Liên minh (Alliance)

sigla_nato_1

Tác giả: Đào Minh Hồng

Liên minh là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung. Mục tiêu lớn nhất của liên minh là kết hợp nguồn lực và phối hợp hành động nhằm nâng cao vị thế của các quốc gia thành viên trong hệ thống quốc tế và nâng cao sức mạnh của các thành viên so với các quốc gia không tham gia liên minh. Liên minh có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Trong quan hệ quốc tế, liên minh chính trị-quân sự giữa các quốc gia mang tính phổ biến nhất bởi khả năng tác động to lớn đến quyền lực. Continue reading “Liên minh (Alliance)”

Học thuyết Brezhnev (Brezhnev Doctrine)

brezhnev

Tác giả: Đào Minh Hồng

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chính trường thế giới bị Chiến tranh Lạnh chi phối. Đến cuối năm 1949, hầu hết các quốc gia châu Âu đều gia nhập một trong hai liên minh thù địch với nhau, một bên là Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một bên là Liên Xô với khối Hiệp ước Vacsava. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bao gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bungari, Đông Đức, Rumani, Anbani (rút khỏi khối năm 1968). Trong những thập niên 60-70 của thế kỷ 20, hệ thống này có những khủng hoảng nhất định. Điển hình là sự kiện nổi dậy ở Ba Lan tháng 10/1956, biểu tình và bạo động ở Hungary tháng 10-11/1956 khiến Liên Xô phải đưa quan đội vào can thiệp, thành lập chính phủ mới. Đến sự kiện “Mùa xuân Praha” năm 1968, quân đội của khối Hiệp ước Vacsava tràn vào Tiệp Khắc và thay đổi ban lãnh đạo nước này. Continue reading “Học thuyết Brezhnev (Brezhnev Doctrine)”

Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)

Westphalia

Tác giả: Đào Minh Hồng

Vào nửa đầu thế kỷ 17, những căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia Châu Âu. Cùng lúc với thời kỳ Phát kiến địa lý, khai phá mở đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới, châu Âu cũng chuyển mình với  sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, ý thức dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia cũng đã thức tỉnh các vị vua, hình thành nên những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu. Phong trào cải cách tôn giáo từ giữa thế kỷ 16 đã chia Châu Âu thành hai phe: những nhà nước theo Cựu giáo (Thiên chúa giáo) hoặc những nhà nước theo Tân giáo (Tin Lành). Những xung đột giữa các quốc gia Châu Âu ở thời kỳ này luôn mang màu sắc của các cuộc chiến tranh tôn giáo. Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm là cuộc chiến tranh toàn Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Khởi đầu là xung đột tôn giáo giữa người Thiên chúa giáo (Cựu giáo) và những người Tin Lành (Tân giáo), nó đã trở thành một cuộc chiến giành quyền lực ở châu Âu. Continue reading “Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)”

Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)

wind-farm-620x350

Tác giả: Đào Minh Hồng

Cách mạng Công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh bắt đầu từ những phát minh máy móc trong ngành dệt (những năm 60 thế kỷ 18), sau đấy lan sang Mỹ, Pháp, Đức…(kéo dài đến giữa thế kỷ 19). Ý nghĩa lớn nhất của Cách mạng Công nghiệp là thay thế lao động thủ công (lao động tay chân) của con người bằng lao động của máy móc, từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi cơ bản những điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã hội loài người. Ngoài ra, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, Cách mạng Công nghiệp một mặt đẩy mạnh sản xuất, mặt khác hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản. Continue reading “Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)”

Ban-căng hóa (Balkanization)

Ottoman-Empire-Military-2

Tác giả: Đào Minh Hồng

Thuật ngữ Ban-căng hóa (Balkanization) được sử dụng bởi các sử gia và các nhà ngoại giao để diễn tả quá trình chia cắt có tính toán một lãnh thổ thành một số quốc gia độc lập với các dân tộc có xung đột lẫn nhau về lợi ích; mục đích là ngăn cản sự hình thành một lực lượng tập trung, thống nhất đe dọa người cai trị. Trong hoàn cảnh này, Ban-căng hóa có thể coi là một biến thể của châm ngôn thực dân “chia cắt và cai trị”.

Thuật ngữ Ban-căng hóa xuất phát từ tình hình trên bán đảo Ban-căng thời kỳ từ đầu thế kỷ 19 đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian này bán đảo Băn-căng vốn hầu hết nằm dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman đã dần dần bị phân tách thành những quốc gia nhỏ độc lập. Continue reading “Ban-căng hóa (Balkanization)”