Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc hoang mang sau Đại hội Đảng?

Nguồn: Li Yuan, “China’s Business Elite See the Country That Let Them Thrive Slipping Away.” The New York Times, 07/11/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vốn lâu nay xa lánh chính trị, tầng lớp doanh nhân Trung Quốc đang ngày càng lo lắng liệu họ có còn chỗ đứng trong hệ thống độc nhân trị của Tập Cận Bình hay không.

Nhiều thập niên qua, giới doanh nhân Trung Quốc về căn bản đã ký một hợp đồng bất thành văn với Đảng Cộng sản: để chúng tôi kiếm tiền và chúng tôi sẽ không quan tâm các vị dùng quyền lực của mình ra sao.

Như hầu hết người dân Trung Quốc, họ tin vào quan điểm của đảng rằng chế độ độc đảng mang đến một nền quản trị hiệu quả. Continue reading “Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc hoang mang sau Đại hội Đảng?”

Thế giới hôm nay: 10/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kết quả cho đến nay của cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ cho thấy đảng Dân chủ có nhiều cơ hội kiểm soát Thượng viện. Trong đó, cuộc đua sít sao ở Georgia sẽ phải tổ chức vòng hai vào tháng 12. Nếu muốn đạt đa số, đảng Cộng hòa cần giành được bốn trên năm ghế chưa có kết quả. Còn ở Hạ viện, dù quyền kiểm soát sẽ chuyển từ đảng Dân chủ sang Cộng hòa, kết quả cho thấy không có bất kỳ “làn sóng đỏ” nào như nhiều người dự đoán.

Bên cạnh đó là các cuộc đua thống đốc. Ở Florida, Ron DeSantis của đảng Cộng hòa (một người có thể sẽ trở thành đối thủ của ông Trump vào năm 2024) dễ dàng thắng nhiệm kỳ thứ hai. Đương kim thống đốc Greg Abbott của Texas đánh bại ứng viên Dân chủ Beto O’Rourke, trong khi Brian Kemp, thống đốc Cộng hòa của Georgia, đánh bại Stacey Abrams, một ngôi sao của phe Dân chủ. Còn ở Pennsylvania, ứng viên Dân chủ Josh Shapiro đánh bại Doug Mastriano, một người không công nhận kết quả bầu cử năm 2020, để trở thành tân thống đốc. Maura Healey lấy lại Massachusetts cho đảng Dân chủ và Kathy Hochul tiếp tục làm thống đốc New York. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/11/2022”

Thế giới hôm nay: 09/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu để quyết định hàng trăm ghế ở Thượng viện và Hạ viện, với hầu hết kết quả sẽ được công bố vào tối thứ Ba. Cũng như năm 2020, Joe Biden và Donald Trump tiếp tục công kích lẫn nhau cho đến thời điểm cuối cùng. Ông Biden cảnh báo cử tri rằng một chiến thắng của đảng Cộng hòa (như được mong đợi) sẽ làm suy yếu các thể chế dân chủ của đất nước. Ở phía bên kia, ông Trump hứa đưa ra một thông báo lớn vào ngày 15 tháng 11, có lẽ là tuyên bố ra tranh cử trong năm 2024.

Một nhóm chuyên gia do Liên Hợp Quốc thành lập đã nói với các đại biểu dự COP27 là phải có quy định chặt chẽ hơn để ngăn các công ty thiếu trung thực về cam kết khí hậu của mình. Tổng thư ký LHQ António Guterres đã chỉ trích “sự gian dối” của các công ty nhiên liệu hóa thạch khi cam kết giảm lượng khí thải nhưng lại lợi dụng các lỗ hổng như “bù trừ carbon” (carbon offsetting) để tiếp tục đầu tư vào sản xuất dầu, than và khí đốt mới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/11/2022”

Thế giới hôm nay: 08/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết trước các đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 của Liên Hợp Quốc rằng cuộc chiến ở Ukraine (và cuộc khủng hoảng năng lượng phát sinh) sẽ không khiến nước ông quay đầu với các cam kết khí hậu. Phát biểu từ Ai Cập, ông Macron cũng nói lòng tin giữa các nước giàu và các nước nghèo đang bị xói mòn và kêu gọi “đoàn kết tài chính.”

Chính phủ Hy Lạp tuyên bố sẽ cấm bán phần mềm gián điệp, sau khi một tờ báo đưa tin các bộ trưởng và doanh nhân đã bị nhà nước theo dõi bằng phần mềm có mã độc trên điện thoại cá nhân. Phát ngôn viên chính phủ cho biết tờ Documento đưa tin như vậy là “vô căn cứ” và phủ nhận việc mua phần mềm gián điệp. Hiện các quan chức từ Nghị viện châu Âu đang điều tra xem liệu đảng cầm quyền của Hy Lạp có theo dõi bất hợp pháp các chính trị gia và một nhà báo hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/11/2022”

Thế giới hôm nay: 07/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 của Liên Hợp Quốc đã khai mạc tại Ai Cập với việc các đại biểu nhất trí bàn về vấn đề bồi thường cho các thiệt hại biến đổi khí hậu mà các nước nghèo phải chịu đựng. Đây là lần đầu tiên chủ đề gây tranh cãi này được chính thức đưa vào chương trình nghị sự của COP. Các nước giàu, những thủ phạm chính phát thải ra khí nhà kính, trước đây luôn lảng tránh vấn đề này.

Truyền thông nhà nước Iran đưa tin gần 230 nghị sĩ quốc hội đã ký một tuyên bố yêu cầu cơ quan tư pháp của nước này “xử lý dứt khoát” bất kỳ ai biểu tình chống chế độ. Tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra tại nhiều thành phố Iran hôm Chủ nhật, với các nhà hoạt động nói lực lượng an ninh đã nổ súng vào đám đông ở Marivan thuộc tỉnh Kurdistan, ngay sau đám tang của Nasrin Ghaderi, một người biểu tình thiệt mạng hôm thứ Bảy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/11/2022”

Thế giới hôm nay: 04/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Yair Lapid đã nhận thua trước Binyamin Netanyahu, qua đó dọn đường cho ông Netanyahu trở lại ghế thủ tướng. Liên minh tôn giáo và cánh hữu của ông Netanyahu thắng 64 trên 120 ghế trong quốc hội, trong khi khối của ông Lapid có 51 ghế. Phần còn lại thuộc về một đảng Ả Rập trung lập. Để thành lập chính phủ, ông Netanyahu sẽ cần sự hỗ trợ của đảng cực hữu của Itamar Ben-Gvir, vốn trước đây thường bị xa lánh.

Các ngoại trưởng G7 đã đến Đức để thảo luận về việc viện trợ giúp Ukraine vượt qua mùa đông, nhất là khi Nga ồ ạt tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này. Vào thứ Năm nhà máy hạt nhân Zaporizhia đã bị ngắt khỏi lưới điện quốc gia. Còn trên mặt trận, hiện có tin đồn Nga đang rút khỏi Kherson về bờ đông sông Dnieper. Song Ukraine cho rằng đây là một cái bẫy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/11/2022”

Thế giới hôm nay: 03/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đúng như dự đoán, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất cơ bản, qua đó đưa lãi suất liên bang lên phạm vi 3,75-4,0%. Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo còn “quá sớm” để nói về việc dừng tăng lãi suất, và nói thêm là lãi suất cuối cùng sẽ “cao hơn dự kiến ​​trước đây.” Fed đang ở trong một cuộc chiến dai dẳng với lạm phát, hiện ở quanh mức 8%.

