23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp

Nguồn: Poet-soldier Rupert Brooke dies in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Rupert Brooke, một học giả và nhà thơ trẻ tuổi đang phục vụ với tư cách là sĩ quan trong Hải quân Hoàng gia Anh, đã qua đời vì nhiễm trùng máu trên một tàu bệnh viện neo đậu ngoài khơi đảo Skyros của Hy Lạp, trong khi chờ được triển khai tham gia cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Bán đảo Gallipoli.

Sinh năm 1887 tại Rugby, Anh, Brooke theo học tại trường King’s College thuộc Đại học Cambridge, nơi ông kết bạn với những học giả nổi tiếng trong tương lai như E.M. Forster, John Maynard Keynes, và Virginia Stephens (sau này là Virginia Woolf) với tư cách là thành viên của nhóm Bloomsbury nổi tiếng. Những chuyến đi đến Mỹ vào năm 1912 đã giúp Brooke cho ra đời một loạt các bài luận và bài báo được đón nhận nồng nhiệt; ông cũng từng sống một thời gian ở Tahiti, nơi ông đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng nhất của mình. Continue reading “23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp”

21/03/1918: Đức mở cuộc tấn công lớn ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: Germany begins major offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần sông Somme ở Pháp, quân đội Đức đã mở cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Mặt trận phía Tây sau hai năm.

Đầu năm 1918, người Đức đã xác lập vị thế vững chắc trên các chiến trường châu Âu. Quân đội nước này chiếm gần như toàn bộ Bỉ và phần lớn miền bắc nước Pháp. Với việc Romania, Nga và Serbia rút khỏi chiến tranh vào cuối năm 1917, xung đột ở phía đông đang đi đến hồi kết, theo đó cho phép Liên minh Trung tâm tập trung vào việc chống lại quân Anh và Pháp ở phía tây. Thật vậy, đến ngày 21/03/1918, việc Nga rút lui đã cho phép Đức điều ít nhất 44 sư đoàn sang Mặt trận phía Tây. Continue reading “21/03/1918: Đức mở cuộc tấn công lớn ở Mặt trận phía Tây”

17/02/1915: Khí cầu Zeppelin L-4 rơi xuống Biển Bắc

Nguồn: Zeppelin L-4 crashes into North Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, sau khi gặp phải một cơn bão tuyết dữ dội trong đêm, khí cầu Zeppelin L-4 của Đức đã rơi xuống Biển Bắc gần thị trấn ven biển Varde của Đan Mạch.

Zeppelin, một khí cầu vỏ cứng chạy bằng động cơ, được nhà phát minh người Đức Ferdinand Graf von Zeppelin phát minh vào năm 1900. Dù một nhà phát minh người Pháp đã chế tạo được khí cầu chạy bằng động cơ từ trước đó vài thập niên, nhưng khí cầu có khung thép cứng Zeppelin vẫn là khí cầu lớn nhất từng được chế tạo cho đến thời điểm đó. Continue reading “17/02/1915: Khí cầu Zeppelin L-4 rơi xuống Biển Bắc”

25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên

Nguồn: Formal commission is established on the League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris, các đại biểu tham dự hội nghị hòa bình đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Ủy ban về Hội Quốc Liên.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhất quyết đòi làm chủ tịch ủy ban này – đối với ông, việc thành lập Hội Quốc Liên rõ ràng là trung tâm của các cuộc đàm phán hòa bình. Ông được Thủ tướng Anh David Lloyd George ủng hộ. Dù Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau tỏ ra hoài nghi hơn, tin rằng hòa bình với Đức mới là mục tiêu quan trọng, nhưng ông đã đồng ý với những người đồng cấp từ Mỹ và Anh, để Pháp không bị xem là trở ngại cho việc hình thành Hội Quốc Liên. Ban đầu, uỷ ban đầu bao gồm hai đại diện từ mỗi quốc gia trong nhóm Ngũ Cường – Pháp, Đế quốc Anh, Ý, Nhật Bản, và Mỹ. Sau đó, khi các quốc gia nhỏ hơn như Bỉ phản đối, nhóm này đã được quyền đề cử thêm đại diện, đầu tiên là 5 và cuối cùng là 9. Continue reading “25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên”

28/11/1914: Sở Chứng khoán New York tiếp tục giao dịch trái phiếu

Nguồn: New York Stock Exchange resumes bond trading, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) mở cửa giao dịch trái phiếu trở lại sau gần bốn tháng, đợt ngừng giao dịch dài nhất trong lịch sử của sàn này.

Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu đã buộc NYSE phải đóng cửa vào ngày 31/07/1914, sau khi một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán trái phiếu của họ với hy vọng huy động tiền cho nỗ lực chiến tranh. Tất cả các thị trường tài chính trên thế giới đều làm theo và đóng cửa vào ngày 1/8. Continue reading “28/11/1914: Sở Chứng khoán New York tiếp tục giao dịch trái phiếu”

26/11/1916: T.E. Lawrence báo cáo về các vấn đề Ả Rập

Nguồn: T.E. Lawrence reports on Arab affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Thomas Edward Lawrence, một thành viên cấp thấp trong Văn phòng Ả Rập của chính phủ Anh thời Thế chiến I, đã công bố một báo cáo chi tiết phân tích cuộc nổi dậy do nhà lãnh đạo Ả Rập Sherif Hussein lãnh đạo chống lại Đế chế Ottoman vào cuối mùa xuân năm 1916.

Là một học giả và nhà khảo cổ học, “Lawrence xứ Ả Rập” đã chu du nhiều nơi ở Syria, Palestine, Ai Cập, và các vùng của Thổ Nhĩ Kỳ trước khi bắt đầu chính thức làm việc với văn phòng của chính phủ Anh về các vấn đề Ả Rập vào năm 1916. Vào thời điểm đó, Văn phòng Ả Rập đang tìm cách kích động một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo và người nói tiếng Ả Rập ở Đế quốc Ottoman, nhằm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của phe Đồng minh Hiệp ước. Người lãnh đạo cuộc nổi dậy theo kế hoạch sẽ là Hussein ibn Ali, người cai trị Hejaz (còn gọi là Sharif), khu vực ngày nay thuộc về Ả Rập Saudi, với các thành phố thánh địa Hồi giáo là Mecca và Medina. Continue reading “26/11/1916: T.E. Lawrence báo cáo về các vấn đề Ả Rập”

23/07/1914: Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia

Nguồn: Austria-Hungary issues ultimatum to Serbia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc sáu giờ tối, gần một tháng sau khi Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ở Sarajevo, Bosnia, Nam tước Giesl von Gieslingen, Đại sứ của Đế chế Áo-Hung tại Serbia, đã gửi tối hậu thư cho Bộ Ngoại giao Serbia.

Sau vụ ám sát Franz Ferdinand, nhận được hỗ trợ từ các đồng minh ở Berlin, Áo-Hung đã quyết định theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với Serbia. Kế hoạch của họ, được phát triển với sự phối hợp của Bộ ngoại giao Đức, là thúc đẩy một cuộc xung đột quân sự mà Vienna hy vọng sẽ kết thúc nhanh chóng và dứt khoát với một chiến thắng áp đảo cho Áo, trước khi phần còn lại của châu Âu – cụ thể là đồng minh hùng mạnh của Serbia, Nga – có thời gian để phản ứng. Continue reading “23/07/1914: Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia”

02/07/1917: Hy Lạp tuyên chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Greece declares war on Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, vài tuần sau khi Vua Constantine I thoái vị tại Athens dưới áp lực của quân Đồng minh Hiệp ước, Hy Lạp đã tuyên chiến với các cường quốc thuộc Liên minh Trung tâm, kết thúc ba năm trung lập bằng việc tham gia Thế chiến I, cùng phe với Anh, Pháp, Nga, và Italy. Continue reading “02/07/1917: Hy Lạp tuyên chiến với Liên minh Trung tâm”

11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles

Nguồn: Germans prepare to protest Versailles Treaty terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong tuần lễ thứ hai của tháng 5, phái đoàn Đức đến tham dự Hội nghị Hòa bình Versailles, được triệu tập tại Paris sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bắt đầu xem xét nội dung của Hiệp ước Versailles, được đại diện của các nước chiến thắng soạn thảo từ nhiều tháng trước đó, và chuẩn bị để phản đối những gì họ coi là sự đối xử bất công, khắc nghiệt. Continue reading “11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles”

09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha

Nguồn: Germany declares war on Portugal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đức chính thức tuyên chiến với Bồ Đào Nha, đất nước trước đó đã tái khẳng định liên minh của họ với Anh bằng cách chiếm giữ các tàu Đức đang neo đậu tại cảng Lisbon.

Bồ Đào Nha trở thành một nước cộng hòa vào năm 1910, sau khi cuộc cách mạng do quân đội lãnh đạo đã lật đổ Vua Manuel II (cha của ông, Vua Carlos, và anh trai đã bị ám sát hai năm trước đó). Một hiến pháp tự do được ban hành vào năm 1911, và Manuel José de Arriaga được bầu làm tổng thống đầu tiên của nhà nước cộng hòa. Continue reading “09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha”

26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann

Nguồn: President Wilson learns of Zimmermann Telegram, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong một diễn biến quan trọng đã khiến nước Mỹ chính thức bước vào Thế chiến I, Tổng thống Woodrow Wilson được thông báo về cái gọi là Bức điện Zimmermann, một thông điệp từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gửi Đại sứ Đức tại Mexico, đề xuất một liên minh giữa Đức và Mexico trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa Mỹ và Đức. Continue reading “26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann”

29/01/1915: Erwin Rommel chỉ huy một nhiệm vụ táo bạo tại Pháp

Nguồn: German lieutenant Erwin Rommel leads daring mission in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, tại vùng Argonne của Pháp, vị trung úy người Đức Erwin Rommel đã dẫn đầu đại đội của mình đánh chiếm bốn khu lô cốt của Pháp, vốn được sử dụng ở mặt trận để bố trí cho lực lượng pháo binh.

Rommel đích thân len lỏi qua hàng rào của quân Pháp trước, sau đó gọi những người còn lại trong đại đội đi theo mình. Khi thấy những người này lùi lại dù ông liên tục thét lên để ra lệnh, Rommel bò trở lại đại đội, đe dọa sẽ bắn chỉ huy trung đội dẫn đường nếu những người khác không đi theo ông. Đại đội cuối cùng đã tiến lên, chiếm được các lô cốt và chống lại thành công đợt phản công đầu tiên của quân Pháp trước khi bị bao vây, hứng chịu hỏa lực dày đặc, và buộc phải rút lui. Continue reading “29/01/1915: Erwin Rommel chỉ huy một nhiệm vụ táo bạo tại Pháp”

12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris

Nguồn: Leaders of the Big Four nations meet for the first time in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một ngày sau khi Thủ tướng Anh David Lloyd George đến Paris, ông đã gặp đại diện của các quốc gia Tứ Cường còn lại – Thủ tướng Georges Clemenceau của Pháp, Thủ tướng Vittorio Orlando của Ý, và Tổng thống Woodrow Wilson của Mỹ – tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Pháp ở Quai d’Orsay. Đây là cuộc gặp đầu tiên trong số hơn 100 cuộc họp của bốn người đàn ông. Continue reading “12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris”

10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức

Nguồn: President Harding orders U.S. troops home from Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, bốn năm sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Warren G. Harding đã ra lệnh cho quân đội Mỹ đang đóng tại Đức phải trở về nhà.

Năm 1917, sau nhiều năm bế tắc đẫm máu dọc theo Mặt trận phía Tây, việc các lực lượng mới, được trang bị đầy đủ của Mỹ tham gia vào Thế chiến I – một quyết định được Tổng thống Woodrow Wilson công bố vào tháng 4 và phần lớn nguyên nhân là do những đợt tấn công trắng trợn của Đức vào các tàu Mỹ – đã được chứng minh là một bước ngoặt lớn trong cuộc xung đột. Lực lượng hải quân Mỹ đến Anh vào ngày 9/4, chỉ ba ngày sau khi chính thức tuyên chiến. Ngày 13/6, Lực lượng Viễn chinh Mỹ, do Tướng John J. Pershing nổi tiếng chỉ huy, đổ bộ lên bờ biển nước Pháp. Continue reading “10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức”

10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình

Nguồn: Woodrow Wilson awarded Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Giải Nobel Hòa bình đã được trao cho Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson vì công lao của ông trong việc chấm dứt Thế chiến I và thành lập Hội Quốc Liên. Dù Wilson không thể tham dự lễ trao giải ở Oslo, Na Uy, Đại sứ Mỹ tại Na Uy, Albert Schmedeman, đã chuyển một bức điện của Wilson tới Ủy ban Nobel. Continue reading “10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình”

15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Georges Clemenceau named French prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi đất nước của ông vướng vào cuộc xung đột quốc tế gay gắt mà cuối cùng sẽ cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu thanh niên, Georges Clemenceau, 76 tuổi, lần thứ hai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp.

Clemenceau lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội vào năm 1876, 5 năm sau khi người Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Kể từ thời điểm đó, ông luôn tin rằng nước Đức mới thống nhất là một mối đe dọa, và một cuộc chiến khác là điều không thể tránh khỏi, bởi “người Đức tin rằng chiến thắng có nghĩa là thống trị.” Với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và dân số gia tăng đều đặn, Đức đã tạo ra lợi thế cho mình trong những thập niên tiếp theo, trong khi nền kinh tế Pháp không có nhiều tiến triển và tỷ lệ sinh vẫn giảm. Clemenceau, người từng giữ chức Thủ tướng từ năm 1906 đến năm 1909, vẫn kịch liệt chống Đức, ủng hộ chuẩn bị quân sự tốt hơn, cũng như liên minh chặt chẽ hơn với Anh và Nga. Continue reading “15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp”

18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát

Nguồn: British soldier Harry Farr executed for cowardice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1916, binh nhì Harry Farr của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) đã bị hành quyết vì tội hèn nhát sau khi ông từ chối xuống chiến hào ở tiền tuyến Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sau khi tham gia BEF vào năm 1914, Farr được cử đến mặt trận Pháp. Tháng 5 năm sau, ông đã bị ngất, run rẩy và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ông trở lại chiến trường và tham gia Chiến dịch Somme. Tuy nhiên, vào giữa tháng 9/1916, Farr từ chối xuống chiến hào cùng với các thành viên còn lại của tiểu đội; khi bị kéo đi, ông đã vùng vẫy và bỏ chạy. Sau đó, ông bị tòa án quân đội kết tội hèn nhát và bị kết án tử hình. Continue reading “18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát”

11/10/1915: Bulgaria chính thức tham gia Thế chiến I

Nguồn: Bulgaria enters World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Thủ tướng Vasil Radoslavov của Bulgaria đã tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ tham gia Thế chiến I, về phe của Liên minh Trung tâm.

Được cả hai bên bí mật chiêu mộ trong Thế chiến I với tư cách là một đồng minh tiềm năng ở khu vực Balkan đầy biến động, Bulgaria cuối cùng đã quyết định ủng hộ Liên minh Trung tâm. Trong tuyên bố của mình vào ngày 11/10/1915, Radoslavov lập luận rằng việc cùng Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman đối đầu với các cường quốc Đồng minh Hiệp ước – Anh, Pháp và Nga – là điều nên làm, không chỉ vì lý do kinh tế, vì Áo-Hung và Ottoman là đối tác thương mại chính của Bulgaria, mà còn là cách để tự vệ trước sự xâm lược của Serbia, đồng minh của Nga và một cường quốc ở Balkan, mà Radoslavov coi là “kẻ thù lớn nhất” của đất nước mình. Continue reading “11/10/1915: Bulgaria chính thức tham gia Thế chiến I”

23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Mons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong lần đối đầu đầu tiên trên đất châu Âu kể từ trận Waterloo năm 1815, bốn sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF), do Sir John French chỉ huy, đã chiến đấu với Tập đoàn quân số 1 của Đức ở Kênh Mons rộng 18m ở Bỉ, nằm gần biên giới Pháp.

Trận Mons là trận cuối cùng trong số bốn “Trận chiến Biên giới” diễn ra nhiều ngày ở Mặt trận phía Tây, giữa lực lượng Đồng minh và Đức, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I. Ba trận đánh đầu tiên – tại Lorraine, Ardennes và Charleroi – có sự tham gia của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Joseph Joffre. Ban đầu, lực lượng BEF tại Pháp dự kiến sẽ hỗ trợ Tập đoàn quân số 5 của Pháp, do tướng Charles Lanrezac chỉ huy, trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, khởi đầu chậm trễ và quan hệ kém thân thiện giữa BEF và Lanrezac có nghĩa là Tập đoàn quân số 5 và BEF sẽ tham gia các trận đánh riêng biệt chống lại quân Đức đang tiến lên tại Charleroi và Mons. Continue reading “23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I”

14/07/1918: Con trai út của Theodore Roosevelt thiệt mạng

Nguồn: Quentin Roosevelt, Theodore Roosevelt’s youngest son, is killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quentin Roosevelt, một phi công thuộc Không quân Mỹ và là con trai thứ tư của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, đã bị máy bay Fokker của Đức bắn rơi và giết chết trên sông Marne ở Pháp.

Chàng trai trẻ Roosevelt khi ấy đã đính hôn với Flora Payne Whitney, cháu gái của Cornelius Vanderbilt, một trong những người đàn ông giàu nhất nước Mỹ. Cặp đôi gặp nhau tại một vũ hội ở Newport, Rhode Island vào tháng 08/1916, và nhanh chóng rơi vào lưới tình, dù quan hệ thông gia giữa Roosevelts khiêm tốn, thuộc tầng lớp địa chủ cũ, với gia đình Vanderbilt-Whitneys giàu có, hào hoa lúc đầu đã gây tranh cãi cho đôi bên. Continue reading “14/07/1918: Con trai út của Theodore Roosevelt thiệt mạng”