#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)

rabbani20130719084256277

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khả năng một cuộc chiến tranh lớn nổ ra không nhiều, nhưng xung đột khu vực và nội chiến vẫn tồn tại dai dẳng và tạo áp lực buộc các quốc gia khác và các thể chế quốc tế phải can thiệp. Trong số 111 cuộc xung đột diễn ra từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến đầu thế kỷ 21, 95 cuộc xung đột là hoàn toàn giữa các lực lượng trong nước (nội chiến) và 9 cuộc xung đột nội bộ khác có sự can thiệp từ bên ngoài. Hơn 80 chủ thể quốc gia đã tham gia, bên cạnh hai tổ chức khu vực và hơn 200 tổ chức phi chính phủ.[1] Continue reading “#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)”

Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người

cimage_14faaec2b3-thumbc

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Tù nhân của địa lý

Jared Diamond (người Mỹ, sinh năm 1937) hiện là giáo sư địa lí của trường đại học California tại Los Angeles (UCLA). Tuy ông có bằng tiến sĩ về sinh lí học, nhưng kiến thức của ông bao trùm hầu như mọi ngành, từ kiến trúc, ngôn ngữ, khảo cổ, đến động vật học, y học.  Ông cũng không phải là một học giả “tháp ngà”: ông đã đi khắp châu lục, thậm chí sống nhiều năm ở những nơi gần như “tận cùng thế giới” (như đảo Tân Ghi-nê, đảo Phục Sinh).   Hai cuốn sách của ông (một cuốn ra năm 1997, đoạt giải Pulitzer, thuộc hàng “best seller”, và một cuốn vừa ra cuối năm 2004) đã đặt ông vào hàng ngũ những nhà tư tưởng hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Continue reading “Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người”

#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh

lenin-gosr

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Best Enemy Money Can Buy”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 14.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nội dung chính: Cuộc đảo chính ở Nga mà trong đó phe thiểu số Bolshevik giành quyền kiểm soát từ phe đa số cách mạng; vai trò của những nhà tài phiệt New York giả dạng thành những viên chức Hội Chữ Thập Đỏ nhằm ủng hộ phe Bolshevik; nỗ lực liên tục kể từ đó của Mỹ để xây dựng tiềm năng gây chiến của Nga; sự nổi lên của một “kẻ thù thực sự” theo Công thức Rothschild.

Trong phần trước chúng ta thấy rằng Phái đoàn Hội Chữ Thập Đỏ trong cách mạng Nga “không gì hơn là một cái mặt nạ” như theo lời nhân viên của chính nó. Điều này dẫn đến câu hỏi logic là động cơ và mục tiêu đích thực được giấu đằng sau chiếc mặt nạ đó là gì? Continue reading “#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh”

#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 9), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Cũng như tự nhiên sợ chân không, chính trị quốc tế cũng sợ tình trạng quyền lực mất cân bằng. Khi đối mặt với sự mất cân bằng quyền lực, các quốc gia cố tăng cường sức mạnh của chính mình hoặc liên kết với các quốc gia khác để đưa quyền lực quốc tế trở về trạng thái cân bằng.

Kenneth N. Waltz – Nhà khoa học chính trị

Bóng ma của một thế giới đầy rẫy các quốc gia ào ạt trang bị vũ khí hạt nhân vẫn luôn ám ảnh nhiều người suốt hàng thập kỉ. Dù vài học giả khẳng định rằng sự phổ biến vũ khí hạt nhân có thể khiến chiến tranh trở nên nguy hiểm hơn và vì vậy ít có khả năng xảy ra hơn, hầu hết mọi người đều lo sợ việc ngày càng nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng khả năng bùng phát chiến tranh hạt nhân, dù là vô tình hay cố ý. Continue reading “#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực”

Lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc

chi_NNZU

Nguồn: Bernard D. Cole (2014). “The History of the Twenty-First-Century Chinese Navy”,  Naval War College Review, Summer, Vol. 67, No. 3, pp. 43-62.>>PDF

