Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Nguồn: “Does generative artificial intelligence infringe copyright?”, The Economist, 02/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) sẽ biến đổi thị trường lao động. IMF cho rằng các công cụ AI, như những phần mềm tạo văn bản hoặc hình ảnh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến 40% việc làm. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng chúng có thể thay thế 300 triệu việc làm trên toàn thế giới. Những người hoài nghi cho rằng các ước tính như thế là phóng đại. Nhưng một số ngành dường như đã cảm nhận được tác động. Một bài báo xuất bản hồi tháng 8 năm 2023 trên SSRN, một kho lưu trữ các nghiên cứu chưa qua bình duyệt chính thức, cho thấy thu nhập của các lao động tự do “sáng tạo” — chẳng hạn như nhà văn và họa sĩ minh họa — đã giảm kể từ tháng 11 năm 2022 khi ChatGPT được phát hành. Continue reading “Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?”

28/10/1998: Clinton ký ban hành Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số

Nguồn: President Bill Clinton signs the Digital Millennium Copyright Act into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một bản tin của đài ABC, sau khi vô tình xem được một đoạn video dài 29 giây quay cảnh một đứa trẻ mới biết đi nhảy theo bản hit “Let’s Go Crazy” năm 1984 của mình, biểu tượng nhạc pop Prince đã nộp đơn kiện, bắt đầu vụ tranh chấp pháp lý nổi tiếng có liên quan đến YouTube, Universal Music Group, và một bà nội trợ từ bang Pennsylvania tên là Stephanie Lenz. Giống như các vụ kiện cuối cùng khiến nền tảng chia sẻ nhạc Napster phải đóng cửa, vụ kiện của Prince có liên quan đến một đạo luật liên bang điều chỉnh việc sử dụng nhạc số trong thời đại Internet. Đạo luật đó, được gọi là Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số (Digital Millennium Copyright Act, DMCA), đã được Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào ngày 28/10/1998. Continue reading “28/10/1998: Clinton ký ban hành Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số”