Triển vọng quan hệ Trung – Nhật dưới thời Thủ tướng Ishiba Shigeru

Nguồn: Trần Cương, 陈刚:窜访台湾、建立亚洲版北约,日本真要“石破”天惊了?, Guancha, 28/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Năm nay là lần thứ 5 Ishiba Shigeru (67 tuổi) tham gia cuộc bầu cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bốn lần trước, ông đều thất bại và lần này là một trận sống mái.

Mặc dù công chúng đặt nhiều kỳ vọng vào Ishiba nhưng có một khoảng cách lớn giữa ý kiến ​​của công chúng với 368 nghị viên LDP trong Quốc hội và 1,05 triệu đảng viên của LDP. Một ngày trước cuộc bầu cử, truyền thông Nhật Bản đưa tin về thái độ của Aso Taro, vị chính khách 84 tuổi được mệnh danh là “kẻ lập vua” (kingmaker) của đảng này: Continue reading “Triển vọng quan hệ Trung – Nhật dưới thời Thủ tướng Ishiba Shigeru”

Tại sao kẻ yếu sẽ đánh bại kẻ mạnh trong trật tự thế giới mới?

Nguồn: Bertrand Badie, Tào Nhiên, 为什么弱者最终会战胜强权?, China News Weekly số 1157, 23/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vừa ngồi vào ghế sofa, Bertrand Badie đã đùa rằng: “Tôi hy vọng cuộc phỏng vấn này sẽ được công bố càng sớm càng tốt, nếu không chẳng ai biết tình hình quốc tế sẽ lại xảy ra những thay đổi lớn thế nào.”

Từ cuộc khủng hoảng Ukraine đến cuộc khủng hoảng Gaza, cho đến những thăng trầm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, sự khó lường của tình hình quốc tế đã khiến nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế phải đau đầu. Tuy nhiên đối với Badie, người lúc này 74 tuổi, đây chỉ là một khúc quanh của tiến trình toàn cầu hóa mà ông được chứng kiến sau khi đã đích thân trải qua những cuộc khủng hoảng như Phong trào Mai 68, Chiến tranh Lạnh hay Chiến tranh vùng Vịnh. Continue reading “Tại sao kẻ yếu sẽ đánh bại kẻ mạnh trong trật tự thế giới mới?”

Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam

Nguồn: Fan Tong Huang Lao Ban, 饭统戴老板|西贡河畔的谜题:越南的三星和比亚迪在哪里?, Guancha, 10/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 15/8/2023, hãng ô tô Việt Nam VinFast được niêm yết tại Mỹ với giá trị vốn hóa ở mức cao nhất lên tới 200 tỷ USD.

Tuy không có danh tiếng lẫy lừng nhưng VinFast lại được nhà nhà biết đến ở Việt Nam, công ty mẹ của hãng xe này là Tập đoàn Vingroup, doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty này có vô số điểm tương đồng với Evergrande: ông chủ Phạm Nhật Vượng cũng là người giàu nhất giống như Hứa Gia Ấn, hoạt động kinh doanh chính của họ là bất động sản, cả hai đều thích làm bóng đá và có tư duy “cái gì ra tiền thì làm cái đó”. Nhìn tổng thể thì VinFast gần như là phiên bản Việt Nam của Evergrande. Continue reading “Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam”

Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây

Nguồn: Trung Phi Đằng, Trương Hân, 张昕、钟飞腾:普京此访,是给蒙古国和美西方提个醒, Guancha, 04/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 3/9, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Putin lên chuyên cơ tới vùng Viễn Đông để tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức tại đây.

Chuyến thăm của Putin được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khürelsükh. Trong ba ngày, lãnh đạo hai nước đã tổ chức các cuộc hội đàm quy mô lớn và nhỏ, đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề nóng trong khu vực và quốc tế. Sau các cuộc hội đàm, hai bên cũng đã ký kết một số văn kiện song phương. Continue reading “Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây”

Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất

Nguồn: Dư Đông Huy, 中评关注:中美最新战略沟通之同与不同, CRNTT, 29/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 27 đến 28 tháng 8, ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Vương Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã tiến hành một vòng trao đổi chiến lược mới với Jake Sullivan – Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ.

