28/10/1998: Clinton ký ban hành Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số

Nguồn: President Bill Clinton signs the Digital Millennium Copyright Act into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một bản tin của đài ABC, sau khi vô tình xem được một đoạn video dài 29 giây quay cảnh một đứa trẻ mới biết đi nhảy theo bản hit “Let’s Go Crazy” năm 1984 của mình, biểu tượng nhạc pop Prince đã nộp đơn kiện, bắt đầu vụ tranh chấp pháp lý nổi tiếng có liên quan đến YouTube, Universal Music Group, và một bà nội trợ từ bang Pennsylvania tên là Stephanie Lenz. Giống như các vụ kiện cuối cùng khiến nền tảng chia sẻ nhạc Napster phải đóng cửa, vụ kiện của Prince có liên quan đến một đạo luật liên bang điều chỉnh việc sử dụng nhạc số trong thời đại Internet. Đạo luật đó, được gọi là Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số (Digital Millennium Copyright Act, DMCA), đã được Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào ngày 28/10/1998. Continue reading “28/10/1998: Clinton ký ban hành Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số”

28/10/1961: Ca sĩ Chuck Berry ra tòa lần thứ hai

Nguồn: Chuck Berry goes on trial for the second time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, cái gọi là “Phiên tòa Apache” (Apache trials) thứ hai xét xử ca sĩ rock-and-roll Chuck Berry đã bắt đầu. Trước đó, bản án kết tội ông vận chuyển một đứa trẻ vị thành niên đi xuyên qua biên giới các tiểu bang với mục đích vô đạo đức – vi phạm Đạo luật Mann – đã bị tòa phúc thẩm bác bỏ, tuy nhiên, phía công tố đã quyết định xét xử lại Berry. Continue reading “28/10/1961: Ca sĩ Chuck Berry ra tòa lần thứ hai”

28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến

Nguồn: German sailors begin to mutiny, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1918, các thủy thủ thuộc Hạm đội Biển khơi Đức đã kiên quyết từ chối ra khơi để thực hiện một cuộc tấn công cuối cùng vào hải quân Anh theo lệnh của Bộ Hải quân Đức, phản ánh tâm trạng thất vọng và nản chí của nhiều người bên phía Liên minh Trung tâm trong những ngày cuối cùng của Thế chiến I.

Vào tuần cuối của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào cuối tháng 9. Khi sự kết thúc của cuộc chiến đã ở trước mắt, bộ chỉ huy hải quân Đức – dẫn đầu bởi tham mưu trưởng Reinhardt Scheer – đã quyết định thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm chống lại người Anh ở Biển Bắc trong một bước đi tuyệt vọng để khôi phục lại uy tín của hải quân Đức. Continue reading “28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến”

28/10/1886: Khánh thành tượng Nữ thần Tự do

statue of liberty

Nguồn:Statue of Liberty dedicated,” History.com (truy cập ngày 27/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1886, bức tượng Nữ thần Tự do, món quà hữu nghị mà người dân Pháp dành tặng cho người dân Mỹ, được khánh thành trên cảng New York trong một buổi lễ do Tổng thống Mỹ Grover Cleveland chủ trì.

Với tên gọi ban đầu “Nữ thần Tự do soi sáng thế giới,” bức tượng là đề xuất của sử gia người Pháp Édouard de Laboulaye để kỷ niệm liên minh Pháp-Mỹ trong Cách mạng Mỹ. Được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, bức tượng cao 93 mét có hình dáng một nữ thần giơ cao ngọn đuốc. Phần khung thép khổng lồ của bức tượng được thiết kế bởi Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc và Alexandre Gustave Eiffel, kỹ sư nổi tiếng với thiết kế ngọn tháp Eiffel ở Paris. Continue reading “28/10/1886: Khánh thành tượng Nữ thần Tự do”