Nga thông báo quay lại thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine trên Biển Đen. Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass nói chính phủ nước này đã nhận được “văn bản bảo đảm” Ukraine sẽ không dùng hành lang ngũ cốc để tấn công quân sự vào Nga. Điện Kremlin đình chỉ thỏa thuận này từ thứ Bảy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/11/2022”

Thế giới hôm nay: 02/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong tuyên bố công khai đầu tiên kể từ khi kết quả bầu cử tổng thống Brazil được công bố, Jair Bolsonaro không đề cập đến thất bại của ông trước Luiz Inácio Lula da Silva, dù sau đó một phụ tá cho biết ông sẽ tuân thủ quy trình chuyển giao quyền lực. Ông Bolsonaro nói những người biểu tình ủng hộ ông muốn bày tỏ phản đối “sự bất công” của cuộc bỏ phiếu. Song ông không đưa ra cáo buộc có gian lận cử tri và đã kêu gọi người ủng hộ ông không “xâm phạm tài sản.”

Nga đẩy mạnh “cuộc di tản” khỏi miền nam Ukraine. Vladimir Saldo, nhà lãnh đạo do Nga đưa lên ở vùng Kherson, đã yêu cầu 70.000 người sống trong phạm vi 15 km từ bờ đông sông Dnepr đi lánh nạn. Chính phủ Ukraine nói cuộc di tản chẳng qua chỉ là biện pháp bắt buộc di cư trên quy mô lớn của Nga. Nga cáo buộc Ukraine đang lên kế hoạch phá đập để làm ngập lụt các khu vực của Kherson. Trong khi đó, tên lửa Nga tiếp tục dội xuống Ukraine, khiến ít nhất một dân thường thiệt mạng ở thành phố Mykolaiv miền nam. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/11/2022”

Thế giới hôm nay: 01/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Luiz Inácio Lula da Silva đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống đầy gay cấn của Brazil với 50,9% số phiếu. Là một cựu tổng thống, ông Lula đánh bại tổng thống cánh hữu đương nhiệm Jair Bolsonaro và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1 năm sau. Đây là màn trở lại đầy ngoạn mục của ông, người vốn bị bỏ tù vì tội tham nhũng vào năm 2018. Căng thẳng lên cao vào hôm Chủ nhật khi những người ủng hộ Lula cáo buộc cảnh sát liên bang dựng rào cản để ngăn cử tri đi bầu ở một số khu vực bầu cử. Ông Bolsonaro vẫn chưa nhận thua.

Đa số thẩm phán của Tòa Tối cao Hoa Kỳ tỏ ra hoài nghi về việc các trường đại học Mỹ dùng chủng tộc như một yếu tố trong quyết định tuyển sinh. Nguyên đơn của hai vụ kiện liên quan đến vấn đề này nói các quy định trên phân biệt đối xử người Mỹ gốc Á. Dù luôn bảo vệ tính hợp pháp của chúng, gần đây Tòa Tối cao đã cho thấy có thể sẽ loại bỏ tiền lệ hàng thập niên này. Phán quyết sẽ có vào tháng 6. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/11/2022”

Thế giới hôm nay: 28/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,6% trong quý ba, đạt tốc độ theo năm cao nhất kể từ năm ngoái. Nhưng nguyên nhân chủ yếu do nhập khẩu giảm và xuất khẩu tăng mạnh; trong khi nhu cầu trong nước chỉ tăng 0,5%. Chi tiêu tiêu dùng đã giảm tốc, còn lãi suất trung bình cho thế chấp kỳ hạn 30 năm tăng lên 7,08%, lần đầu tiên sau 20 năm. Việc Fed tăng lãi suất đang khiến thị trường nhà đất hạ nhiệt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “sự thống trị của phương Tây đối với các vấn đề thế giới sắp kết thúc” trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, một diễn đàn ở Moscow. Trong khi đó, Nhà Trắng cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công nào vào các vệ tinh của Mỹ sẽ bị trả đũa, sau khi một quan chức cấp cao của Nga gọi chúng là các mục tiêu “hợp pháp” nếu chúng liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2022”

Thế giới hôm nay: 27/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nước đang không thể đáp ứng được các cam kết khí hậu của mình, theo báo cáo được công bố hôm thứ Tư trước thềm hội nghị thượng đỉnh COP27 của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập vào tháng 11. Cơ quan khí hậu của LHQ cho biết chỉ 24 trên 193 quốc gia tăng mục tiêu chống biến đổi khí hậu trong năm nay dù tất cả đều đã hứa trước đó. Nếu các quốc gia đều thực hiện tốt cam kết hiện tại, thế giới vào năm 2100 sẽ ấm hơn khoảng 2,5°C so với mức tiền công nghiệp. Trong khi đó, tạp chí y khoa Lancet cho thấy biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao hơn vì làm gia tăng nạn đói, các bệnh liên quan đến nắng nóng và bệnh truyền nhiễm. Các trường hợp tử vong do nắng nóng ở người trên 65 tuổi đã tăng 2/3 trong 20 năm qua.

Chính phủ mới của Anh hoãn công bố dự thảo ngân sách — một dự thảo sẽ phải tiết kiệm ít nhất 40 tỷ bảng Anh (46 tỷ đô la) — cho đến ngày 17 tháng 11. Trong khi đó, người đứng đầu Văn phòng Quản lý Nợ Robert Stheeman đã nói trước nghị viện rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu vừa qua “không có gì nghi ngờ” là do yếu tố trong nước – chứ không phải chấn động toàn cầu như lời một số bộ trưởng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/10/2022”

Thế giới hôm nay: 26/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rishi Sunak chính thức trở thành thủ tướng Anh sau cuộc gặp với Vua Charles III. Ông cam kết “đoàn kết đất nước chúng ta không phải bằng lời nói mà bằng hành động” và sửa chữa “một số sai lầm” của Liz Truss, người tiền nhiệm của ông và thủ tướng nắm quyền ngắn nhất lịch sử Anh. Ông Sunak đã tái bổ nhiệm bộ trưởng tài chính Jeremy Hunt, người đã đảo ngược hầu hết kế hoạch ngân sách tai hại của bà Truss. Trước các diễn biến trên, đồng bảng Anh tăng giá và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm về mức ngang với trước khi kế hoạch của bà Truss chưa làm xáo trộn thị trường.

Nga tiếp tục cảnh báo về khả năng Ukraine dùng “bom bẩn” – một loại chất nổ phát tán bức xạ – và tuyên bố sẽ đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào thứ Ba. Các chính phủ phương Tây nói đây chỉ là cái cớ để Nga leo thang cuộc chiến. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của LHQ đã nói sẽ cử thanh sát viên đến xem xét hai địa điểm hạt nhân của Ukraine, theo lời mời của phía Kyiv. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/10/2022”

Thế giới hôm nay: 25/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu bộ trưởng tài chính Rishi Sunak sẽ thay Liz Truss làm thủ tướng Anh sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Đối thủ cạnh tranh duy nhất của ông, lãnh đạo Hạ viện Penny Mordaunt, đã rút khỏi cuộc đua vào phút cuối vì không đảm bảo được số nghị sĩ ủng hộ cần thiết. Trong tuyên bố rút lui, bà nói ông Sunak có sự “ủng hộ hoàn toàn” của bà. Phát biểu sau khi chiến thắng, ông Sunak cảnh báo về những thách thức kinh tế “sâu sắc” phía trước và hứa cầm quyền với “sự chính trực và khiêm tốn.” Là thủ tướng thứ ba trong bảy tuần qua, ông đồng thời là nhà lãnh đạo không phải người da trắng đầu tiên của Anh.

Các quan chức do Nga bổ nhiệm ở Kherson, một khu vực thuộc miền nam Ukraine, cho biết đang tuyển mộ đàn ông địa phương vào lực lượng dân quân để đối phó với cuộc phản công của Ukraine. Cho tới nay đã có báo cáo cho thấy đàn ông ở các khu vực do Nga chiếm đóng bị buộc phải cầm súng. Trong một diễn biến khác, phương Tây đã bác bỏ tuyên bố của Nga rằng Ukraine có kế hoạch kích nổ một “quả bom bẩn,” loại vũ khí nổ có chứa các viên phóng xạ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/10/2022”

Thế giới hôm nay: 24/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu bộ trưởng tài chính Anh Rishi Sunak đã tuyên bố tranh cử để thay Liz Truss làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ và thủ tướng mới. Các ứng viên sẽ cần 100 đề cử từ các nghị sĩ Bảo thủ trước chiều thứ Hai để được ghi tên vào danh sách ứng viên gửi đến đảng viên. Cho tới nay ông Sunak đã có 147 đề cử. Penny Mordaunt, lãnh đạo Hạ viện, có 24.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phá vỡ tiền lệ khi tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Ông cũng công bố danh sách Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới, với bảy thành viên đều chỉ bao gồm những nhân vật trung thành với ông. Trong dàn lãnh đạo mới có Lý Cường, bí thư thành uỷ Thượng Hải, người ở vị trí thứ hai trong danh sách ban thường vụ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/10/2022”

Thế giới hôm nay: 21/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liz Truss chính thức từ chức chỉ sau 45 ngày tại vị và trở thành thủ tướng nắm quyền ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Bà từ chức dưới áp lực của các nghị sĩ Đảng Bảo thủ sau một loạt các sai lầm chính trị hỗn loạn, khởi đầu với kế hoạch ngân sách thảm hại được công bố hôm 23 tháng 9. Hiện bà vẫn tiếp tục tại vị cho đến khi đảng chọn được lãnh đạo mới vào ngày 28 tháng 10. Rishi Sunak, đối thủ của bà trong cuộc đua hồi tháng 8, dự kiến ​​sẽ tranh cử; ngoài ra một số nghị sĩ cũng đang công khai ủng hộ người tiền nhiệm Boris Johnson trở lại.

EU đồng ý về các biện pháp trừng phạt mới lên Iran vì cung cấp máy bay không người lái “kamikaze” cho Nga, nước đã dùng loại vũ khí này để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói các cuộc không kích đã phá hủy 30% nhà máy điện của đất nước, dẫn đến việc phải ban hành hạn mức sử dụng điện. Trong khi đó, các quan chức thân Nga ở thành phố Kherson cho biết đã sơ tán 5.000 dân thường, với tổng số theo dự kiến là 60.000 người, trước nguy cơ bị Ukraine phản công. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2022”

Thế giới hôm nay: 20/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố thiết quân luật từ thứ Tư tại 4 khu vực Ukraine bị Nga kiểm soát một phần. Ông Putin cũng ra lệnh “huy động kinh tế” tại 8 tỉnh giáp biên giới Ukraine của Nga, qua đó cho phép các chính quyền địa phương gia tăng sản xuất và hạn chế di chuyển. Cuộc phản công gần đây của Ukraine đã đẩy quân đội Nga ở Kherson, một thành phố quan trọng ở phía nam, lùi 30 km. Nhà chức trách thân Nga tuyên bố đã bắt đầu sơ tán dân thường khỏi thành phố trước một cuộc tấn công của Ukraine, điều mà Kiyv gọi là “màn tuyên truyền.”

Suella Braverman từ chức bộ trưởng nội vụ Anh, đẩy chính phủ Liz Truss sâu vào khủng hoảng. Bà Braverman cho biết quyết định từ chức vì vi phạm quy tắc của bộ khi gửi một tài liệu chính thức từ email cá nhân. Nhưng bà cũng cáo buộc thủ tướng vi phạm “những cam kết chính.” Trước đó, bà Truss nói “hoàn toàn cam kết” tăng lương hưu phù hợp với lạm phát, vốn lên mức 10,1% trong tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/10/2022”

Thế giới hôm nay: 18/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một số ngoại trưởng EU kêu gọi có các biện pháp trừng phạt mới lên Iran vì chuyển giao máy bay không người lái “kamikaze” cho Nga. Các lực lượng Nga được cho là đã sử dụng 28 máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất để tấn công thủ đô Kyiv của Ukraine hôm thứ Hai, làm 4 người thiệt mạng. Trong một diễn biến khác, một máy bay chiến đấu Nga đã đâm vào một tòa chung cư ở thành phố Yeysk, miền nam nước này, sau khi bị hỏng động cơ, cũng khiến 4 người thiệt mạng.

Tân bộ trưởng tài chính Anh Jeremy Hunt đã đảo ngược gần như tất cả các biện pháp thuế còn lại theo kế hoạch ngân sách được người tiền nhiệm Kwasi Kwarteng công bố ba tuần trước. Mức thuế cơ bản sẽ vẫn ở mức 20% vô thời hạn và giới hạn giá năng lượng sẽ được xem xét lại trong tháng 4 tới. Những động thái này gần như là lời cáo chung cho chính sách kinh tế của thủ tướng Liz Truss, qua đó đặt bà vào tình thế chính trị vô cùng nguy hiểm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/10/2022”

Thế giới hôm nay: 17/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 đã khai mạc tại Bắc Kinh, trong đó chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu khai mạc với cam kết “thống nhất” Trung Quốc bằng cách đặt Đài Loan dưới sự kiểm soát của đại lục. Ông nói Bắc Kinh sẽ “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để dập tắt “các phong trào ly khai,” thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết. Ông Tập cũng bảo vệ chính sách zero-covid, gọi các biện pháp ngăn chặn virus là “cuộc chiến toàn dân.” Bất chấp quy ước các nhà lãnh đạo Đảng chỉ phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm, đại hội dự kiến ​​sẽ trao cho ông Tập một nhiệm kỳ thứ ba.

Tân bộ trưởng tài chính Anh Jeremy Hunt nói kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ tỏ ra “quá xa vời và quá nhanh.” Trong một nỗ lực tiếp theo để xoa dịu thị trường trái phiếu, ông còn cho biết sẽ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey nói lãi suất sẽ phải tăng hơn nữa so với dự kiến ​​vì lạm phát cao. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/10/2022”

Thế giới hôm nay: 13/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các bộ trưởng quốc phòng từ hơn 50 nước sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels để thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine sau loạt tên lửa của Nga hôm thứ Hai. Trước đó vào thứ Ba, nhóm các nước giàu G7 đã cam kết “hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự, ngoại giao và pháp lý” cho Ukraine “cho đến khi nào còn cần thiết.”

Ngân hàng Trung ương Anh xác nhận biện pháp can thiệp mua trái phiếu khẩn cấp, vốn được thiết kế để ngăn các quỹ hưu trí bán tháo trái phiếu vì chính sách tài khóa thiếu thận trọng của chính phủ Anh, sẽ kết thúc vào thứ Sáu theo kế hoạch. Lời đảm bảo được ngân hàng đưa ra sau khi một bài viết trên Financial Times cho thấy có khả năng ngân hàng sẽ đi ngược lại tuyên bố của thống đốc Andrew Bailey và cho gia hạn chương trình. Bảng Anh một lần nữa giảm giá so với đô la Mỹ còn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm của Anh tăng mạnh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/10/2022”

Thế giới hôm nay: 12/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại cuộc họp khẩn một ngày sau khi Nga dội tên lửa xuống các thành phố Ukraine, các lãnh đạo G7 đã cam kết sẽ “kiên định và không nản lòng” hỗ trợ tài chính cũng như quân sự cho nước này. Trong một tuyên bố chung, nhóm đã cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” nếu Nga triển khai vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân. Trong khi đó, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết NATO “không nhìn thấy bất kỳ thay đổi nào” trong tư thế hạt nhân của Nga.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm sau xuống còn 2,7%. Báo cáo của quỹ cho rằng một phần ba nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái trong năm tới. Dự báo tăng trưởng 3,2% của năm 2022 vẫn không thay đổi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/10/2022”