Tổ chức Liên Chính phủ (IGOs)

United Nations Nominates Next Secretary-General

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Những tổ chức liên chính phủ đầu tiên ra đời vào thế kỷ 19. Thời kỳ đó chủ yếu là các tổ chức mang tính chất chuyên môn kỹ thuật như Ủy ban Trung ương sông Ranh, thành lập năm 1815; Liên minh Bưu chính Toàn cầu, thành lập năm 1874… Tổ chức toàn cầu đầu tiên có thẩm quyền chung là Hội Quốc Liên, thành lập năm 1919 với mục đích giữ gìn hòa bình quốc tế. Năm 1945 tổ chức này được thay thế bằng tổ chức Liên Hiệp Quốc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai số lượng các tổ chức liên chính phủ đã tăng lên đáng kể. Với xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay thì việc mở rộng hợp tác giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống là điều tất yếu. Do đó, các mô hình hợp tác khác của quốc gia, đặc biệt là thông qua các tổ chức liên chính phủ, ngày càng được mở rộng và trở nên phong phú. Continue reading “Tổ chức Liên Chính phủ (IGOs)”

Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu

0,,17425642_303,00

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The Import of Exports”, Project Syndicate, 26/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến lược phát triển của một quốc gia có nên chú ý đặc biệt đến lĩnh vực xuất khẩu? Xét cho cùng, xuất khẩu không liên quan gì tới việc làm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân, chẳng hạn như giáo dục, y tế, nhà ở, điện, nước, viễn thông, an ninh, pháp luật và giải trí. Vì vậy, tại sao phải ưu tiên đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng ở một đất nước xa xôi?

Một cách ngắn gọn, câu hỏi trên cũng chính là điều mà những người phản đối tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế, cũng như những người cánh hữu yêu cầu đối xử bình đẳng đối với tất cả các ngành công nghiệp, muốn biết. Tuy nhiên không có câu trả lời đúng cho những câu hỏi sai. Bởi chính vì quan tâm đến người dân nên các chính phủ mới phải tập trung vào xuất khẩu. Continue reading “Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu”

Chủ quyền (Sovereignty)

passport-- shutterstock-body

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Khái niệm “chủ quyền” (sovereignty) gắn liền với các quốc gia – dân tộc được coi là có nguồn gốc từ Hòa ước Westphalia năm 1648, khi các chính phủ lúc bấy giờ ngừng hỗ trợ những nhóm cùng tôn giáo chống lại các nhà nước của họ, đồng thời thừa nhận quyền tài phán dựa trên lãnh thổ của các vương triều, gắn liền với việc tuân thủ chính sách không can thiệp vào biên giới lãnh thổ đã được xác định của các vương triều đó. Cùng với sự phát triển của luật pháp quốc tế, chủ quyền dần được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước mà không gì có thể so sánh được trên bình diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau với những mục đích khác nhau khái niệm chủ quyền quốc gia được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Continue reading “Chủ quyền (Sovereignty)”