19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov released from internal exile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã quyết định trả tự do cho Andrei Sakharov và vợ ông, Elena Bonner, khỏi cảnh lưu đày trong nước ở Gorky, một thành phố lớn trên Sông Volga mà khi đó đang bị đóng cửa đối với người nước ngoài. Động thái này được ca ngợi là bằng chứng cho thấy cam kết của Gorbachev nhằm giảm bớt đàn áp chính trị nội bộ ở Liên Xô. Continue reading “19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do”

22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov arrested in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Moskva, Andrei Dmitriyevich Sakharov, nhà vật lý Liên Xô, người giúp nước này chế tạo quả bom hydrogen đầu tiên, đã bị bắt sau khi lên tiếng chỉ trích việc Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan. Sau đó, ông bị tước nhiều danh hiệu khoa học và bị đày đến Gorky xa xôi.

Sinh năm 1921 tại Moskva, Sakharov theo học ngành vật lý tại Đại học Moskva, đến tháng 06/1948 thì được tuyển dụng vào chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Liên Xô đã cùng Mỹ chạy đua phát triển bom hydrogen, loại vũ khí được cho là mạnh gấp hàng chục lần những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt”

06/11/1988: Nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov thăm Hoa Kỳ

Nguồn: Renowned Soviet dissident Andrei Sakharov visits United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1988, nhà khoa học và cũng là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Liên Xô Andrei Sakharov bắt đầu chuyến thăm hai tuần tới Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm của mình, ông đã đề nghị chính phủ và nhân dân Mỹ ủng hộ các chính sách glasnost (cởi mở chính trị) và perestroika (cải tổ kinh tế) của nhà lãnh đạo người Nga Mikhail Gorbachev, để qua đó đảm bảo sự thành công của một hệ thống Liên Xô mới dân chủ hơn, thân thiện hơn.

Sakharov không phải là nhân vật được chính phủ Liên Xô ưa thích. Trong những năm cuối thập niên 1930 và những năm 1940, ông là nhà vật lý đáng kính ở Liên Xô và là thành viên của nhóm nhà khoa học phát triển quả bom hydro đầu tiên của Nga vào những năm 1950. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1950, ông bắt đầu hoài nghi một cách nghiêm túc về việc Nga thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngoài trời. Ông cũng bắt đầu biểu tình đòi hỏi tự do khoa học ở Liên Xô. Continue reading “06/11/1988: Nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov thăm Hoa Kỳ”