Đánh giá từ báo cáo cuộc họp được hai bên công bố, lập trường của hai bên có những điểm tương đồng và đã đạt được một số đồng thuận mới. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn nhiều khác biệt và bất đồng sâu sắc. Continue reading “Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất”

Ấn Độ, thế giới và Trung Quốc

Nguồn: Trịnh Vĩnh Niên, 郑永年:印度、世界与中国, Aisixiang, 19/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ là láng giềng mà còn là hai nền văn minh cổ xưa gánh trên vai những trách nhiệm lớn lao đối với thế giới. Tôi sẽ bàn về ba vấn đề từ góc độ vĩ mô của quan hệ quốc tế.

Công cuộc hiện đại hóa của Ấn Độ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài

Sau khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền, công cuộc hiện đại hóa của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao. Sau cuộc bầu cử này, truyền thông phương Tây đã có thái độ tương đối tiêu cực đối với Ấn Độ, mà chủ yếu là chỉ trích ông Modi từ góc độ dân chủ và tự do, cho rằng ông độc tài, chuyên quyền và phản dân chủ. Continue reading “Ấn Độ, thế giới và Trung Quốc”

Cánh cửa địa ngục đang mở ra trước mắt Netanyahu

Nguồn: Thần Phong, 晨枫:内塔尼亚胡正注视着“地狱之门”的打开, Guancha, 02/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 31/7, thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công ở Tehran, thủ đô của Iran. Đây là một sự leo thang khác của cuộc xung đột Israel-Palestine kể từ khi Israel tấn công Lebanon trong những ngày gần đây.

Cuộc tấn công này của Israel chắc chắn sẽ khơi dậy lòng căm thù nơi người dân Palestine một lần nữa. Kể từ chiến dịch “Cơn lũ Al-Aqsa” vào tháng 10 năm ngoái, người dân Palestine đã thể hiện tinh thần chống lại Israel với một quyết tâm mạnh mẽ. Trong cuộc tiến công, Hamas đã thể hiện năng lực tổ chức và quân sự xuất sắc, đồng thời cũng thể hiện được ý chí chiến đấu kiên cường sau khi quân đội Israel xâm chiếm Gaza, điều này hoàn toàn khác với cách mà quân đội Ả Rập đã đầu hàng trong cuộc chiến Ả Rập-Israel trước đây. Trong điều kiện cực kỳ gian khổ, Hamas đã điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với tình hình, vừa kiên cường chiến đấu, vừa tránh những hành động mù quáng, tác chiến hết sức bài bản. Continue reading “Cánh cửa địa ngục đang mở ra trước mắt Netanyahu”

Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ

Nguồn: Phòng Ninh, 房宁:社会结构演变深刻影响美国政治, Aisixiang, 13/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong xã hội hậu hiện đại, cơ cấu xã hội, các nhóm xã hội và bản sắc chính trị của con người ở các nước phát triển phương Tây đã nảy sinh những biến đổi mang tính lịch sử. Trong đó, lập trường chính trị của cử tri Mỹ đã không còn đơn thuần dựa trên kinh tế, mà đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như sắc tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác… Sắc tộc là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong số này. Điều này phản ánh tính đa nguyên và phức tạp được cấu thành bởi bản sắc chính trị và các nhóm chính trị trong xã hội hậu hiện đại. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết sâu sắc hơn về logic nội tại của nền chính trị Mỹ, nhằm đáp ứng những xu thế mới trong bầu cử. Continue reading “Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ”

Quan hệ Trung-Việt thời “hậu Nguyễn Phú Trọng” không nên xuất hiện bất kỳ sự chệch hướng nào

Nguồn: Phùng Siêu, 冯超:“后阮富仲时代”的中越关系,不应出现任何偏航, Guancha, 21/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào thời điểm quan trọng khi công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam bước vào giai đoạn gấp rút, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc, đã đột ngột qua đời vào ngày 19/7/2024.

Suốt 13 năm trong nhiệm kỳ của mình, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng, đề xuất khái niệm “Ngoại giao cây tre”, xuất bản tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vẽ ra bản kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho người dân Việt Nam, đồng thời khai mở một hành trình mới hướng tới “hai thế kỷ”. Vậy mà nhà lãnh đạo “tuổi già nhưng chí chưa già” ấy đã ra đi khi hoài bão lớn lao còn chưa được thực hiện, ông đã cống hiến toàn bộ cuộc đời vẻ vang mà bình dị của mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước Việt Nam thân yêu. Continue reading “Quan hệ Trung-Việt thời “hậu Nguyễn Phú Trọng” không nên xuất hiện bất kỳ sự chệch hướng nào”

Tại sao Cương lĩnh Đảng Cộng hòa 2024 không đề cập đến Đài Loan?

Nguồn: 蔡东杰语中评:特朗普政策未提台湾 为何?, China Review News Agency, 11/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 8/7, bản dự thảo Cương lĩnh Đảng Cộng hòa năm 2024 của Đảng Cộng hòa Mỹ đã được tiết lộ. Nội dung trong đó phản ánh đường lối chính sách của ứng cử viên tổng thống Donald Trump và đây là lần đầu tiên trong 40 năm qua, Đài Loan không được đề cập đến. Trong một cuộc phỏng vấn với China Review News, Thái Đông Kiệt, giáo sư xuất sắc tại Viện nghiên cứu Chính trị Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Trung Hưng (Đài Loan), cho biết, Trump là người hiện thực chủ nghĩa 100% và mọi chính sách của chính trị gia này đều sẽ hướng tới lợi ích. Vì vậy, chính sách về eo biển Đài Loan của Trump cũng sẽ có sự thay đổi, nhất là khi xét thấy lợi ích đến từ việc hỗ trợ Đài Loan là có hạn. Continue reading “Tại sao Cương lĩnh Đảng Cộng hòa 2024 không đề cập đến Đài Loan?”

Marine Le Pen có phải người cực hữu?

Nguồn: John Lloyd, 约翰·劳埃德:玛丽娜·勒庞是极右翼吗?, 06/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong tuần này, liệu làn sóng cực hữu vốn đã được chờ đợi từ lâu ở châu Âu rốt cuộc có đến với chúng ta hay không?

Khi vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội Pháp có kết quả, hầu hết các phương tiện truyền thông phương Tây, từ BBC cho đến New York Times, đều lấy chiến thắng của “cánh hữu” với đại diện là Marine Le Pen làm tiêu đề cho các bài báo của họ. Cùng lúc đó, ở Bỉ, quốc gia nằm ngay cạnh nước Pháp, đã xuất hiện lời cảnh báo về việc Orbán Viktor đang lên kế hoạch nhằm thành lập một liên minh “cực hữu” mới trong Nghị viện châu Âu. Chủ nhật tuần trước, đảng Lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) đã tổ chức đại hội đảng “cực hữu”, hoạt động của họ trong những ngày qua quả thực không hề “sóng yên bể lặng”. Continue reading “Marine Le Pen có phải người cực hữu?”

Học giả Trung Quốc nói về sự trỗi dậy của ‘thuyết sự suy tàn của Mỹ’

Nguồn: Đông Nhật, “冬日:美国衰落论再起 找替罪羊难遏止, Aisixiang, 19/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong khi người Mỹ đang hết sức lo ngại trước quan điểm “Đông thịnh Tây suy” thì “lý thuyết về sự suy tàn của Mỹ” về chính người Mỹ cũng đang trỗi dậy. Trong một bản báo cáo được công bố gần đây, một tổ chức tư vấn nổi tiếng của Mỹ đã đưa ra cảnh báo về vấn đề này và thu hút được nhiều sự chú ý của giới truyền thông chính thống. Người Mỹ nên ý thức được rằng, nếu nước Mỹ không giải quyết vấn đề của chính mình mà chỉ bận rộn tìm kiếm “vật tế thần” từ bên ngoài thì quốc gia này khó có thể ngăn chặn xu thế đi đến suy tàn. Continue reading “Học giả Trung Quốc nói về sự trỗi dậy của ‘thuyết sự suy tàn của Mỹ’”

