Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do

Nguồn: Gideon Rachman, “Le Pen, Trump and liberal panic,” Financial Times, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ phải tranh đấu lâu dài khi lực lượng dân tộc dân túy trỗi dậy ở cả Mỹ và Châu Âu.

Tôi đã có mặt tại đại sứ quán Pháp ở London vào ngày 7 tháng 5 năm 2017, ngày mà Emmanuel Macron lần đầu tiên đắc cử tổng thống. Khi màn hình hiện lên tin tức về chiến thắng quyết định của ông trước Marine Le Pen, các vị khách có mặt đã vui vẻ reo hò. Continue reading “Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do”

Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?

Nguồn: Dani Rodrik, “What’s Driving Populism?”, Project Syndicate, 09/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nguyên nhân là vì văn hóa hay kinh tế? Câu hỏi đó tạo ra nhiều tranh luận về chủ nghĩa dân túy đương đại. Liệu nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Brexit, và sự trỗi dậy của các đảng chính trị cánh hữu theo chủ nghĩa bản địa ở châu Âu có phải là hậu quả của sự rạn nứt sâu sắc về giá trị giữa những người bảo thủ và những người tự do, với việc những người bảo thủ quay sang ủng hộ các chính trị gia chuyên chế, bài ngoại theo chủ nghĩa dân tộc – sắc tộc hay không? Hay các hiện tượng này phản ánh sự lo lắng, bất an về kinh tế của các cử  tri, được thúc đẩy bởi khủng hoảng tài chính, chính sách thắt lưng buộc bụng và toàn cầu hóa?

Phần lớn phụ thuộc vào câu trả lời. Nếu chủ nghĩa dân túy độc đoán bắt nguồn từ gốc rễ kinh tế, thì biện pháp giải quyết thích hợp là một  hình thức chủ nghĩa dân túy khác – nhắm vào sự bất bình đẳng thu nhập và phát triển kinh tế bao trùm, nhưng đa nguyên trong chính trị và không nhất thiết gây tổn hại cho nền dân chủ. Tuy nhiên, nếu nó bắt nguồn từ yếu tố văn hóa và giá trị thì số giải pháp là ít hơn. Dân chủ tự do có thể bị hủy hoại bởi những động lực và mâu thuẫn nội bộ của chính nó. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?”

Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?

Nguồn: Raghuram G. Rajan, “Why Capitalism Needs Populism”, Project Syndicate, 06/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tập đoàn lớn đang bị công kích mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Amazon đã hủy bỏ kế hoạch mua trụ sở mới tại quận Queen của thành phố New York do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Lindsey Graham, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện cho Nam Carolina, đã nêu quan ngại về vị thế thị trường áp đảo của Facebook, trong khi đồng nghiệp phía đảng Dân chủ của ông, bà Elizabeth Warren đại diện cho bang Massachusetts, đã kêu gọi chia nhỏ công ty. Warren cũng đã đưa ra các dự luật quy định dành 40% số ghế trong hội đồng quản trị các công ty cho người lao động. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?”

Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại

Nguồn: Binyamin Netanyahu: a parable of modern populism”, The Economist, 30/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người hâm mộ gọi ông là Nhà ma thuật, Người chiến thắng, thậm chí là “melekh yisrael”, nghĩa là “Vua của Israel”. Binyamin Netanyahu là chính trị gia tài năng nhất của Israel trong vòng một thế hệ qua. Ông là thủ tướng nắm quyền lâu thứ hai của đất nước, và nếu ông thắng cử lần thứ năm vào ngày 9 tháng 4, ông sẽ đánh bại kỷ lục của người cha sáng lập đất nước, David Ben Gurion.

Thường được gọi với biệt danh “Bibi”, ông có tầm quan trọng vượt ra ngoài Israel, và không chỉ bởi vì ông nói thứ tiếng Do Thái và tiếng Anh hoàn hảo và có thế đứng tốt ở Trung Đông hỗn loạn ngày nay. Ông quan trọng bởi vì ông hiện thân cho thứ chính trị dân tộc chủ nghĩa cơ bắp, chủ nghĩa sô vanh và sự phẫn nộ của giới tinh hoa từ lâu trước khi chủ nghĩa dân túy theo kiểu đó trở thành một thứ sức mạnh trên toàn cầu. Ông Netanyahu có thể đếm trong số các bạn bè và đồng minh của mình những người như Donald Trump và Narendra Modi, chưa kể các chính trị gia châu Âu từ Viktor Orban ở Hungary đến Matteo Salvini ở Ý. Continue reading “Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại”

Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?