Biên dịch: Tú Linh & Ngọc Diệp | Hiệu đính: Kim Minh

Trong lịch sử, Trung Quốc được coi là cường quốc đại lục hơn là cường quốc biển, mặc dù quốc gia này có đường bờ biển kéo dài hơn 11.000 dặm với hơn 6000 đảo. Trung Quốc luôn coi biển là một hướng xâm lược mà nước ngoài có thể sử dụng, hơn là một phương tiện để đạt được mục tiêu quốc gia. Đây được cho là xu hướng góp phần vào sự yếu kém của hải quân Trung Quốc từ trước đến nay. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21, tư duy của họ đã thay đổi. Sự bùng nổ kinh tế trong hai thập niên cuối của thế kỷ 20, sự mở rộng toàn cầu về mặt chính trị, lợi ích kinh tế, và sự quyết tâm trong việc xử lý các tranh chấp biên giới trên bộ với các nước khác đã khiến Trung Quốc chú ý hơn đến sự đe dọa đến các tuyến đường hàng hải chủ chốt mà Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào. Continue reading “Lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc”

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

maritimesilkroad

Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Gần đây, các báo đài bắt đầu đưa tin về khái niệm đầy lãng mạn “Con đường Tơ lụa” lịch sử mà các đoàn lữ hành trên lưng lạc đà đã đi qua giữa những ngọn núi và sa mạc Trung Á, cũng như tọa đàm về việc tái lập các mạng lưới hàng hải trên Ấn Độ Dương mà Đô đốc hải quân Trung Quốc Trịnh Hòa đã bảy lần dẫn hạm đội của mình băng qua. Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy các tuyến đường thương mại cổ xưa, gần đây nhất là trong các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước Trung và Nam Á.

Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ trong chiến dịch dựa trên lịch sử này của Trung Quốc: lịch sử đang bị bóp méo. Continue reading “Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử”

#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

trc-terrorist-650x325

Nguồn: Matthew Kroenig & Barry Pavel (2012). “How to Deter Terrorism”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 2, pp. 21-36.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thiện Toàn

Trong hơn 50 năm Chiến tranh Lạnh, răn đe là hòn đá tảng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn Liên Xô tấn công phương Tây bằng cách đe doạ trả đũa bằng một đòn hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều nhà quan sát đã phản biện rằng biện pháp răn đe không thích hợp với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng không giống như giới lãnh đạo của Liên Xô, những kẻ khủng bố không có lý tính, sẵn sàng trả mọi giá (kể cả cái chết) để đạt mục đích, và khó mà định vị được chúng sau các vụ tấn công. Vì những lý do trên cũng như những nguyên nhân khác, người ta cho rằng việc đe doạ trả đũa những tên khủng bố tự thân nó không hiệu quả và không đủ để ngăn chặn hành động khủng bố. Continue reading “#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?”

Từ ngữ thú vị (51-60)

oxford-english-dictionary

60. Phân biệt Rogue states với Pariah states

“Rogue states” (quốc gia bất hảo) là từ mà Hoa Kỳ dùng để chỉ các quốc gia gây nên các mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Thông thường đây là các quốc gia có các chế độ độc tài, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, tài trợ khủng bố và tham gia phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt. Ví dụ hiện nay Mỹ coi Syria, Bắc Triều Tiên hay Iran là các “rogue states”.

Trong khi đó “Pariah states” (tạm dịch: quốc gia bị bài xích) thường để chỉ các quốc gia bị bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập về ngoại giao, nằm ngoài rìa xã hội quốc tế. Các quốc gia này mặc dù vậy không gây ra các mối đe dọa an ninh bên ngoài biên giới của mình. Myanmar mấy năm trước đây hay Việt Nam trong những năm 1980 là những ví dụ về pariah states. Continue reading “Từ ngữ thú vị (51-60)”

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái

329295_US Jews

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.