Tây Du Ký và Lý thuyết Quan hệ quốc tế

Nguồn: Châu Phương Ngân, 《西游记》与国际关系, Tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc, 07/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng cùng các đồ đệ đã du hành về phía Tây và đi qua nhiều quốc gia như nước Bảo Tượng, nước Ô Kê, nước Xa Trì, nước Tỳ Kheo… Mỗi lần đặt chân đến một quốc gia, thầy trò Đường Tăng đều phải trao đổi văn điệp thông quan và làm thủ tục xuất nhập cảnh. Trên đường đi, Đường Tăng liên tục thể hiện bản thân với tư cách là một tu sĩ Đại Đường, đây cũng có thể được coi là sự truyền bá quyền lực mềm của nhà Đường. Từ góc độ này có thể thấy, nội dung của Tây Du Ký đề cập đến những vấn đề xoay quanh quan hệ giữa các quốc gia. Continue reading “Tây Du Ký và Lý thuyết Quan hệ quốc tế”

Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiếm, “陈剑:百年未有之人口变动——引发的变局”, Aisixiang, 01/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Lý Văn Trung Công toàn tập quyển 19, Lý Hồng Chương đã đề cập đến “những thay đổi chưa từng thấy trong ba nghìn năm”. Hiện nay, những thay đổi được nhắc đến nhiều nhất là những thay đổi chưa từng thấy trong một trăm năm. Dù là trăm năm hay nghìn năm thì cũng phải thừa nhận rằng, thời đại của chúng ta đang nảy sinh những biến đổi chóng mặt.

Trong cuộc Cách mạng Trung Quốc năm 1949, người ta đã sử dụng các yếu tố nhân khẩu học để giải thích cho sự phát sinh của cuộc cách mạng này, nhưng sau đó, điều này đã bị các nhà sáng lập Trung Quốc Mới phủ nhận. Theo thiển ý của tôi, có sự hợp lý nhất định khi sử dụng việc dân số quá đông để giải thích cho sự phát sinh của cuộc Cách mạng Trung Quốc. Tất nhiên, nó không sâu sắc và hữu hiệu như lý thuyết của các nhà sáng lập. Continue reading “Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc”

Quan hệ Trung-Ấn khó đoán hơn sau chiến thắng của Narendra Modi

Nguồn:社评:莫迪胜选后的中印关系更具不确定性”, CRNTT, 10/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Mới đây, Đảng Bharatiya Janata (BJP) do Narendra Modi lãnh đạo đã giành chiến thắng sít sao trong cuộc tổng tuyển cử của Ấn Độ. Đảng BJP đã giành được 240 ghế trong Quốc hội, ít hơn nhiều so với con số 303 ghế mà đảng này từng giành được trong cuộc tổng tuyển cử trước đó. Narendra Modi sẽ trở thành người thứ hai trong lịch sử Ấn Độ giữ chức Thủ tướng trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp, sau Jawaharlal Nehru.

Quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ đã nhanh chóng xấu đi vào nửa sau nhiệm kỳ đầu của Modi. Từ sự cố Doklam năm 2017, sự cố Thung lũng Galwan đầu năm 2020 và đến nay, Ấn Độ vẫn triển khai hơn 100.000 quân ở biên giới Trung-Ấn. Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã nhiều lần công khai dùng vấn đề biên giới để ràng buộc mối quan hệ giữa hai nước, cũng như tuyên bố rằng quan hệ hai nước sẽ không thể trở lại quỹ đạo bình thường trừ khi vấn đề biên giới được giải quyết. Continue reading “Quan hệ Trung-Ấn khó đoán hơn sau chiến thắng của Narendra Modi”

Những vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay

Nguồn: Phùng Thiệu Lôi, “冯绍雷:当今中、美、俄三边关系的主要问题”, Aisixiang, 20/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trên thực tế, vẫn luôn có nhiều tranh cãi trong giới học thuật về thuật ngữ “quan hệ ba bên giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga”. Trước hết, quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay có phải là tam giác đối địch giữa Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh không? Tác giả cho rằng có rất nhiều điểm khác biệt. Dù là ý chí chủ quan hay cấu trúc môi trường khách quan thì cũng đều đã trải qua những thay đổi mang tính căn bản. Đây cũng có thể là lý do khiến mọi người thích dùng “quan hệ ba bên” hay “quan hệ tam phương” hơn là “quan hệ tam giác” với hàm ý mang tính đối đầu chiến lược. Vấn đề mấu chốt là hy vọng có sự khác biệt ở đây. Continue reading “Những vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay”

Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn

Nguồn: 黄载皓, “中韩友好靠日本,中日友好靠韩国,日韩友好靠中国”这话不全对”, Guancha, 27/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 26 đến 27/5/2024, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 9 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cùng tham dự các sự kiện quan trọng như Hội nghị Lãnh đạo ba bên và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, để trao đổi các quan điểm về hợp tác giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn.

Trong vài năm qua, bất ổn địa chính trị ở Đông Á vẫn tiếp diễn do các yếu tố như cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, dịch bệnh COVID-19, hay xung đột giữa Nga và Ukraine. Vì vậy, cuộc gặp được tái khởi động sau gần 4 năm rưỡi này được kỳ vọng sẽ xoa dịu căng thẳng trong khu vực, cũng như củng cố quan hệ ba bên và song phương giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn. Continue reading “Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn”

Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận

Nguồn: 晨枫(Thần Phong), “本次演习,和2022年8月的有什么不同?”, GuanCha, 26/05/2024

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 5, Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tổ chức cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm 2024A” gồm các lực lượng như lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa ở eo biển Đài Loan; phía Đông, Nam, Bắc của đảo Đài Loan và xung quanh các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu và Đông Dẫn.

Cuộc tập trận này được “khởi đầu lạnh” (Cold Start) mà không báo trước, điều này thể hiện đầy đủ sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của PLA ở tiền tuyến. PLA phải luôn cảnh giác trước phong trào đòi độc lập cho Đài Loan, đồng thời chống Đài Loan độc lập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với PLA. Continue reading “Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận”

Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?

Nguồn: Trung Phi Đằng (钟飞腾), “如此重要的东南亚,我们为何突然陌生?”, Guancha, 20/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Nhắc đến Đông Nam Á, có lẽ đây là nơi mà người Trung Quốc quen thuộc nhất ngoài Đông Á (thường là Đông Bắc Á theo nghĩa hẹp). Bên cạnh việc giao thương rất phát triển với xứ Nam Dương từ thời cổ đại, người Trung Quốc cũng di cư đến Nam Dương với quy mô lớn trong thời cận đại và hình thành nên xã hội người Hoa ở Đông Nam Á, mối liên kết văn hóa tự nhiên này khiến Trung Quốc luôn cảm thấy Đông Nam Á không hề khó hiểu. Trong những năm gần đây, một lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đổ ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý gần gũi, đương nhiên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu. Continue reading “Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?”

Tầm quan trọng chiến lược của Tân Cương đối với Trung Quốc

Nguồn:新疆的战略意义何在”, 28/10/2022.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong những năm gần đây, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng trở nên khốc liệt, các nước phương Tây liên tục lấy vấn đề nhân quyền ở Tân Cương để hạ uy tín của Trung Quốc, cũng như dựa vào cao trào dư luận để chống lại chiến lược của nước này.

Tại sao Tân Cương, một khu vực vốn nằm ở vùng biên giới đất liền, lại liên tục bị Mỹ và các nước phương Tây công kích? Mặc dù là một khu vực đất rộng người thưa và có nền kinh tế kém phát triển, nhưng Tân Cương lại có một vị trí đặc biệt quan trọng về mặt an ninh quốc gia và vị thế chiến lược đối với Trung Quốc. Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của Tân Cương đối với Trung Quốc”