung Quốc rất hiếm bài viết về Việt Nam, vì thế chúng tôi xin giới thiệu tóm lược bài này. Các phần ghi trong ngoặc vuông là của người dịch. Tác giả Hoàng Thế Kiệt (1968-) người dân tộc Hán, là Nghiên cứu viên Đại học Dân tộc Quảng Tây, thuộc nhóm giữ quan điểm cho rằng người Kinh Việt Nam có nguồn gốc là người Lạc Việt cổ ở Trung Quốc – là quan điểm đang được tranh cãi. Ngoài ra, do nhiều lý do, không ít người Trung Quốc hiện nay còn hiểu sai về lịch sử và con người Việt Nam. Continue reading “Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?”

Một số tài liệu tham khảo về tư duy đối ngoại Việt Nam

Lời giới thiệu: Để tìm hiểu chính sách đối ngoại của một quốc gia, việc phân tích các bài viết, tuyên bố, phát biểu, trả lời phỏng vấn… của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của quốc gia đó đóng một vai trò rất quan trọng. Để giúp độc giả nắm bắt rõ hơn tư duy đối ngoại của Việt Nam hiện nay, chúng tôi tổng hợp và chia sẻ lại một số bài viết như vậy của các lãnh đạo, nhà ngoại giao chủ chốt của Việt Nam hiện nay để bạn đọc tiện tham khảo. Continue reading “Một số tài liệu tham khảo về tư duy đối ngoại Việt Nam”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Hưng Long thứ 5 [1297], định rõ lại quy chế binh lính. Tuyển dân đinh người nào khỏe mạnh phải suốt đời làm lính, theo như phép cũ, không được làm quan. Các châu, quận chỗ nào trước gọi là giáp, nay đổi thành hương.

Nước Ai Lao đem quân xâm phạm, chiếm giữ sông Chàng Long, nhà vua sai Phạm Ngũ Lão kéo quân đến đánh úp, quân Ai Lao thua chạy. Tin thắng trận báo về triều, vua ban cho Ngũ Lão vân phù.[1]

Tháng 4, bổ dụng Trần Kiến làm Đại an phủ sứ ở kinh sư, kiêm chức quan Kiểm pháp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P2)”

Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific

Nguồn: “U.S. Strategic Framework for the Indo-Pacific”, The White House, 12/1/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các thách thức đối với an ninh quốc gia

    • Làm thế nào để duy trì được ưu thế chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy trật tự kinh tế tự do đồng thời ngăn chặn Trung Quốc thiết lập những khu vực ảnh hưởng mới phi tự do, và tăng cường các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực?
    • Làm thế nào để đảm bảo Triều Tiên không đe dọa đến Hoa Kỳ cùng các đồng minh, giải trừ mối nguy cấp bách hiện tại và mối nguy tiềm ẩn trong tương lai ở mức độ và kiểu loại như Triều Tiên đã đặt ra?
    • Làm thế nào để nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ kết hợp với thúc đẩy một nền thương mại công bằng, có đi có lại?

Continue reading “Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific”