14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến

Nguồn: Ottoman Empire declares a holy war, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Ottoman, lãnh đạo tôn giáo Sheikh-ul-Islam tuyên bố một cuộc thánh chiến Islam giáo thay mặt chính quyền Ottoman, thúc giục những tín đồ của ông cầm vũ khí chống lại Anh, Pháp, Nga, Serbia và Montenegro trong Thế chiến I.

Vào thời điểm Thế chiến I nổ ra vào mùa hè năm 1914, Đế quốc Ottoman đương lung lay. Đế quốc này đã bị mất phần lớn lãnh thổ vốn một thời rộng lớn của mình ở châu Âu với thất bại trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất hai năm trước đó. Continue reading “14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến”

14/11/1982: Lech Walesa ra tù

Nguồn: Walesa released from jail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Lech Walesa, lãnh đạo phong trào Đoàn kết bất hợp pháp của Ba Lan, đã trở lại căn hộ của ông ở Gdansk sau 11 tháng bị giam tại một nhà nghỉ săn bắn nằm gần biên giới với Liên Xô. Hai ngày trước đó, hàng trăm người ủng hộ đã bắt đầu một buổi canh thức ở bên ngoài nhà ông khi biết rằng người sáng lập phong trào công đoàn Ba Lan sắp được thả. Khi Walesa trở về nhà vào ngày 14/11, ông được một đám đông vui vẻ nâng lên và đưa đến tận cửa căn hộ, nơi ông chào vợ mình và sau đó có một bài phát biểu trước những người ủng hộ từ cửa sổ tầng hai. Continue reading “14/11/1982: Lech Walesa ra tù”

14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản

14

Nguồn: United States gives military and economic aid to communist Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc Hội Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho đất nước Nam Tư cộng sản. Hành động này là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa Nam Tư và Liên Xô.

Sau Thế chiến II, lực lượng cộng sản của Josip Broz Tito lên nắm quyền kiểm soát Nam Tư. Người Mỹ đã ủng hộ Tito trong suốt cuộc chiến, khi lực lượng của ông chiến đấu chống lại Đức Quốc xã xâm lược. Sang giai đoạn hậu chiến và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, chính sách của Mỹ đối với Nam Tư trở nên cứng rắn hơn. Mỹ coi Tito đơn giản là một công cụ để Liên Xô mở rộng sang Đông và Nam Âu. Nhưng tới năm 1948, Tito công khai chống lại Stalin, mặc dù ông vẫn tiếp tục tuyên bố trung thành với ý thức hệ cộng sản. Từ đó về sau, Tito tuyên bố, Nam Tư sẽ tự quyết định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của mình mà không cần Liên Xô can thiệp. Continue reading “14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản”