07/12/1988: Động đất tàn phá Armenia

Nguồn: Earthquakes wreak havoc in Armenia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, hai trận động đất xảy ra ở Armenia đã giết chết 60.000 người và phá hủy gần nửa triệu tòa nhà. Hai trận động đất này chỉ cách nhau vài phút, được đo có cường độ 6,9 và 5,8 độ richter và được cảm nhận ở cả những nơi xa tận Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iran.

Vào lúc 11:41 sáng, khi trận động đất đầu tiên (mạnh hơn) xảy ra cách Spitak 5 km, một thành phố có khoảng 30.000 người, và cách Kirovakan 32km về phía tây bắc. Tâm chấn không sâu lắm dưới bề mặt trái đất, phần nào giải thích cho sự tàn phá khủng khiếp. Chỉ bốn phút sau, trận động đất thứ hai, mạnh 5,8 độ richter đã xảy ra gần đó, làm sụp đổ các tòa nhà vốn đã không còn có thể trụ vững sau trận động đất đầu tiên. Sau đó, người ta phát hiện ra các trận động đất đã gây ra một vết nứt dài 12km trên mặt đất – với những chỗ rộng tới vài mét. Continue reading “07/12/1988: Động đất tàn phá Armenia”

14/09/1988: Dolores Huerta bị cảnh sát đánh khi đang biểu tình ôn hòa

Nguồn: Dolores Huerta beaten by police while peacefully protesting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, nhà hoạt động vì người lao động Dolores Huerta đã bị một cảnh sát đánh đập dã man khi đang tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa vì công nhân nông trại ở San Fransisco. Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ sâu rộng trong phong trào vì người lao động và trên khắp nước Mỹ, nhưng nó đã không thể ngăn cản Huerta tổ chức và tham dự hàng loạt các cuộc biểu tình trong những thập niên tiếp theo. Continue reading “14/09/1988: Dolores Huerta bị cảnh sát đánh khi đang biểu tình ôn hòa”

18/08/1988: Thẩm phán Gary M. Little tự tử

Nguồn: A Seattle judge involved in a sex scandal dies by suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1988, Thẩm phán Gary M. Little đã tự tử chỉ vài giờ trước khi tờ Seattle Post-Intelligencer cho đăng bài báo cáo buộc ông lạm dụng quyền lực bằng cách tấn công tình dục các bị cáo ở độ tuổi vị thành niên mà ông từng xét xử. Bài báo trên trang nhất này cũng ám chỉ rằng ông đã lạm dụng các học sinh tuổi teen của mình khi còn là giáo viên vào thập niên 1960 và 1970. Vụ bê bối này đã đặt ra câu hỏi về hệ thống tư pháp, vì thực chất Little đã bị điều tra và kỷ luật, nhưng các cuộc điều tra đã được giữ bí mật. Continue reading “18/08/1988: Thẩm phán Gary M. Little tự tử”

12/03/1988: Mưa đá gây ra thảm họa giẫm đạp tại Nepal

Nguồn: Hail causes stampede at soccer match in Nepal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, một trận mưa đá bất ngờ đã khiến các cổ động viên tại một trận bóng đá ở Kathmandu, Nepal phải bỏ chạy. Thảm họa giẫm đạp sau đó đã khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Vào lúc đó, khoảng 30.000 người đang theo dõi trận đấu giữa đội Janakpur của Nepal và đội Muktijoddha của Bangladesh tại Sân vận động Quốc gia. Một cơn bão ập đến nhanh chóng và mưa đá bắt đầu trút xuống khán đài. Khi các cổ động viên hoảng loạn và lao về phía lối thoát, họ phát hiện các cánh cổng đã bị khóa, có lẽ là để ngăn những người không có vé vào sân vận động. Trong lúc người hâm mộ tiếp tục chen lấn, lối đi bắt đầu chật kín. Các nạn nhân của thảm họa giẫm đạp dần không thở được và đã bị đè bẹp đến chết. Continue reading “12/03/1988: Mưa đá gây ra thảm họa giẫm đạp tại Nepal”

08/05/1988: Stella Nickell bị kết tội giết người bằng thuốc Excedrin nhiễm độc

Nguồn: Woman convicted of killing two in Excedrin tampering, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, Stella Nickell đã bị bồi thẩm đoàn Seattle, Washington, tuyên có tội đối với hai cáo buộc giết người. Bà ta là người đầu tiên bị kết tội vi phạm Đạo luật Liên bang về Chống làm giả (Federal Anti-Tampering Act) sau khi cho cyanide vào viên nang Excedrin để giết chết chồng mình.

