Mười khác biệt trong cách bỏ phiếu của người Mỹ so với thế giới

Nguồn: Eric Bjornlund, “10 Problematic Ways in Which U.S. Voting Differs From the World’s”, Foreign Policy, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mỹ không biết quá trình bầu cử của họ kỳ lạ như thế nào so với phần còn lại của thế giới — từ Đại cử tri đoàn cho đến cách xác định phạm vi địa lý các khu vực bỏ phiếu. Nhưng ngay cả bản thân quy trình bỏ phiếu cũng rất khác so với các nền dân chủ khác, khiến việc bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ gian lận cũng như tranh chấp giữa các đảng phái. Dưới đây là 10 khác biệt trong cách người Mỹ bỏ phiếu so với thế giới:

    1. Ngày Bầu cử được tổ chức vào ngày làm việc. Hầu hết các nền dân chủ khác đều bỏ phiếu vào cuối tuần hoặc chuyển ngày bầu cử của họ thành ngày nghỉ, có nghĩa là nhiều người hơn có thể bỏ phiếu mà không phải lo lắng về việc bỏ lỡ công việc. Continue reading “Mười khác biệt trong cách bỏ phiếu của người Mỹ so với thế giới”

Minh bạch hoá hệ thống bầu cử với công nghệ Blockchain

Tác giả: Alex Phạm

Bầu cử công khai là một trong những hoạt động nền tảng để xây dựng nên một quốc gia dân chủ, công bằng và minh bạch. Chính vì thế, yêu cầu tối quan trọng đặt ra ở đây đó là chính phủ và các tổ chức liên quan phải tổ chức được một cuộc bầu cử minh bạch, không có dấu hiệu gian lận. Từ trước đến nay, các phương pháp bầu cử đã và đang được áp dụng tại hầu hết các quốc gia là bỏ phiếu dựa trên lá phiếu bằng giấy hay bầu cử trên nền tảng điện tử. Tuy nhiên, các phương pháp hiện tại đều ít nhiều không cung cấp mức độ minh bạch thỏa đáng dành cho các cử tri.

Thời gian gần đây, có nhiều đề xuất về việc sử dụng công nghệ blockchain để minh bạch hóa hệ thống bầu cử một cách tuyệt đối. Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề hiện hữu với hệ thống bầu cử hiện tại và công nghệ Blockchain sẽ có thể giúp khắc phục những vấn đề này như thế nào. Continue reading “Minh bạch hoá hệ thống bầu cử với công nghệ Blockchain”

Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Nguồn: What may happen in November’s mid-terms, The Economist, 04/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, người Mỹ sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hai viện của Quốc hội. Điều gì sẽ quyết định kết quả?

Vào tháng 11, như thông lệ hai năm một lần, người Mỹ sẽ đi đến các điểm bầu cử để bầu một Quốc hội mới. Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số trong cả hai viện và có một tổng thống thường đồng tình với chương trình nghị sự của họ, nhưng Quốc hội hiện tại đã từ lâu chứng kiến nhiều kịch tính, với nhiều lần bỏ phiếu sít sao một cách bất ngờ. Các sáng kiến ​​lập pháp lớn, chẳng hạn như dự luật cải cách y tế, đã thất bại; thậm chí một biện pháp cắt giảm thuế cũng chỉ được thông qua bởi chênh lệch một vài phiếu bầu. Đảng Dân chủ, được hậu thuẫn bởi sự phản đối mạnh mẽ đối với nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, sẽ tin rằng họ có thể giành quyền kiểm soát một hoặc cả hai viện. Đảng Cộng hòa sẽ hy vọng rằng một nền kinh tế mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ giúp họ duy trì vị thế. Điều gì sẽ xác định người chiến thắng? Continue reading “Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ”

Các quan sát viên bầu cử có nhiệm vụ gì?

Nguồn:What do election observers do?”, The Economist, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuối những năm 1990, quan sát của quốc tế đối với các cuộc bầu cử đã trở nên phổ biến đến mức việc từ chối tiếp nhận các quan sát viên gần như là một sự thừa nhận gian lận công khai. Ngay cả các nhà lãnh đạo chuyên quyền như Vladimir Putin của Nga, Robert Mugabe của Zimbabwe và Alexander Lukashenko của Belarus cũng phải mời các quan sát viên nước ngoài. Sau cuộc trưng cầu dân ý của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4/2017, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), một cơ quan liên chính phủ, cho biết cuộc bỏ phiếu nằm “dưới mức” tiêu chuẩn quốc tế. “Chúng tôi không quan tâm đến các ý kiến ​​của những ‘Hans’ hay ‘George’,” Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã trả lời mà không đề cập đến bất kỳ ai cụ thể. Nhưng chính xác thì nhiệm vụ của các quan sát viên bầu cử là gì? Continue reading “Các quan sát viên bầu cử có nhiệm vụ gì?”

Rủi ro chính trị là gì?

Nguồn:What is political risk?”, The Economist, 08/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường đang lo lắng về chính trị nhiều hơn trước đây

Đã có nhiều bàn luận về rủi ro chính trị hơn trước đây sau quyết định bất ngờ của nước Anh về việc rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) và việc Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tập trung phân tích triển vọng các cuộc bầu cử ở Anh (diễn ra vào ngày 08/06/2017), Đức và Ý để tìm ra ai sẽ là người nắm quyền tại mỗi quốc gia. Nhưng bản thân thuật ngữ “rủi ro chính trị” có nghĩa là gì? Continue reading “Rủi ro chính trị là gì?”

Phó Tổng thống Mỹ có bị giới hạn số nhiệm kỳ không?

US

Nguồn:Are there term limits for U.S. vice presidents“, History.com, ngày 06/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các Tổng thống Mỹ chỉ được cầm quyền hai nhiệm kỳ bốn năm (hoặc tối đa là 10 năm trong trường hợp một tổng thống được thăng cấp từ vị trí Phó Tổng thống) theo quy định của Tu chính án thứ 22 được phê chuẩn vào năm 1951. Tuy nhiên, các Phó Tổng thống, cũng giống như các thành viên của Quốc hội Mỹ, không phải đối mặt với những hạn chế về số nhiệm kỳ. Tuy nhiên, đến nay, chưa có Phó Tổng thống nào phục vụ nhiều hơn hai nhiệm kỳ. Trong thực tế, chỉ có tám Phó Tổng thống đã phục vụ đủ tám năm: John Adams, Daniel Tompkins, Thomas Marshall, John Nance Garner, Richard Nixon, George H.W. Bush, Al Gore và Dick Cheney. Continue reading “Phó Tổng thống Mỹ có bị giới hạn số nhiệm kỳ không?”

Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?

iowa

Nguồn:Election 101: Why is Iowa first?”, History.com, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kể từ năm 1972, bầu cử sơ bộ ở bang Iowa đã trở thành cuộc tranh cử đầu tiên của các ứng viên trên con đường giành được đề cử (làm ứng viên tổng thống chính thức) của mỗi đảng. Nhưng tại sao lại là Iowa? Nguyên nhân  bắt nguồn từ hội nghị của đảng Dân chủ năm 1968.

Các sự kiện dẫn tới hội nghị này đã rất biến động. Chiến tranh Việt Nam bước vào năm thứ 14, cả Martin Luther King, Jr. và ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy đều bị ám sát vào mùa xuân năm đó, và Tổng thống Lyndon Johnson đã rút lui khỏi cuộc đua vào hồi tháng 3, quyết định không tìm cách ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Tháng 4 năm đó, Hubert Humphrey – phó tổng thống của Johnson – đã nhảy vào cuộc đua. Continue reading “Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?”

Ai là người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống Mỹ?

2015-12-15

Nguồn: “Who was the first woman to run for president?”, History.com (truy cập ngày 15/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phụ nữ Mỹ không có quyền bầu cử cho đến khi Tu chính án Hiến Pháp thứ 19 được thông qua năm 1920, nhưng người phụ nữ Mỹ đầu tiên tự ứng cử chức tổng thống đã xuất hiện từ gần 50 năm trước đó. Năm 1872, Victoria Woodhull đến từ Ohio đã làm nên lịch sử khi bà ra tranh cử với tư cách ứng cử viên của Đảng Bình Quyền (Equal Rights Party) chống lại tổng thống đương nhiệm Ulysses S. Grant. Cương lĩnh tranh cử của bà gồm những cải cách cấp tiến như ngày làm việc tám giờ, quyền bầu cử cho phụ nữ, bỏ án tử hình, và bà còn gây ngạc nhiên hơn nữa khi chọn nhà hoạt động bãi nô Frederick Douglass làm ứng cử viên phó tổng thống (mặc dù ông này không đồng ý). Continue reading “Ai là người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống Mỹ?”

Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?

2015-10-01

Nguồn: “Why do we vote on a Tuesday in November?”, History.com (truy cập ngày 1/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại được tổ chức vào ngày thứ Ba? Câu trả lời nằm ở những người nông dân Mỹ thế kỷ 19. Người Mỹ bắt đầu có thông lệ đi bầu cử vào một ngày làm việc trong tuần (chứ không phải ngày cuối tuần) từ năm 1845, khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật liên bang chỉ định ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 là Ngày Bầu cử. Trước đó, các tiểu bang được phép tổ chức bầu cử vào bất kỳ lúc nào họ muốn trong vòng 34 ngày kể từ ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, nhưng cách làm này có một số khiếm khuyết nghiêm trọng. Continue reading “Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?”

Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?

polling-station

Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng

Bầu cử là một trong những cơ chế phổ biến nhất ở các nền dân chủ để người dân, thông qua những lá phiếu của họ, có thể bầu ra đại diện cho mình trong các vị trí lãnh đạo nhà nước. Ở hầu hết các nước trên thế giới, bầu cử là không bắt buộc. Người dân có thể chọn tham gia hoặc không tham gia bỏ phiếu.

Vì không bắt buộc nên tỉ lệ cử tri đi bầu ở mỗi quốc gia này là rất khác nhau. Chẳng hạn, trong cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam lần thứ 13, diễn ra vào năm 2011, tỉ lệ cử tri đi bầu trên cả nước là 99,51%; thậm chí ở một số tỉnh, con số này còn lên tới 99,99%. Trong khi đó, trong cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 57, diễn ra vào năm 2012, tỉ lệ này chỉ đạt 58,2%. Cuộc tổng tuyển cử của Vương quốc Anh năm 2015 diễn ra tuần trước có tỉ lệ cử tri đi bầu cao hơn khi 66,1% số cử tri đã đi bỏ phiếu. Continue reading “Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?”