Thế giới hôm nay: 22/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chính trị gia trong liên minh cầm quyền của thủ tướng Angela Merkel nói Đức nên bắt chước Áo bắt buộc tiêm chủng trong bối cảnh số ca nhiễm covid-19 tăng vọt. Tỷ lệ tiêm chủng ở nước này là 68%, tương đối thấp so với các nước khác ở Tây Âu. Đề nghị này được đưa ra sau khi có biểu tình ở một số thành phố châu Âu phản đối phong tỏa và các hạn chế covid-19. Đặc biệt có bạo lực ở The Hague và các thành phố khác của Hà Lan.

Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng trước và bị bắt, đã được trả tự do và được phục hồi chức vụ. Ông đã ký một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với thủ lĩnh đảo chính, Trung tướng Abdel-Fattah al-Burhan. Song một số nhân vật lãnh đạo biểu tình chống đảo chính đã lên tiếng phản đối thỏa thuận. Họ yêu cầu rút hoàn toàn quân đội khỏi chính trị. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/11/2021”

Thế giới hôm nay: 19/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Belarus đã dọn sạch các trại của người di cư ở biên giới với Ba Lan. Người di cư vốn được đưa đến đây để gây áp lực lên EU. Tổng thống Alexander Lukashenko trước đó đã đề nghị với khối một kế hoạch theo đó EU tiếp nhận 2.000 người di cư, chủ yếu từ Iraq, trong khi Belarus đưa 5.000 người về nước. EU chưa đưa ra phản hồi chính thức.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đã không đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận dự kiến cho quý 3, trong bối cảnh các quy định mới của Đảng Cộng sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại gây khó khăn cho hãng. Doanh thu chỉ tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, chậm nhất trong sáu quý qua. Công ty đã cắt giảm triển vọng cho cả năm tài chính sau các kết quả đáng thất vọng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/11/2021”

Thế giới hôm nay: 18/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng nghìn người xuống đường ở Khartoum, thủ đô Sudan, để phản đối chính quyền quân sự đã đảo chính hôm 25/10. Lực lượng an ninh trước đó đã bắn hơi cay và đạn thật vào đám đông, giết chết ít nhất 5 người, theo các báo cáo ban đầu. Người biểu tình kêu gọi thả thủ tướng Abdalla Hamdok, sau khi ông này bị lật đổ trong đảo chính, và trở lại chế độ dân sự.

Estonia sẽ triển khai 1.700 binh sĩ dự bị cho một chiến dịch nhanh dọc biên giới với Nga. Nhiệm vụ của họ bao gồm xây dựng một hàng rào mới dài 40 km khi cuộc khủng hoảng di cư Belarus leo thang. Một số chính phủ đã cáo buộc Nga, đồng minh thân cận của Belarus, đứng sau giật dây cuộc khủng hoảng, dù Điện Kremlin phủ nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/11/2021”

Thế giới hôm nay: 17/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá khí đốt châu Âu tăng mạnh sau khi Đức đình chỉ quy trình phê duyệt đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga sang châu Âu. Cơ quan quản lý năng lượng Đức cho biết họ sẽ chỉ chứng nhận công ty vận hành đường ống nếu công ty đó tuân thủ luật Đức. Mỹ và một số nước châu Âu nói đường ống khiến EU thêm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Những người di cư đang kẹt giữa biên giới Belarus-Ba Lan đã bị lính Ba Lan bắn vòi rồng và hơi cay khi tìm cách đi vào EU. Họ đáp lại bằng cách ném đá qua phía bên kia biên giới. Khối này đã chuẩn bị thêm các biện pháp trừng phạt Belarus, với cáo buộc chính phủ nước này khuyến khích người di cư tràn qua biên giới trong nỗ lực chia rẽ EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/11/2021”

Thế giới hôm nay: 16/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU đồng ý tăng trừng phạt lên Belarus vì cuộc khủng hoảng người di cư tại biên giới của nước này với Latvia, Litva và Ba Lan, nơi hàng nghìn người từ Trung Đông đang mắc kẹt. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào khoảng 30 hãng hàng không, đại lý du lịch và cá nhân, bao gồm Belavia, hãng hàng không quốc doanh của Belarus. Trong khi đó Iraq cho biết sẽ hồi hương bất kỳ công dân nào ở Belarus muốn trở về vào thứ Năm.

Hàng triệu nhân viên văn phòng ở Delhi được yêu cầu làm việc tại nhà vì ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm. Tòa án tối cao Ấn Độ đã kêu gọi chính quyền thành phố đóng cửa văn phòng — sau khi trường học và công trường bị buộc đóng cửa hồi thứ Bảy. Theo một chỉ số về chất lượng không khí, ô nhiễm ở Delhi tồi tệ đến mức có thể gây ra các bệnh đường hô hấp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/11/2021”

Thế giới hôm nay: 15/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 bế mạc, chủ tịch hội nghị Alok Sharma đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ giải thích quyết định thay đổi lời hứa “loại bỏ” sang “giảm dần” điện than và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả. Cam kết này là một phần của “Hiệp ước Khí hậu Glasgow,” được tất cả 197 bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đồng ý, theo đó cam kết tăng cường các mục tiêu giảm phát thải cho năm 2030 ngay trong năm sau chứ không phải 2025. Các đại biểu từ rất nhiều bên, bao gồm EU, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia nghèo hơn, bày tỏ thất vọng trước thay đổi này.

Janet Yellen nói lạm phát cao nhất ba thập niên qua của Mỹ là hậu quả của đại dịch và do đó giải quyết đại dịch cũng sẽ giải quyết lạm phát. Bộ trưởng Tài chính Mỹ lập luận nếu kiểm soát được đại dịch, giá cả có thể trở lại mức bình thường “vào khoảng nửa cuối năm sau.” Song một số người lo ngại lạm phát có thể kéo dài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/12/2021”

Thế giới hôm nay: 12/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Alexander Lukashenko đe dọa chặn nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu, khi cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới Belarus-Ba Lan leo thang. Động thái này nhằm đáp lại việc EU xem xét đặt thêm lệnh trừng phạt đối với chế độ của ông. Dù mạnh miệng, ông Lukashenko vẫn cần cái gật đầu của Gazprom, chủ sở hữu đường ống – cũng như chính phủ Nga – để làm vậy.

FW de Klerk, tổng thống cuối cùng của chế độ apartheid Nam Phi, vừa qua đời ở tuổi 85. Cùng với Nelson Mandela, nhà lãnh đạo chống apartheid ra tù năm 1990, de Klerk đã giám sát quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ hợp hiến, với đỉnh điểm là cuộc bầu cử đa đảng năm 1994. De Klerk và Mandela cùng được trao giải Nobel hòa bình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2021”

Thế giới hôm nay: 11/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tăng với tốc độ theo năm là 6,2% trong tháng 10, nhanh nhất kể từ năm kết thúc vào tháng 11 năm 1990. Gián đoạn chuỗi cung ứng khiến giá năng lượng, thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại tăng mạnh. Giá cả đã tăng 0,9% từ tháng 9 đến tháng 10, so với chỉ 0,4% giữa tháng 8 và tháng 9.

Nga đã làm rõ họ đứng về phe nào trong cuộc khủng hoảng biên giới Belarus-Ba Lan bằng cách điều hai máy bay ném bom đến tuần tra không phận Belarus. EU đang xem xét thêm biện pháp trừng phạt đối với Belarus, nước bị cho là đứng sau dòng người di cư đang tràn qua biên giới Ba Lan. Ba Lan cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin là “chủ mưu,” khiến Nga phẫn nộ và cho rằng EU mới là bên phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, hàng trăm người di cư vẫn đang kẹt ở biên giới dưới trời lạnh giá. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2021”

Thế giới hôm nay: 10/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

General Electric, một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ, thông báo sẽ tách thành ba công ty niêm yết. Động thái này đến sau nỗ lực nhiều năm qua nhằm thu gọn tập đoàn khổng lồ nhưng thua lỗ này và cải thiện hiệu suất mờ nhạt của nó. Mảng y tế sẽ được tách ra vào năm 2023, và mảng kinh doanh năng lượng một năm sau đó. Ở lại sẽ là rời mảng hàng không, do giám đốc điều hành hiện tại Larry Culp lãnh đạo.

WHO cảnh báo có thể sẽ thiếu xy-ranh tiêm chủng vào năm tới và kêu gọi các nước lên kế hoạch trước. Con số thiếu hụt có thể lên đến 2 tỷ và sẽ ảnh hưởng đến tình hình dịch covid-19 cũng như hoạt động tiêm chủng định kỳ. Nó cũng có thể khiến người ta phải tái sử dụng kim tiêm, một việc rất không an toàn. Đại dịch đã khiến nhu cầu ống tiêm tăng cao, với tổng cộng 6,8 tỷ liều đã tiêm trên toàn cầu trong khi năng lực sản xuất hàng năm chỉ khoảng 6 tỷ ống tiêm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/11/2021”

Thế giới hôm nay: 08/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm Chủ nhật, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố các mục tiêu không khí và nước sạch mới, đồng thời cảnh báo khó đảm bảo đạt đỉnh carbon vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060, như lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình. Cơ quan cho biết Trung Quốc, nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, còn “một chặng đường dài phía trước” về bảo vệ môi trường.

Hàng chục nghìn người Ethiopia tuần hành ủng hộ quân đội đất nước tại thủ đô Addis Ababa, khi lực lượng Tigray và Oromo áp sát thành phố. Hôm thứ Bảy, 9 nhóm đối lập đã tuyên bố liên minh để lật đổ thủ tướng Abiy Ahmed, cả bằng chính trị hoặc vũ lực. Những nhóm này đã rơi vào mâu thuẫn kéo dài cả năm qua với chính phủ Ethiopia. Cuộc chiến đã khiến hơn 2,1 triệu cư dân Tigray phải đi tị nạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/11/2021”

Thế giới hôm nay: 05/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 40 nước cho biết sẽ ký một thỏa thuận để dần loại bỏ sử dụng than vào những năm 2030 hoặc 2040, tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế. Các nước dùng nhiều nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất – Mỹ, Úc, Trung Quốc và Ấn Độ – không có trong danh sách. Sự vắng mặt của họ cho thấy “đưa than trở về quá khứ”, một trong những mục tiêu đã nêu của COP26, đang trở nên xa vời hệt như trước thượng đỉnh.

Nhà Trắng cho biết nhân viên tại các công ty có ít nhất 100 nhân công – tức khoảng 84 triệu người – phải tiêm chủng covid-19 đầy đủ trước ngày 4 tháng 1 hoặc xét nghiệm hàng tuần như sắc lệnh đã thông báo trước đó. Người sử dụng lao động phải trả tiền cho thời gian người lao động nghỉ để đi tiêm chủng, nhưng không áp dụng cho thời gian đi xét nghiệm. Các công ty “cố ý” vi phạm sẽ đối mặt khoản tiền phạt lên đến 136.500 đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2021”

Thế giới hôm nay: 04/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng từ cuối tháng này, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ kích thích kinh  tế khẩn cấp trong đại dịch. Trong tháng 11 và 12, Fed sẽ giảm 10 tỷ USD mua trái phiếu chính phủ từ mức 80 tỷ USD và 5 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp từ mức 40 tỷ USD hiện tại. Sau đó, cắt giảm vẫn tiếp tục nếu “thích hợp.”

Một liên minh các công ty tài chính với tổng tài sản trị giá 130 nghìn tỷ đô la hứa sẽ hỗ trợ quá trình đưa phát thải ròng toàn cầu về 0 vào năm 2050 và đáp ứng các mục tiêu của thỏa thuận Paris là giữ nóng lên toàn cầu ở dưới mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp vào năm 2100. Glasgow Alliance for Net Zero, do cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney đồng chủ trì, cam kết các thành viên sẽ giảm lượng khí thải liên quan đến danh mục đầu tư của họ. Liên minh cho biết đã có hơn 450 công ty từ 45 quốc gia cam kết. Không phải ai cũng bị thuyết phục. Các tổ chức môi trường nói cam kết bất nhiêu là chưa đủ. Trong khi đó xuất hiện lo ngại những mục tiêu này sẽ khuyến khích các công ty tài chính bán tài sản gây ô nhiễm hơn là tìm cách giảm lượng khí thải bởi các công ty họ đầu tư. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/11/2021”

Thế giới hôm nay: 03/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 100 nước đã cùng cam kết giảm 30% lượng khí thải mê-tan toàn cầu so với mức 2020 vào năm 2030. Dù phân hủy nhanh trong khí quyển, mê-tan lại là loại khí nhà kính mạnh hơn carbon dioxide. Mỹ và EU đưa ra sáng kiến này hồi tháng 9 tại hội nghị khí hậu COP26 của LHQ. Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, vốn thuộc hàng các nước phát thải lớn nhất thế giới, không đăng ký. Trong khi đó, hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Nạn phá rừng được cho là nguyên nhân của khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ít nhất 25 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong cuộc tấn công vào bệnh viện quân sự lớn nhất Afghanistan ở Kabul. Cụ thể đã xảy ra hai vụ nổ, và theo sau là các tay súng. Lực lượng an ninh Taliban tuyên bố đã tiêu diệt 4 kẻ tấn công. Đến này chưa có bên nào nhận trách nhiệm, nhưng nhiều khả năng là Nhà nước Hồi giáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/11/2021”

Thế giới hôm nay: 02/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phát biểu tại hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc ở Glasgow, Boris Johnson cảnh báo chỉ còn “một phút trước nửa đêm” nhưng vẫn có thể tránh được tai họa nếu có đủ ý chí chính trị. Thái độ lạc quan tương đối của thủ tướng Anh hoàn toàn trái ngược với António Guterres, tổng thư ký Liên Hợp Quốc, người đã nói nhân loại đang “tự đào mồ chôn chính mình” và tuyên bố thành lập một nhóm chuyên gia để đánh giá mục tiêu phát thải của các tổ chức phi nhà nước, hay nói cách khác là các doanh nghiệp.

Sau đó cũng tại COP26, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra cam kết đầu tiên của nước này là đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0, nhưng tới tận năm 2070. Dù động thái này là bước thay đổi tích cực, nhưng mục tiêu của hội nghị là thuyết phục các nước đạt mục tiêu đó vào năm 2050. Ấn Độ là nước phát thải cao thứ ba thế giới và phụ thuộc nhiều vào than để cung cấp điện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/11/2021”

Thế giới hôm nay: 01/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc ở Glasgow, chủ tịch COP26 Alok Sharma cảnh báo thế giới gần hết cơ hội để giữ nóng lên toàn cầu ở dưới mức 1,5°C. Hội nghị thượng đỉnh này, mà ông Sharma mô tả là “hy vọng tốt nhất cuối cùng của chúng ta để giữ con số 1,5 trong tầm tay”, đặt ra mục tiêu thúc đẩy nỗ lực tập thể tham vọng nhất từ trước đến nay: ổn định hành tinh.

Cuộc bầu cử hạ viện Nhật Bản khép lại, với truyền thông địa phương cho thấy Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, vốn thống trị nền chính trị đất nước kể từ sau Thế chiến II, sẽ giành chiến thắng với thế đa số, dù giảm so với kỳ bầu cử trước. Bất chấp mong muốn cải cách trong nước, LDP đã chọn Kishida Fumio, một ứng viên mang tính tiếp nối, làm lãnh đạo đảng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/11/2021”

Thế giới hôm nay: 29/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden công bố một “khuôn khổ” mới cho dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1,75 nghìn tỷ đô la, giảm từ đề xuất ban đầu 3,5 nghìn tỷ đô la. Thành phần lớn nhất trong gói này, trị giá 555 tỉ đô, sẽ được chi cho đầu tư năng lượng sạch. Phần còn lại chủ yếu được chi cho chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho người thu nhập thấp và người già, cũng như nhà ở giá phải chăng. Nghỉ phép chăm sóc gia đình có trả lương và miễn phí hai năm đại học là các phần bị bỏ. Các lãnh đạo Hạ viện sẽ bỏ phiếu vào thứ Năm này về dự luật bổ sung gồm 550 tỷ đô la chi tiêu cơ sở hạ tầng. Nó đã được Thượng viện thông qua.

Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh các dịch vụ của mình ngoài mạng xã hội cùng tên, và đặc biệt là khoản đầu tư xây dựng “metaverse,” một môi trường thực tế ảo liên kết. Công ty đổi tên ngay giữa cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng và áp lực từ các nhà lập pháp về tin giả và nội dung có hại cho trẻ em gái vị thành niên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/10/2021”

Thế giới hôm nay: 28/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các Thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ công bố một loại thuế tài sản mới cùng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% để giúp tài trợ cho gói chi tiêu xã hội đầy tham vọng của họ. Khoảng 700 người có tài sản 1 tỷ đô la hoặc thu nhập 100 triệu đô la trong ba năm liên tiếp sẽ phải trả thuế một lần cho các tài sản có thể giao dịch. Ngoài ra họ cũng phải chịu thuế lợi nhuận đầu tư. Song thượng nghị sĩ Tây Virginia Joe Manchin, người nắm trong tay lá phiếu quyết định, phản đối đề xuất này.

Liên minh châu Phi đình chỉ tư cách thành viên của Sudan sau khi quân đội nước này đảo chính giành chính quyền. Khối nói đảo chính là vi hiến và kêu gọi khôi phục chính phủ dân sự. Biểu tình ở thủ đô Khartoum vẫn đang tiếp tục; các công đoàn bác sĩ và công nhân dầu mỏ đã cho biết sẽ tham gia biểu tình. Đến này có ít nhất mười người đã thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2021”

Thế giới hôm nay: 26/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các binh sĩ Sudan được cho là đã bắn đạn thật vào người biểu tình phản đối đảo chính của quân đội. Trước đó Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và giải tán chính quyền chuyển tiếp do chính ông lãnh đạo. Chính quyền này đáng lẽ phải dân chủ hóa đất nước sau khi nhà độc tài lâu năm Omar al-Bashir bị lật đổ hồi năm 2019. Các báo cáo cho thấy một số bộ trưởng chính phủ, bao gồm cả thủ tướng Abdalla Hamdok, cùng một số nhân vật ủng hộ dân chủ đã bị quân đội bắt giữ.

Hơn một chục hãng thông tấn đã đưa tin về các tài liệu nội bộ của Facebook được trình lên Quốc hội Mỹ, vốn bị công khai bởi cựu nhân viên Frances Haugen. Hàng loạt nghiên cứu, email, bản ghi nhớ và thuyết trình về các vấn đề bao gồm chính sách của Facebook đối với phát ngôn kích động thù hận và thông tin sai lệch, vai trò của hãng trong vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6 tháng 1, tác động của các nút “Thích” và “Chia sẻ”, cũng như việc công ty mất sức hấp dẫn với thanh thiếu niên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/10/2021”

Thế giới hôm nay: 25/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Tài chính Ý và ngân hàng UniCredit đã không thể thống nhất các điều khoản cho phép ngân hàng này tiếp quản Banca Monte dei Paschi di Siena. Chính phủ Ý có nghĩa vụ phải tái tư nhân hóa ngân hàng lâu đời nhất thế giới trước tháng 4 theo các điều khoản của thỏa thuận ký với nhà chức trách châu Âu khi quốc hữu hóa ngân hàng này hồi năm 2017. Giờ đây ngân hàng sẽ phải khẩn trương đi tìm một người mua kịp mới.

Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẵn sàng “thay đổi cơ bản filibuster.” Không như nghị viện ở các nước khác, mọi dự luật muốn thông qua ở Thượng viện Mỹ phải đạt được 60 trên 100 phiếu. Đảng Dân chủ hiện chỉ nắm 50 ghế, đồng nghĩa nếu ngay cả trong những thời điểm đồng thuận hiếm hoi, đảng này cũng không thể theo đuổi chương trình nghị sự của mình nếu Đảng Cộng hòa từ chối, một hy vọng mờ nhạt trong thời đại chia rẽ đảng phái căng thẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/10/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (26/03/21): Trung Quốc trỗi dậy trong một thế giới đầy chia rẽ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi đã sống ở Bắc Kinh tổng cộng gần 10 năm, bao gồm cả nhiệm kỳ mới nhất của tôi từ năm 2017. Nhưng tôi chỉ mới khám phá ra một nơi sâu trong núi ở thủ đô Trung Quốc.

Cuối tuần trước, tôi lái xe khoảng ba giờ về phía tây từ trung tâm thành phố. Tuyến đường đưa tôi lên xuống những ngọn đồi dốc và đến làng Đường Thượng (Tangshang) ở quận Phòng Sơn, Bắc Kinh. Bên đường khi ấy vẫn còn tuyết.

Khi ra khỏi xe và đi bộ, tôi bắt gặp một lá cờ Đảng Cộng sản Trung Quốc khổng lồ – có lẽ cao 20 mét. Đứng đối diện nó là bức tượng của người cha sáng lập Trung Quốc hiện đại Mao Trạch Đông, của cựu Thủ tướng Chu Ân Lai và của một cô gái đang nhìn vào Mao. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (26/03/21): Trung Quốc trỗi dậy trong một thế giới đầy chia rẽ”