Stella và Bruce Nickell kết hôn vào năm 1976, không lâu sau vụ án 7 người thiệt mạng ở Chicago, Illinois, vì những viên thuốc Tylenol tẩm độc. Theo lời cô con gái từ cuộc hôn nhân trước của Stella, bà ta đã bắt đầu lên kế hoạch giết Bruce ngay từ tuần trăng mật. Vụ ngộ độc Tylenol ở Chicago (vốn chưa bao giờ được làm rõ) đã có ảnh hưởng đến Stella, người quyết định rằng cyanide sẽ là một phương pháp giết người hiệu quả. Continue reading “08/05/1988: Stella Nickell bị kết tội giết người bằng thuốc Excedrin nhiễm độc”

24/02/1988: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền châm biếm người nổi tiếng

Nguồn: Supreme Court defends right to satirize public figures, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, Tối cao Pháp viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 8-0 để đảo ngược dàn xếp bồi thường trị giá 200.000 đô la được trao cho Mục sư Jerry Falwell, vì tổn thất tinh thần mà ông phải chịu đựng khi bị đưa vào câu chuyện chế (parody) trên Hustler, một tạp chí khiêu dâm. Continue reading “24/02/1988: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền châm biếm người nổi tiếng”

12/09/1988: Bão Gilbert đổ bộ Jamaica

Nguồn: Hurricane Gilbert slams Jamaica, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, bão Gilbert đã đổ bộ vào Jamaica, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Cơn bão sau đó tiếp tục gây chết chóc và tàn phá ở Mexico, cũng như một loạt lốc xoáy ở Texas.

Ngày 10/09, Gilbert tăng lên cấp độ bão ở vùng biển phía tây Cộng hòa Dominica. Các chỉ số phong vũ biểu đã giảm mạnh vào ngày hôm sau, cuối cùng đạt 26,13 – mức thấp nhất từng được ghi nhận cho đến thời điểm đó. Ngày càng trở nên mạnh hơn, Gilbert đã ào qua Puerto Rico, Cộng hòa Dominica và Haiti, tiến thẳng đến Jamaica. Continue reading “12/09/1988: Bão Gilbert đổ bộ Jamaica”

16/03/1988: Tổng thống Reagan đưa 3.000 quân đến Honduras

Nguồn: President Reagan orders troops into Honduras, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã điều hơn 3.000 lính Mỹ tới Honduras và tuyên bố rằng các binh lính Nicaragua đã vượt qua biên giới của họ. Đây là một phần trong nỗ lực gây áp lực lên chính phủ cánh tả Sandinista ở Nicaragua. Cũng như nhiều hành động khác từng được thực hiện dưới thời Reagan để chống lại Nicaragua, kết quả là chỉ đem về sự hỗn loạn và chỉ trích nhiều hơn.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 1981, chính quyền Reagan đã sử dụng một loạt các biện pháp nhằm loại bỏ chính phủ cánh tả Sandinista ở Nicaragua. Tổng thống Reagan đã buộc tội các quan chức Sandinista là những con tốt của Liên Xô và đang thành lập một tiền đồn cộng sản ở Tây Bán cầu, dù có rất ít bằng chứng cho điều đó. Tuy nhiên, chính quyền Reagan đã dùng áp lực kinh tế lẫn ngoại giao để gây bất ổn cho chế độ Sandinista. Continue reading “16/03/1988: Tổng thống Reagan đưa 3.000 quân đến Honduras”

06/11/1988: Nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov thăm Hoa Kỳ

Nguồn: Renowned Soviet dissident Andrei Sakharov visits United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1988, nhà khoa học và cũng là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Liên Xô Andrei Sakharov bắt đầu chuyến thăm hai tuần tới Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm của mình, ông đã đề nghị chính phủ và nhân dân Mỹ ủng hộ các chính sách glasnost (cởi mở chính trị) và perestroika (cải tổ kinh tế) của nhà lãnh đạo người Nga Mikhail Gorbachev, để qua đó đảm bảo sự thành công của một hệ thống Liên Xô mới dân chủ hơn, thân thiện hơn.

Sakharov không phải là nhân vật được chính phủ Liên Xô ưa thích. Trong những năm cuối thập niên 1930 và những năm 1940, ông là nhà vật lý đáng kính ở Liên Xô và là thành viên của nhóm nhà khoa học phát triển quả bom hydro đầu tiên của Nga vào những năm 1950. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1950, ông bắt đầu hoài nghi một cách nghiêm túc về việc Nga thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngoài trời. Ông cũng bắt đầu biểu tình đòi hỏi tự do khoa học ở Liên Xô. Continue reading “06/11/1988: Nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov thăm Hoa Kỳ”