Có rất nhiều câu hỏi đeo đẳng trong suốt quá trình tìm hiểu để có câu trả lời thấu đáo, đại loại như: Continue reading “Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái”

Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

120730123442-jerusalem-skyline-horizontal-gallery

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di, lần thứ nhất bắt đầu vào năm 722 và lần thứ hai bắt đầu vào năm 135 Trước công nguyên (BCE). Trải qua 21 thế kỷ lưu vong, tứ tán khắp nơi và đến năm 1948 người Do Thái mới thực hiện được ước mơ “Phục quốc” (Zionism), vốn được một nhà báo Do Thái gốc Áo-Hung khởi xướng tại châu Âu từ năm 1896. Trong cùng cảnh ngộ tương tự, nhiều sắc tộc, dân tộc khác trong cùng khu vực Lưỡng Hà đã bị tiêu vong hoặc đồng hóa từ lâu. Nhưng ngược lại, mặc dù chịu những đau khổ, mất mát (như nạn diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã rồi nạn lưu đày, trại tập trung) nhưng người Do Thái không chỉ duy trì được tôn giáo, văn hóa, nòi giống, bản sắc của mình, mà có những ảnh hưởng vượt trội trong cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng góp vào sự tiến bộ chung của nhân loại. Continue reading “Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái”

#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ

US-China-Energy-2

Nguồn: Michal Meidan (2014). “The Implications of China’s Energy-Import Boom”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 179-200.

Biên dịch: Chu Minh Châu | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Từ cuối thập niên 1990, việc đảm bảo tiếp cận nguồn dầu mỏ nước ngoài lớn hơn nữa là trọng tâm của cuộc tranh luận tại Trung Quốc khi mà sự  phụ thuộc ngày càng lớn của quốc gia này vào dầu mỏ nhập khẩu đã trở thành một thực tế tất yếu. Các viện nghiên cứu và các cố vấn cho giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị cuốn vào việc xác định những rủi ro liên quan đến các nguồn cung dầu mỏ từ nước ngoài cho Trung Quốc và hoạch định chính sách để giảm thiểu những rủi ro đó. Continue reading “#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ”

#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết

International_relations

Nguồn: Stephen M. Walt (1998). “International Relations: One World, Many Theories”, Foreign Policy, No. 110, pp. 29-32+34-46.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan:  Các lý thuyết về chính trị thế giới

Tại sao những người hoạch định và thực hiện chính sách lại nên quan tâm đến công trình nghiên cứu của các học giả về các vấn đề quốc tế? Những ai điều hành chính sách đối ngoại thường không quan tâm đến các nhà lý thuyết kinh viện (thường thì phải thừa nhận họ có lý do chính đáng để làm như vậy), nhưng có một mối dây liên hệ không tránh khỏi giữa một thế giới trừu tượng của lý thuyết với một thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần các lý thuyết để hiểu được cơn bão táp thông tin tấn công chúng ta hàng ngày. Continue reading “#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết”

#210 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.13): Vũ hội hóa trang ở Mat-xcơ-va

Red_cross_mission

Nguồn: G. Edward Griffin, “Masquerade in Moscow”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 13.

Biên dịch: Đặng Thị Huyền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Hội kín được thành lập bởi Cecil Rhodes với mục đích thống trị thế giới; việc thành lập tại Mỹ của một chi nhánh được gọi là “Hội đồng Quan hệ Đối ngoại” (CFR); vai trò của các nhà tài phiệt bên trong các nhóm này trong việc tài trợ cuộc cách mạng Nga; việc sử dụng Phái đoàn Chữ thập đỏ ở Mat-xcơ-va như là vỏ bọc cho thủ đoạn đó.

Một trong những huyền thoại vĩ đại nhất của lịch sử hiện đại đó là cuộc cách mạng Bôn-sê-víc ở Nga là một cuộc nổi dậy của quần chúng bị áp bức chống lại giai cấp cầm quyền đáng ghét của Sa hoàng. Tuy nhiên như chúng ta thấy, việc lập kế hoạch, lãnh đạo, và đặc biệt là tài chính hoàn toàn đến từ bên ngoài nước Nga, chủ yếu đến từ các nhà tài phiệt ở Đức, Anh, và Hoa Kỳ. Hơn nữa chúng ta có thể thấy rằng Công thức Rothchild đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình những sự kiện này. Continue reading “#210 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.13): Vũ hội hóa trang ở Mat-xcơ-va”

Người giàu nắm quyền như thế nào?

religion_02_temp-1352632194-509f8782-620x348

Tác giả: Dani Rodrik | Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Nhi

Chuyện người giàu có nhiều quyền lực chính trị hơn kẻ nghèo vốn dĩ không phải mới mẻ, ngay cả tại những nước dân chủ nơi mỗi người chỉ có một lá phiếu trong các kỳ bầu cử. Tuy nhiên, mới đây, hai nhà khoa học chính trị là Martin Gilens của Đại học Princeton và Benjamin Page của Đại học Northwestern đã công bố những phát hiện đầy thuyết phục về nước Mỹ. Những phát hiện này có ý nghĩa sâu sắc đối với sự vận hành của các nền dân chủ ở Mỹ và những nơi khác.

Nghiên cứu của hai tác giả trên được dựa theo công trình trước đây của Gilens, người đã cẩn thận tổng hợp các cuộc thăm dò ý kiến cử tri về gần 2.000 vấn đề chính sách từ năm 1981 đến năm 2002. Bộ đôi này sau đó đã kiểm nghiệm xem liệu chính phủ liên bang Mỹ có lựa chọn các chính sách đó trong vòng 4 năm sau cuộc khảo sát hay không, và tìm hiểu mức độ gần gũi giữa kết quả lựa chọn chính sách với nguyện vọng của các cử tri có những mức thu nhập khác nhau. Continue reading “Người giàu nắm quyền như thế nào?”

#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: “Woodrow Wilson’s ‘Fourteen Points’”, in Arthur S. Link et al., eds., The Papers of Woodrow Wilson, vol. 45 (1984), 536.>>PDF

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Ngày 18/1/1918, tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ tham gia vào Thế chiến I là do các nguyên nhân về đạo đức. Trong bài phát biểu của mình, ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa, ví dụ như tự do thương mại, thỏa thuận mở, dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc. Các đề xuất của ông sau đó đã trở thành nền tảng cho các điều khoản dẫn tới sự đầu hàng của nước Đức. Bài phát biểu về Chương trình “14 điểm” của Wilson cũng được coi là một bài đọc nền tảng về chủ nghĩa tự do trong các khóa học về Lý thuyết Quan hệ quốc tế. Dự án Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu bản dịch của bài đọc quan trọng này!   Continue reading “#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson”

#208 – Các cấu trúc chính trị

4._equilibre_simplebig

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Political Structures” (Chapter 5) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 79-101.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics; So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Chúng ta đã thấy trong Chương 2, 3 và 4 là sự kiện chính trị quốc tế không thể giải thích theo cách giản lược. Chúng ta đã thấy trong Chương 3 rằng ngay cả lối tiếp cận hệ thống đã được thừa nhận vẫn nhầm lẫn giữa nguyên nhân cấp đơn vị với nguyên nhân cấp hệ thống. Sau khi xem xét các lý thuyết theo mô hình hệ thống phổ quát, chúng ta đi đến kết luận rằng mô hình này không đủ tương thích hoàn toàn với chính trị quốc tế để có thể trở nên hữu dụng và rằng cần phải nghiên cứu chính trị quốc tế bằng một dạng lý thuyết hệ thống khác. Để thành công, lý thuyết đó phải chỉ ra được cách mô tả chính trị quốc tế như một lĩnh vực tách bạch với kinh tế, xã hội và bất kỳ lĩnh vực quốc tế nào có thể tưởng tượng được. Continue reading “#208 – Các cấu trúc chính trị”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

article-2650257-1e8689df00000578-786_964x704

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”

Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

20140802_EUD001_0

Tác giả: Lê Hùng (tổng hợp)

Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga do cáo buộc là Nga có những hành động can thiệp tại Đông Ukraina. Những biện pháp trừng phạt mới này sẽ bao gồm: hạn chế các ngân hàng và doanh nghiệp Nga tiếp cận thị trường vốn châu Âu, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hạn chế xuất khẩu vào Nga các mặt hàng công nghệ cao, cấm đi lại và đóng băng tài sản với nhiều quan chức cấp cao của Nga.

Những tuyên bố trên ngay lập tức có tác dụng. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – đô la Mỹ ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 đô la Mỹ (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro. Continue reading “Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử”

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’

1-Khmer-Krom-Monks

Tác giả: Nguyễn Văn Huy

Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.

Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết: Continue reading “Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’”