Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Khánh: 1373-1376

Vua Trần Duệ Tông tên húy là Kính, con thứ 11 của Vua Minh Tông, em Vua Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh ngày mồng 2 tháng 6 năm Khai Hựu năm thứ 9 [30/6/1337]. Khi Nghệ Tông lánh nạn, việc cần vương quân lính, khí giới đều do công sức của nhà Vua cả, vì thế Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua trị vì 4 năm, thọ 41 tuổi.

Tháng Giêng, năm Long Khánh thứ 1 [24/1-22/2/1373] (Minh Hồng Vũ thứ 6). Tôn thượng hoàng Nghệ Tông làm Quang Hoa Anh Triết thái thượng hoàng đế; truy tôn Thục đức hoàng hậu làm Thuận từ hoàng thái hậu. Thượng hoàng khi mới lên ngôi, bà nguyên phi là Huệ Ý phu nhân mất ở phủ Kiến Xương [Thái Bình], truy phong làm Thục Đức Hoàng hậu; đến đây, nhà Vua được nhường ngôi, lại truy tôn làm Hoàng thái hậu. Continue reading “Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn”

Các nguồn sử liệu về vùng ‘Champa Thượng’ trong thời kỳ cổ – trung đại

Tác giả: Đổng Thành Danh

1. Dẫn luận

Champa – Thượng (Le Haut Champa) là cách mà J. Dournes1 gọi tên vùng đất cao Tây Nguyên trong thời kỳ cổ trung đại, thời kỳ mà phần lớn lãnh thổ cao nguyên này thuộc về vương quốc Champa hoặc có một mối quan hệ chặt chẽ với Champa ở miền đồng bằng.2 Vùng đất này, thuộc Cao nguyên Trường Sơn Nam, không chỉ giới hạn ở các tỉnh Komtum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng mà còn vươn xuống tận phần rìa phía Tây của các tỉnh Miền Trung nơi cư trú của các cộng đồng nói tiếng Nam Đảo và Nam Á.3

Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa vùng đất Tây Nguyên và Champa trong quá khứ là một trong những mảng nghiên cứu đáng chú ý và thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Trong khi một số các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo tả và liệt kê các di tích, dấu vết của Champa ở vùng Tây Nguyên,4 một số các nghiên cứu mang tính học thuật hơn lại cố gắng lý giải sâu hơn các mối liên kết này, không chỉ trên bình diện dân tộc học mà còn dựa trên các tương tác về chính trị liên vùng trong quá khứ.5 Continue reading “Các nguồn sử liệu về vùng ‘Champa Thượng’ trong thời kỳ cổ – trung đại”

Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận     

“Bá quyền Panduranga”[1] là thuật ngữ được Georges Maspero đưa ra trong công trình kinh điển về lịch sử Champa của mình, như là một tên gọi chính thức của một chương sách thể hiện lịch sử của một thời kỳ mà mọi dữ liệu thu được về Champa đều tập trung ở phương Nam, ám chỉ khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay (Maspero, 1928). Khái niệm trên của Maspero bắt nguồn từ một giả định, rằng Champa là một thực thể chính trị thống nhất từ Bắc chí Nam, rằng khi mà hầu hết các dữ kiện lịch sử đều tập trung về phương Nam (tức vùng Kauthara và Panduranga) trong thế kỷ thứ 8 và 9. Trung tâm chính trị của vương quốc Champa đã được thay thế bởi các thủ lĩnh phương Nam tựa như là một cuộc dời đô trong những kịch bản quen thuộc được thấy trong lịch sử Trung Hoa hay Đại Việt. Giả định trên được hình thành trên cơ sở ghép nối cơ học hai nguồn tư liệu khác nhau là ghi chép các sử gia Trung Quốc và các bia ký Champa, nhưng trong suốt một thời gian dài, giả định này đã có một chỗ đứng vững chắc trong giới học giả (Vương Khả Lâm, 1936; Coedes, 1944, 2011; Dorohime, 1965; Lương Ninh, 2004, 2006), cho đến khi các nguồn sử liệu khác được bổ sung cung cấp cho chúng ta những cái nhìn mới về Champa. Continue reading “Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9”

Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này sẽ điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các chính thể ở miền Trung Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, từ những quan điểm cho rằng Champa là một vương quốc theo kiểu tập quyền đến quan điểm coi đây là một liên bang (hoặc liên hiệp). Sau đó, chúng tôi trình bày những công trình về thể chế liên bang Champa khi ý tưởng này đã được chấp thuận rộng rãi. Những nghiên cứu về thể chế chính trị của liên bang Champa giúp chúng ta có những tiếp cận tham chiếu về nguồn gốc và những đặc thù của thể chế chính trị ở miền Trung thời kỳ Chúa Nguyễn. Continue reading “Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa”

Khởi nguồn của Champa: Một tiếp cận dựa trên sử liệu phi truyền thống

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này xem xét lại lần lượt các nguồn sử liệu cũng như các cách sử dụng và diễn giả các nguồn sử liệu liên quan đến sự hình thành của (các) vương quốc Champa cổ ở miền Trung Việt Nam. Thông qua đó tác giả muốn gợi ý một số cách tiếp cận mới về sự hình thành và biến đổi của các vương quốc cổ ở miền Trung trong quá khứ từ quá trình hình thành, liên kết thông qua sự xuất hiện của một chính thể chung gọi là Champa.

Đối với những Nhà nghiên cứu sử học cổ – trung đại và những người quan tâm đến lịch sử, cái tên Champa không phải là một danh xưng xa lạ, nhưng đến nay vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Hầu hết những diễn ngôn gần nhất của giới học giả đều nhìn nhận Champa như một vương quốc tập hợp nhiều tiểu quốc ở miền Trung Việt Nam (đôi khi cả khu vực Tây Nguyên),  chưa có tư liệu nào chứng minh Champa là “một quốc gia”(G. Maspero 1928; Dohamide – Dorohiem 1965; Po Dharma 1999, tr. 9 – 36; P-B. Lafont 1999, tr. 39 – 54, P-B. Lafont 2011; Lương Ninh 2006). Về thời gian tan rã của Champa hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người lấy mốc 1471 để kết thúc sự tồn tại của nhà nước Champa. Sau 1471 chỉ còn tồn tại tiểu vương Kauthara và Panduranga và lấy núi Đá Bia là ranh giới lãnh thổ. Continue reading “Khởi nguồn của Champa: Một tiếp cận dựa trên sử liệu phi truyền thống”

Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này là một nỗ lực nhìn lại một số các vấn đề lịch sử liên quan đến Nhà nước Lâm Ấp, một chính thể thường được xem là tiền thân của vương quốc Champa sau này. Trong đó tác giả gợi ý về việc nhìn nhận lại toàn bộ các nguồn sử liệu liên quan đến Lâm Ấp hay lịch sử Champa buổi ban đầu, từ đó “định dạng” lại toàn bộ các cứ liệu hiện có về Lâm Ấp. Qua đây, tác giả gợi ý một số cách nhìn khác về nước Lâm Ấp từ các vấn đề niên đại, vị trí ban đầu và tính kể thừa di sản lịch sử của Lâm Ấp hay vai trò của chính thể này trong việc hình thành vương quốc Champa và đóng góp của nó vào việc hình thành Nhà nước sớm trong bối cảnh khu vực lúc bấy giờ dưới quan điểm sử học toàn cầu. Continue reading “Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử”

Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận

Lâm Ấp (Linyi) là một quốc gia thường được nhắc đến trong các văn bản của Trung Hoa để chỉ chính thể đầu tiên là tiền thân của vương quốc Chiêm Thành, tức là Champa sau này. Trong các nguồn sử liệu của Trung Hoa, Lâm Ấp thường được mô tả như một chính thể ở biên giới phía Nam thỉnh thoảng triều cống Thiên triều, nhưng cũng là nguồn gốc của các xung đột quân sự ở phía cực Nam của đế chế Trung Hoa. Cũng theo các văn bản này, Lâm Ấp là một chính thể ra đời từ kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập với nhà Hán, sau đó phát triển, mở rộng lãnh thổ để trở thành một chính thể độc lập và hùng mạnh trong khu vực[1]. Trong hầu hết các nghiên cứu về Lâm Ấp, các học giả cho rằng nhà nước này được thành lập vào năm 192, tuy nhiên việc đánh giá lại các nguồn sử liệu sơ cấp và các nghiên cứu thứ cấp về Lâm Ấp sẽ cho ta thấy một cách nhìn mới về niên đại khởi đầu của chính thể Lâm Ấp. Continue reading “Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp”

Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa

Tác giả: Đỗ Trường Giang

Sự trỗi dậy của Nagara Vijaya và bước ngoặt trong lịch sử mandala Champa thế kỷ XII

Những nghiên cứu trước đây, hầu hết dựa vào công trình nổi tiếng của G.Maspero, đều cho rằng vào cuối thế kỷ X, cùng với sự chấm dứt của vương triều Đồng Dương, đã diễn ra một sự “dời đô” từ vùng Quảng Nam về Bình Định với kinh đô mới đặt tại thành Đồ Bàn. Sự thay đổi trung tâm chính trị đó cũng dẫn tới sự suy tàn của thương cảng Hội An và từ đây thương cảng Thi Nại đã thay thế Hội An trở thành trung tâm ngoại thương và giao lưu văn hóa chính của Champa. Đó là cách diễn giải của các học giả người Pháp từ đầu thế kỷ XX và được chấp nhận như là cách hiểu “chính thống” về sự ra đời của “vương triều Vijaya” được cho là kéo dài từ cuối thế kỷ X cho đến năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông tấn công lần cuối cùng vào thành Đồ Bàn. Luận giải của G.Maspero về sự “dời đô” của Champa từ Đồng Dương về Vijaya (Bình Định) là dựa trên quan niệm cho rằng Champa là một quốc gia thống nhất giống như Trung Hoa hay Đại Việt đương thời, và vì thế trong mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có một trung tâm quyền lực duy nhất ở Champa, và theo đó các vua Champa đã “dời đô” từ Amaravati về Vijaya vào cuối thế kỷ X.[1] Continue reading “Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa”

Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản

Tác giả: NNC Hà Vũ Trọng

Ít người biết Phật Triết – tăng sĩ Chămpa được suy tôn là tông sư của Gagaku hay Nhã nhạc Nhật Bản, đặc biệt với loại vũ nhạc gọi là Rinyugaku hay Lâm Ấp Nhạc (Lâm Ấp vốn là tên gọi Chămpa theo sử sách Trung Quốc từ thế kỉ 2), mang sắc thái Phật giáo và Ấn giáo của Chiêm Thành trong biên chế nhã nhạc cung đình.

Năm 736, sử kí Nhật Bản công nhận sự du nhập âm nhạc Đông Dương, chủ yếu từ Chămpa do tăng sĩ Phật Triết truyền vào Nhật Bản. Phật Triết (âm Nhật là Buttetsu) sang Nam Ấn học với cao tăng Bồ Đề Tiên Na (Bodhisena), sau đó cả hai du hành sang Trung Quốc truyền đạo. Tới năm 736, Phật Triết và thầy qua Nhật Bản thể theo thỉnh cầu của các vị tăng của xứ này, họ trú ở Đại An Tự và Đông Đại Tự, và ở đó truyền dạy cho tới khi qua đời.

Continue reading “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”

Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga

full_du_lich_ninh_thuan_thap_Po_Klong_Garai-771x510

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Không rõ năm sinh của Chế Bồng Nga [1] , nhưng vào năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) khi vua Thái Tổ nhà Minh sai sứ báo tin cho các nước về việc nhà Minh giành ngôi từ nhà Nguyên, thì Chế Bồng Nga (tên ghi trong Minh Thực lục là Ha Đáp Ha Giả) đã làm vua và sai sứ sang triều cống Trung Quốc. Chế Bồng Nga bị quân nhà Trần bắn chết tại sông Hoàng Giang vào năm Hồng Vũ thứ 23 (1390), như vậy thời gian trị vì của vua họ Chế cũng xấp xỉ với vua Minh Thái Tổ. Riêng các vua nhà Trần nước ta thì một phần yểu mệnh, một phần gặp biến cố nên trong thời gian này tính có đến 6 đời vua: Dụ Tông, Dương Nhật Lễ, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông. Continue reading “Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga”