Tại sao các nước BRICS cần thiết lập hệ thống thanh toán của riêng mình?

Nguồn: Bào Thiều Sơn, 鲍韶山:为什么金砖国家需要建立自己的支付系统?, Sina Finance, 26/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào lúc kỷ nguyên đơn cực kéo dài 30 năm của Mỹ đi đến hồi kết thì thời đại bá quyền của đồng USD cũng tới hồi hạ màn. Mặc dù con số còn tương đối nhỏ, nhưng tỷ lệ thanh toán thương mại xuyên biên giới bằng các loại tiền tệ khác ngoài USD và Euro đang ngày càng lớn hơn, đồng thời tỷ lệ USD trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương các quốc gia cũng giảm dần. Tất cả những điều này cho thấy xu thế đa cực hóa tiền tệ đang ngày càng trở nên rõ ràng. Khi việc sản xuất và lưu thông giá trị thực tiếp tục rời xa một thế giới bị thống trị bởi đồng USD, những tài sản và công cụ tài chính khổng lồ được tính bằng USD trong các giao dịch toàn cầu sẽ không còn là xu thế chủ đạo và áp lực mà chúng phải đối mặt ở một thời điểm nào đó sẽ là điều không thể tránh khỏi. Continue reading “Tại sao các nước BRICS cần thiết lập hệ thống thanh toán của riêng mình?”

BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc

Nguồn: C. Raja Mohan, “BRICS Expansion Is No Triumph for China,” Foreign Policy, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng là phát súng cảnh báo để phương Tây chấm dứt giấc ngủ chiến lược ở thế giới phương Nam.

Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7. Continue reading “BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc”

Một loại tiền tệ của BRICS có thể đe dọa sự thống trị của đồng đô la Mỹ?

Nguồn: Joseph W. Sullivan, “A BRICS Currency Could Shake the Dollar’s Dominance,” Foreign Policy, 24/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thời khắc phi đô la hóa cuối cùng đã đến.

Những ngày này, người ta đang thảo luận nhiều hơn về phi đô la hóa (de-dollarization). Tháng trước, tại New Delhi, Alexander Babakov, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, cho biết đất nước ông hiện đang đi đầu trong việc phát triển một loại tiền tệ mới. Nó sẽ được sử dụng cho thương mại xuyên biên giới giữa các quốc gia BRICS: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi. Vài tuần sau, tại Bắc Kinh, Tổng thống Brazil, Luiz Inàcio Lula da Silva chia sẻ rằng, “Hàng đêm,” ông vẫn tự hỏi mình, “tại sao tất cả các quốc gia phải đặt nền tảng thương mại của họ dựa trên đồng đô la.” Continue reading “Một loại tiền tệ của BRICS có thể đe dọa sự thống trị của đồng đô la Mỹ?”

Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?

brics640

Nguồn: Ana Palacio, “The BRICS Fallacy”, Project Syndicate, 29/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo sau sự rớt hạng tín dụng xuống mức rất thấp gần đây của Brazil là một loạt các bài báo dự đoán sự sụp đổ của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Điều đó cũng dễ dự đoán thôi: người ta luôn vui mừng sau mỗi tin xấu về BRICS, nhóm gồm các thành viên đã từng được xem là các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy và là các thế lực chính trị lớn tiếp theo.

Tuy nhiên mọi thứ không hẳn đơn giản như vậy. Sự quan tâm quá mức về sự nổi lên hay chìm xuống của BRICS phản ánh mong muốn xác định quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào sẽ có thể thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, trong công cuộc tìm kiếm “điều vĩ đại tiếp theo”, thế giới lờ đi sự thật rằng Mỹ vẫn là cường quốc duy nhất có thể lãnh đạo thế giới và đảm bảo sự tồn tại chính thức của một trật tự thế giới. Continue reading “Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?”