Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)

us-wilson-desk

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chương trình 14 điểm là bài diễn văn mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày trong một phiên họp tại Quốc hội Mỹ vào ngày 8 tháng 1 năm 1918. Nội dung bài diễn văn bàn về mục đích chiến tranh và phương cách duy trì hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Mặc dù ra đời 10 tháng trước khi quân Đức đưa ra thỏa thuận ngừng chiến nhưng Chương trình 14 điểm vẫn được xem như là một kế hoạch chi tiết cho nền hòa bình thế giới, và được sử dụng rất nhiều trong Hội nghị hòa bình Paris 1919 cũng như Hiệp ước Versailles – đưa ra các quy định và điều khoản hậu chiến cho các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Continue reading “Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)”

Nới lỏng định lượng là gì?

20101106_fnd001

Nguồn:What is quantitative easing?The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã khởi động chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative easing – QE) vốn được chờ đợi từ lâu, bổ sung thêm nhiều khoản nợ công vào số các khoản nợ tư nhân mà nó đã mua trước đây. Tới ít nhất là tháng 9 năm 2016, khối lượng mua vào hàng tháng sẽ tăng từ khoảng 13 tỉ euro (gần 14 tỉ đô la Mỹ) lên đến 60 tỉ euro. ECB chỉ là ngân hàng trung ương mới nhất ủng hộ chương trình nới lỏng định lượng. Hầu hết ngân hàng trung ương của các nền kinh tế giàu có đã bắt đầu in tiền để mua tài sản trong thời kỳ Đại suy thoái, và một số, ví dụ như Ngân hàng Nhật Bản, vẫn đang áp dụng phương pháp này. Nhưng chính xác thì nới lỏng định lượng là gì, và nó hoạt động ra sao? Continue reading “Nới lỏng định lượng là gì?”

Chủ quyền (Sovereignty)

passport-- shutterstock-body

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Khái niệm “chủ quyền” (sovereignty) gắn liền với các quốc gia – dân tộc được coi là có nguồn gốc từ Hòa ước Westphalia năm 1648, khi các chính phủ lúc bấy giờ ngừng hỗ trợ những nhóm cùng tôn giáo chống lại các nhà nước của họ, đồng thời thừa nhận quyền tài phán dựa trên lãnh thổ của các vương triều, gắn liền với việc tuân thủ chính sách không can thiệp vào biên giới lãnh thổ đã được xác định của các vương triều đó. Cùng với sự phát triển của luật pháp quốc tế, chủ quyền dần được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước mà không gì có thể so sánh được trên bình diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau với những mục đích khác nhau khái niệm chủ quyền quốc gia được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Continue reading “Chủ quyền (Sovereignty)”

Chủ nghĩa tân tự do (Neo-Liberalism)

igo

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa tân tự do (neo-liberalism), còn được biết đến với tên gọi “chủ nghĩa tự do thể chế” (institutional liberalism), là một dòng nghiên cứu quan trọng trong các lý thuyết quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa tân tự do ra đời trong những năm 1980, khi hợp tác giữa các quốc gia trở thành xu thế chủ đạo của chính trị quốc tế. Khác với trường phái tự do cổ điển tập trung vào câu hỏi chiến tranh hay hòa bình, chủ đề chính của chủ nghĩa tân tự do là các thể chế, định chế, quy tắc, luật pháp quốc tế và sự tương tác của các yếu tố này với lựa chọn chính sách của mỗi nhà nước. Continue reading “Chủ nghĩa tân tự do (Neo-Liberalism)”

Chủ nghĩa tự do (Liberalism)

laissez-faire

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa tự do (liberalism) hay cách “tiếp cận tự do” là một trong những trường phái quan trọng nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế. Xuất hiện từ thời kỳ cải cách tôn giáo thế kỷ 16 ở Châu Âu, chủ nghĩa tự do đã phát triển thành một trường phái gồm nhiều nhánh tư tưởng khác nhau mặc dù cùng chung những giả định cơ bản. Theo đó, chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của các cá nhân, hạn chế vai trò của nhà nước, nhấn mạnh nguyên tắc thượng tôn pháp luật đồng thời bảo vệ các quyền tự do dân sự cá nhân, quyền sở hữu tư nhân… Theo đó, đối với chính trị trong nước, chủ nghĩa tự do cho rằng các chính thể cần tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của các cá nhân, đặc biệt là các quyền tự do dân sự, đồng thời hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của nền kinh tế. Continue reading “Chủ nghĩa tự do (Liberalism)”

Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism)

Canaletto_Return_of_the_Bucentoro_to_the_Molo

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Bài liên quan: Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế

Chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) thường được xem như là một trong ba cách tiếp cận lý thuyết chính của chuyên ngành kinh tế chính trị quốc tế. Cách tiếp cận đầu tiên là chủ nghĩa tự do, vốn là cách tiếp cận ủng hộ cho tự do thương mại và việc nhà nước hạn chế can thiệp đến mức tối đa vào nền kinh tế quốc nội và quốc tế. Cách tiếp cận thứ hai cố gắng tìm hiểu hoạt động của hệ thống tư bản toàn cầu nhằm chứng minh bản chất mang tính bóc lột tự nhiên của hệ thống này. Cách tiếp cận này thể hiện dưới những tên gọi lý thuyết khác nhau, tuy nhiên tất cả đều kế thừa từ chủ nghĩa Marx. Tiêu biểu trong số đó là lý thuyết hệ thống thế giới (world system theory), với đại diện nổi bật nhất là Immanuel Wallerstein. Continue reading “Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism)”

Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

900-world-map-poster

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Hầu như sự phát triển của các lý thuyết quan hệ quốc tế đều được nảy sinh từ các phản ứng với chất xúc tác là các sự kiện lịch sử: sự nổi lên của chủ nghĩa tự do sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, của chủ nghĩa hiện thực sau các khủng hoảng trong thời kỳ hưu chiến và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và của chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Việc Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã làm xói mòn những luận giải của cả chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực. Cả hai đều đã không thể tiên đoán cũng như nhận thức đầy đủ về sự biến chuyển mang tính hệ thống đang tái định hình trật tự thế giới cũng như sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh. Tình hình đó tạo điều kiện cho sự nổi lên của một trường phái mới: chủ nghĩa kiến tạo. Continue reading “Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)”

Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)

burning_car

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Việc sử dụng các biện pháp khủng bố như một cách nhằm gây các ảnh hưởng chính trị đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Tuy nhiên cho đến nay chủ nghĩa khủng bố vẫn còn là một khái niệm gây tranh cãi và vẫn chưa có một định nghĩa nào về chủ nghĩa khủng bố được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật cũng như giữa các nhà hoạch định chính sách. Việc một người vừa có thể bị lên án là khủng bố bởi lực lượng này vừa có thể được tôn vinh như một chiến binh chiến đấu vì tự do bởi lực lượng khác đã phản ánh rõ hiện thực này.

Mặc dù chưa có sự thống nhất về định nghĩa nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định một số đặc điểm chung nổi bật của các hành động khủng bố: đó là những hành động sử dụng bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị. Continue reading “Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)”

Chủ nghĩa hiện thực (Realism)

18lah16wzpxnopng

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa hiện thực, bên cạnh chủ nghĩa tự do, là một trong hai trường phái lý thuyết quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Mặc dù có nhiều phân nhánh khác nhau, nhìn chung các nhà hiện thực chia sẻ các giả định chủ yếu sau:

Chủ thể chính trong hệ thống quốc tế là các quốc gia – dân tộc có chủ quyền trong khi các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể. Về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau. Continue reading “Chủ nghĩa hiện thực (Realism)”

Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism)

maxresdefault

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

Chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện từ thời cổ đại, từng tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ (như chủ nghĩa đế quốc La Mã) hay sau đó là trong xã hội phong kiến (như Chủ nghĩa đế quốc Mông – Nguyên). Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc phát triển mạnh mẽ nhất trong thời đại bùng nổ chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu từ thế kỷ 15. Trong giai đoạn này, các cường quốc Châu Âu tiêu biểu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và tiếp theo đó là Mỹ và Nhật Bản, đã đi xâm chiếm và thiết lập các thuộc địa ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á. Continue reading “Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism)”

Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)

Europe_Flag_map_by_lg_studio-1024x833

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chủ nghĩa dân tộc đề cập đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc một phong trào tập trung vào quốc gia hay dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Ở một góc độ khác, chủ nghĩa dân tộc là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác. Nó đã giữ vai trò ảnh hưởng chính hay nguyên nhân của chiến tranh, cụ thể nhất là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Tất cả đều liên quan đến những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)”

Chủ nghĩa cộng sản (Communism)

communism

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết triết học xã hội và chính trị do K. Marx và F. Engels xây dựng, sau đó được Lenin áp dụng và phát triển vào những điều kiện lịch sử mới. Về mặt học thuyết, chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội khoa học cũng đều có nghĩa như nhau, là hệ thống những quan điểm duy vật, khoa học về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó. Nó còn là khoa học về những quy luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; quy luật về sự phát triển sức sản xuất xã hội. Đây là một cấu trúc kinh tế – xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung. Continue reading “Chủ nghĩa cộng sản (Communism)”

Chính sách đối ngoại (Foreign policy)

Guardian readers views on US foreign policy

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên cách lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. Chính sách đối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh. Vai trò của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi không quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú trọng. Continue reading “Chính sách đối ngoại (Foreign policy)”

Chiến tranh Lạnh (Cold War)

us-soviet-flags

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Chiến tranh Lạnh (Cold War)”

Chiến tranh (War)

025440-el-alamein

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp. Continue reading “Chiến tranh (War)”

Chạy đua vũ trang (Arms race)

120113071752-korea-missile-display-story-top

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Chạy đua vũ trang là một thuật ngữ để chỉ hành động mà các bên tham gia không ngừng tăng cường lực lượng vũ trang so với các bên khác để tạo nên ưu thế trong sức mạnh so sánh của mình nhằm đảm bảo an ninh cho bản thân hay gây ra chiến tranh.

 Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, hiện tượng chạy đua vũ trang diễn ra là do các quốc gia tồn tại trong một môi trường vô chính phủ, không có bất kỳ một thế lực nào đứng trên tất cả các quốc gia để đảm bảo sự tồn tại cho các quốc gia này. Vì thế mà mỗi quốc gia phải tự thân xây dựng lực lượng vũ trang để tự bảo vệ cho sự tồn tại của chính mình. Continue reading “Chạy đua vũ trang (Arms race)”

Các cấp độ phân tích (Levels of analysis)

flags

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cấp độ phân tích là thuật ngữ xuất hiện trong nghiên cứu quan hệ quốc tế vào tháng 04 năm 1960 khi David Singer bình luận về cuốn sách của Keneth Waltz có tựa đề Con người, Nhà nước và Chiến tranh (Man, the State, and War) xuất bản năm 1959. Sau đó, David Singer đã phát triển ý tưởng này trong một bài báo đăng trong tạp chí World Politics vào năm 1961. Continue reading “Các cấp độ phân tích (Levels of analysis)”

Cân bằng quyền lực (Balance of power)

20131001-chessboard

Tác giả: Lục Minh Tuấn

Cân bằng quyền lực là một trong những thuật ngữ lâu đời nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế. Thuật ngữ này có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định chính sách đi ngoi của các quốc gia, đồng thời cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập những trật tự thế giới mới.

Đối với nhiều học giả, cân bằng quyền lực là nguyên tắc chủ yếu được liên hệ đến nhiều nhất về mặt lý thuyết khi nghiên cứu chính trị quốc tế. Một trong những học giả nổi tiếng của trường phái hiện thực, Hans Morgenthau, ban đầu đã sử dụng thuật ngữ này với 4 nghĩa khác nhau. Nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Đức Ernest B.Haas đã đưa ra 8 định nghĩa khác nhau, trong khi đó học giả người Anh Martin Wight tìm được 9 định nghĩa trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn chưa thực sự rõ ràng và luôn là đề tài tranh luận với nhiều cách diễn giải khác nhau. Continue reading “Cân bằng quyền lực (Balance of power)”

Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)

249733121_72980d6353_z

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Cho đến nay, trong nghiên cứu quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề can thiệp nhân đạo, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này. Theo định nghĩa được đại đa số các quốc gia chấp nhận thì can thiệp nhân đạo là hành động đơn phương của một quốc gia mà không có sự thông qua của cộng đồng quốc tế, hoặc là hành động của nhiều quốc gia hoặc một liên minh thực hiện theo nghị quyết của một tổ chức quốc tế đa phương như Liên Hiệp Quốc, liên quan đến việc sử dụng vũ lực trên lãnh thổ của một quốc gia khác mà không có sự chấp thuận của chính phủ nước sở tại, với mục đích ngăn chặn và chấm dứt sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng quyền con người hay luật nhân quyền quốc tế mà quốc gia bị can thiệp thực hiện đối với công dân của chính nước đó. Continue reading “Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)”

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution)

Chinese-Propaganda-poster-001

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Cách mạng Văn hóa, với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và quan trọng nhất của Mao Trạch Đông, gây nên một giai đoạn hỗn loạn xã hội kéo dài suốt một thập kỷ tại Trung Quốc. Các nhà bình luận đưa ra những mốc thời gian khác nhau nhưng Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định Cách mạng Văn hóa kéo dài từ tháng 05 năm 1966 đến tháng 10 năm 1976. Continue reading “Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution)”