Nguồn: Ian Buruma, “Why Is Japan Populist-Free?”, Project Syndicate, 10/01/2018.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả khi làn sóng dân túy cánh hữu đang quét qua Châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ và các khu vực của Đông Nam Á, Nhật Bản cho đến nay dường như không bị ảnh hưởng. Nhật Bản không có các nhà chính trị dân túy như Geert Wilders, Marine Le Pen, Donald Trump, Narendra Modi, hay Rodrigo Duterte, những người đã khai thác những sự phẫn nộ dồn nén của người dân chống lại giới tinh hoa trong văn hoá hay chính trị. Tại sao?

Có lẽ nhân vật dân túy nhất mà Nhật từng có gần đây là cựu thị trưởng Osaka, Toru Hashimoto, người trước đây nổi tiếng trong vai trò một nhân vật truyền hình và sau đó tự hạ thấp mình trong những năm gần đây bằng cách khen ngợi việc sử dụng nô lệ tình dục thời chiến của quân đội Đế quốc Nhật Bản. Quan điểm cực đoan về chủ nghĩa dân tộc của ông và sự e sợ các phương tiện truyền thông tự do là một phiên bản quen thuộc của chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Nhưng ông không bao giờ có thể thâm nhập được vào chính trường quốc gia.

Continue reading “Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?”

Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?

Nguồn: Francis Fukuyama, “Why Populist Nationalism Now?”, The American Interest, 30/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Có ba lý do tại sao chúng ta đang chứng khiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dân túy vào nửa sau của thập niên 2010: kinh tế, chính trị và văn hóa.

Những nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa dân túy đã được chú ý và bàn luận rộng rãi. Lý thuyết thương mại nói với chúng ta rằng, tính gộp lại tất cả các quốc gia tham gia vào cơ chế thương mại tự do đều giàu có lên; nhưng cũng chính lý thuyết ấy nói với chúng ta rằng không phải mọi cá nhân ở mỗi quốc gia đó đều khá giả lên: những người lao động kỹ năng thấp ở các nước giàu sẽ thua thiệt trước những công nhân cũng có kỹ năng thấp nhưng được trả công thấp hơn ở các nước nghèo. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?”

Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn: Francis Fukuyama, What Is Populism?”, American Interest, 28/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” (populism) đã được sử dụng rất lỏng lẻo trong thời gian gần đây. Chúng ta cần xác định rõ hơn.

Những năm gần đây đã trỗi dậy những hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy (populist nationalism) mà ngày nay đã trở thành mối đe dọa chính đối với trật tự tự do quốc tế từng là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu từ sau năm 1945. Chế độ dân chủ tự do đã liên tiếp bị các chế độ chuyên chế đe dọa trong suốt thế kỷ qua, ngoại trừ giai đoạn 1991-2008 khi quyền lực của Hoa Kỳ giữ vị trí gần như bá chủ. Continue reading “Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?”

Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?

Nguồn: Alexander Friedman, “Can global capitalism be saved?”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lo lắng về các vấn đề kinh tế trong tình hình chính trị hiện nay đã khiến cho các cử tri của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ rơi vào tay của những người theo chủ nghĩa dân tuý. Phải chi, như người ta vẫn thường nói, nền kinh tế có thể trở lại với một tốc độ tăng trưởng GDP và năng suất “bình thường”, cuộc sống sẽ cải thiện cho nhiều người hơn, sự chống đối chính phủ sẽ suy yếu dần, và chính trị cũng sẽ trở lại “bình thường”. Lúc đó, chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa, và dân chủ có thể tiếp tục tiến về phía trước.

Nhưng những suy nghĩ như vậy được ngoại suy từ một khoảng thời gian nhìn chung khác thường trong lịch sử. Quãng thời gian đó đã qua, và các thế lực duy trì thời kỳ đó khó có thể tập hợp lại được trong tương lai gần. Sự đổi mới công nghệ và nhân khẩu học là một cơn gió ngược, không phải là cơn gió xuôi giúp  thúc đẩy tăng trưởng, và những thủ thuật tài chính vẫn không thể cứu được tình trạng này. Continue reading “Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?”

Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?

Nguồn:Why populism is in retreat across Latin America“, The Economist, 20/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi châu Mỹ Latinh nhìn vào Donald Trump, nhiều người nghĩ rằng họ đã nhìn thấy điều tương tự trước đây. Chỉ một vài năm trước, các nhà chủ nghĩa dân tộc – dân túy đã nắm quyền kiểm soát liên tục đối với chính trị khu vực, từ Hugo Chávez của Venezuela (ảnh) đến Cristina Fernández ở Argentina và Rafael Correa ở Ecuador. Bây giờ Chávez đã chết, Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng; Bà Fernández đã mất quyền và phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng vốn có thể khiến bà phải chịu án tù; Ông Correa đã quyết định không tranh cử nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới. Evo Morales của Bolivia, người có khuynh hướng dân túy, đã bị đánh bại trong một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay, một cuộc trưng cầu mà có thể đã cho phép ông tiếp tục nắm quyền cho tới năm 2025. Ngay cả khi chủ nghĩa dân túy đang gia tăng ở châu Âu và Hoa Kỳ, nó lại có bước thụt lùi ở châu Mỹ Latinh. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?”

Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn:What is populism?“, The Economist, 19/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, tổng thống đắc cử theo chủ nghĩa dân túy của nước Mỹ, muốn trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ. Podemos, một đảng dân túy Tây Ban Nha, muốn cho người nhập cư quyền bầu cử. Geert Wilders, chính trị gia dân túy người Hà Lan, muốn xóa bỏ các đạo luật cấm phát ngôn gây thù hận (hate-speech). Jaroslaw Kaczynski, chính trị gia dân túy người Ba Lan, nỗ lực thúc đẩy một đạo luật quy định việc sử dụng cụm từ “các trại tử thần Ba Lan” là bất hợp pháp. Evo Morales, tổng thống dân túy của Bolivia, đã mở rộng quyền trồng coca của nông dân thổ dân. Rodrigo Duterte, tổng thống dân túy của Philippines, đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tiêu diệt những người bị nghi ngờ là buôn bán ma túy. Các nhà dân túy có thể là các nhà quân phiệt, người yêu hòa bình, người hâm mộ Che Guevara hay Ayn Rand; họ có thể là những người hoạt động vì môi trường phản đối việc xây dựng các đường ống dẫn dầu hoặc những người phủ nhận biến đổi khí hậu và ủng hộ việc khoan thêm dầu. Điều gì khiến cho tất cả những người đó được  gọi là “các nhà dân túy” (populist), và thuật ngữ đó thực sự có ý nghĩa gì? Continue reading “Chủ nghĩa dân túy là gì?”

Lý giải thành công của các chính trị gia dân túy

Donald-Trump-Make-America-Great-600x353

Nguồn: Dani Rodrik, “The Politics of Anger”, Project Syndicate, 09/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ, điều duy nhất đáng ngạc nhiên về phản ứng dân túy, điều đã áp đảo nền chính trị của nhiều nền dân chủ lâu đời, là nó đã xảy đến quá chậm. Thậm chí từ hai thập niên trước, khá dễ để dự đoán rằng sự miễn cưỡng của các chính trị gia dòng chính trong việc đề xuất giải pháp cho sự bất ổn và bất bình đẳng trong kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa sẽ tạo nên một không gian chính trị cho các nhà đại dân túy với các giải pháp dễ dãi. Trước đây, đó là Ross Perot và Patrick Buchaman; ngày nay đó là Donald Trump, Marine Le Pen và nhiều nhân vật khác.

Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng dù sao, bài học của nó vẫn vô cùng quan trọng. Chúng ta cần gợi nhớ lại rằng thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hóa, vốn đạt đến đỉnh điểm trong vài thập niên trước Thế chiến I, sau cùng đã sản sinh ra một phản ứng chính trị thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Continue reading “Lý giải thành công của các chính trị gia dân túy”