08/11/1994: “Cách mạng Đảng Cộng hòa”

Nguồn: The Republican Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, lần đầu tiên sau 40 năm, Đảng Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Dẫn đầu bởi Hạ nghị sĩ Newt Gingrich của Georgia, người sau đó sẽ thay thế Hạ nghị sĩ Dân chủ Tom Foley của Washington trở thành Chủ tịch Hạ viện, Đảng Cộng hòa đã thống nhất ủng hộ kế hoạch “Hợp đồng với nước Mỹ” (Contract with America), một kế hoạch lập pháp gồm 10 điểm nhằm cắt giảm thuế liên bang và phá bỏ các chương trình phúc lợi xã hội được thiết lập trong 60 năm phần lớn do Đảng Dân chủ cầm quyền tại Quốc hội. Continue reading “08/11/1994: “Cách mạng Đảng Cộng hòa””

20/03/1854: Đảng Cộng hòa được thành lập

Nguồn: Republican Party founded, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1854, tại Ripon, Wisconsin, các cựu thành viên của Đảng Whig đã họp để thành lập một đảng mới nhằm ngăn chế độ nô lệ lan rộng ra các lãnh thổ phía tây. Được thành lập vào năm 1834 để chống lại “sự chuyên chế” của Tổng thống Andrew Jackson, Đảng Whig đã cho thấy tổ chức này không có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng quốc gia về chế độ nô lệ.

Với việc giới thiệu thành công Dự luật Kansas-Nebraska năm 1854 – đạo luật sẽ hủy bỏ hiệu lực của các điều khoản trong Thỏa ước Missouri năm 1820 và cho phép quyết định tình trạng nô lệ hoặc tự do tại các lãnh thổ bằng chủ quyền nhân dân (tức phổ thông đầu phiếu) – Đảng Whigs đã tan rã. Đến tháng 02/1854, các thành viên Đảng Whig chống chế độ nô lệ trước kia đã bắt đầu họp tại các tiểu bang thượng Trung Tây để thảo luận về việc thành lập một đảng mới. Một cuộc họp như vậy, diễn ra tại Wisconsin vào ngày 20/03/1954, thường được coi là cuộc họp thành lập Đảng Cộng hòa. Continue reading “20/03/1854: Đảng Cộng hòa được thành lập”

19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc

Nguồn: First Republican national convention ends, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1856, tại Hội trường Quỹ Âm nhạc ở Philadelphia, hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa, được thành lập hai năm trước, đã kết thúc. John Charles Fremont của California, nhà thám hiểm nổi tiếng của bờ Tây, được đề cử vào vị trí ứng viên tổng thống, và William Dewis Dayton của New Jersey được chọn làm ứng cử viên cho vị trí phó tổng thống. Continue reading “19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc”

Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Nguồn: What may happen in November’s mid-terms, The Economist, 04/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, người Mỹ sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hai viện của Quốc hội. Điều gì sẽ quyết định kết quả?

Vào tháng 11, như thông lệ hai năm một lần, người Mỹ sẽ đi đến các điểm bầu cử để bầu một Quốc hội mới. Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số trong cả hai viện và có một tổng thống thường đồng tình với chương trình nghị sự của họ, nhưng Quốc hội hiện tại đã từ lâu chứng kiến nhiều kịch tính, với nhiều lần bỏ phiếu sít sao một cách bất ngờ. Các sáng kiến ​​lập pháp lớn, chẳng hạn như dự luật cải cách y tế, đã thất bại; thậm chí một biện pháp cắt giảm thuế cũng chỉ được thông qua bởi chênh lệch một vài phiếu bầu. Đảng Dân chủ, được hậu thuẫn bởi sự phản đối mạnh mẽ đối với nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, sẽ tin rằng họ có thể giành quyền kiểm soát một hoặc cả hai viện. Đảng Cộng hòa sẽ hy vọng rằng một nền kinh tế mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ giúp họ duy trì vị thế. Điều gì sẽ xác định người chiến thắng? Continue reading “Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ”

Sự áp đảo của Đảng Cộng hòa có ý nghĩa gì với Hoa Kỳ?

86-what-the-republican-partys-power-means-for-america

Nguồn:What the Republican Party’s power means for America“, The Economist, 11/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm sau, Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát cả ghế tổng thống lẫn hai viện của Quốc hội, lần đầu tiên kể từ tháng Giêng năm 2007, và trước đó là năm 1933. Tuy nhiên, người đã giành lại quyền lực to lớn cho đảng của mình lại thực hiện điều đó với vai trò như một người ngoài cuộc, bằng cách phá bỏ các quy tắc của phe chính thống Đảng Cộng hòa và tận dụng một làn sóng giận dữ chống lại chính các nhà lập pháp mà bây giờ ông sẽ phải làm việc cùng. Chủ tịch Hạ viện, Paul Ryan, người đã từ chối vận động tranh cử cùng Trump chỉ một tháng trước đây, bây giờ lại phát ngôn một cách lạc quan về một “chính phủ Cộng hòa thống nhất”. Tổng thống mới đắc cử có cơ hội có một không hai để tái thiết lại nước Mỹ theo cách mà ông mong muốn. Vậy ông ta sẽ làm gì, và những điều gì có thể ngáng đường ông? Continue reading “Sự áp đảo của Đảng Cộng hòa có ý nghĩa gì với Hoa Kỳ?”

Tại sao Đảng Cộng hòa được gọi là GOP?

GOP

Nguồn:Why is the Republican Party known as the GOP“, History, 25/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những chữ viết tắt tên gọi Đảng Cộng hòa – “GOP” – có nghĩa là “Grand Old Party”, tức “Đảng Vĩ đại kỳ cựu”. Vào đầu những năm 1870, các chính trị gia và báo giới bắt đầu gọi Đảng Cộng hòa bằng cả hai tên gọi “Đảng Vĩ đại kỳ cựu” và “Đảng Hào hiệp kỳ cựu” (gallant old party) để nhấn mạnh vai trò của nó trong việc duy trì Liên minh (miền Bắc) trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Ví dụ, Đảng Cộng hòa của bang Minnesota đã thông qua một cương lĩnh vào năm 1874 tuyên bố “đảm bảo rằng đảng vĩ đại kỳ cựu đã cứu đất nước vẫn giữ vững các nguyên tắc đã sinh ra nó.” Tuy nhiên, dù có biệt danh như vậy, “đảng vĩ đại kỳ cựu” chỉ là một đảng trẻ tuổi trong những năm đầu thập niên 1870 do Đảng Cộng hòa được thành lập vào năm 1854 bởi các cựu thành viên Đảng Whig để chống lại sự bành trướng của chế độ nô lệ vào các lãnh thổ miền tây Hoa Kỳ. Continue reading “Tại sao Đảng Cộng hòa được gọi là GOP?”