31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Three U.S. presidents close chapters on the Cold War, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này trong lịch sử, ba vị tổng thống Hoa Kỳ trong ba năm khác nhau đã thực hiện những bước quan trọng để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 05 năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh bốn ngày tại Nga. Sau cuộc bầu cử năm 1980, Reagan đã từ bỏ những nỗ lực của Nixon, Ford và Carter nhằm xua tan căng thẳng chính trị giữa hai siêu cường và thay vào đó đã tăng cường chạy đua vũ trang và luận điệu chống Liên Xô. Liên Xô không thể theo kịp với khoản chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và điều này, cùng với chính sách của Gorbachev về việc trao quyền tự do ngày càng tăng cho công dân Liên Xô (chính sách glasnost), đã giúp làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cứng rắn ở Nga. Continue reading “31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

21/12/1988: Chuyến bay Pan Am 103 nổ tung trên bầu trời Scotland

Nguồn: Pan Am Flight 103 explodes over Scotland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, chuyến bay Pan Am 103 từ London tới New York đã phát nổ trên bầu trời Lockerbie, Scotland, giết chết 243 hành khách và 16 nhân viên đoàn bay, cùng với 11 cư dân Lockerbie trên mặt đất. Một quả bom được giấu bên trong một chiếc máy cassette đã phát nổ trong khoang chứa hàng hóa khi máy bay ở độ cao 31.000 feet. Vụ tai nạn, vốn trở thành đối tượng điều tra hình sự lớn nhất của Anh, được cho là một cuộc tấn công nhằm chống lại nước Mỹ. Một trăm tám mươi chín trong số các nạn nhân là người Mỹ.

Những tay khủng bố Hồi giáo đã bị buộc tội gài bom trên máy bay khi nó đang đậu ở sân bay Frankfurt, Đức. Các nhà chức trách nghi ngờ cuộc tấn công này là để trả đũa đợt không kích của Mỹ chống lại Libya năm 1986, trong đó con gái của Muammar al-Qaddafi đã bị giết chết cùng với hàng chục người khác, hoặc một vụ tai nạn vào năm 1988, trong đó Mỹ đã bắn hạ một máy bay thương mại của hãng Iran Air đang bay qua vịnh Ba Tư, giết chết 290 người. Continue reading “21/12/1988: Chuyến bay Pan Am 103 nổ tung trên bầu trời Scotland”

15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan

article-1324122-004442DD00000258-209_634x429

Nguồn:Soviets begin withdrawal from Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 14/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 5 năm 1988, sau hơn tám năm can thiệp quân sự vào Afghanistan để hỗ trợ chính phủ thân cộng sản, Liên Xô bắt đầu rút quân. Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho sự chấm dứt của một giai đoạn dai dẳng, đẫm máu, và vô ích của Liên Xô trong việc chiếm đóng Afghanistan.

Tháng 12 năm 1979, quân đội Xô viết bắt đầu tiến quân vào Afghanistan trong một nỗ lực củng cố chính quyền cộng sản thân Liên Xô đang bị các lực lượng nổi dậy trong nước đe dọa. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn binh lính Nga và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổ vào Afghanistan. Từ đó bắt đầu một cuộc xung đột quân sự dữ dội với quân nổi dậy Hồi giáo người Afghanistan vốn khinh bỉ chính quyền cộng sản và lực lượng Xô viết đang hỗ trợ nó. Trong suốt tám năm sau đó, hai bên liên tục chiến đấu giành quyền kiểm soát Afghanistan, và cả Liên Xô và quân nổi dậy đều không thể đạt được chiến thắng quyết định. Continue reading “15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan”

11/05/1988: Điệp viên hai mang Kim Philby qua đời

PD*33643562

Nguồn:Kim Philby dies,” History.com (truy cập ngày 10/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 11 tháng 5 năm 1988, Kim Philby, cựu sĩ quan của Cục tình báo mật Anh Quốc (MI6) và là gián điệp hai mang của Liên Xô, qua đời tại Moskva ở tuổi 76. Philby có lẽ là một trong những người nổi tiếng nhất trong nhóm quan chức chính phủ Anh từng làm điệp viên cho Nga từ những năm 1930 đến những năm 1950.

Philby xuất thân từ một giai tầng có địa vị và được kính trọng trong xã hội Anh. Ông theo học Trường Trinity College thuộc Đại học Cambridge hồi đầu những năm 1930, và dần theo đuổi sự nghiệp chính trị cấp tiến. Năm 1934, ông tới Vienna, nơi ông gặp và cưới, rồi nhanh chóng ly dị, với một người phụ nữ trẻ là thành viên của Đảng Cộng sản Áo. Sau này Philby thừa nhận chính phủ Liên Xô đã tuyển dụng ông làm gián điệp cho họ ở Vương quốc Anh trong thời gian này. Continue reading “11/05/1988: Điệp viên hai mang Kim Philby qua đời”