Thế giới hôm nay: 19/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nước châu Âu tiếp tục vật lộn với làn sóng coronavirus mới. Lệnh giới nghiêm ban đêm kéo dài một tháng đã có hiệu lực ở nhiều thành phố Pháp, trong khi chính phủ Ý chuẩn bị công bố những hạn chế mới. Hôm Chủ nhật, Ý ghi nhận 11.705 trường hợp mới, một kỷ lục trong ngày của nước này. Trong khi đó, các lãnh đạo địa phương ở phía bắc nước Anh bác bỏ kế hoạch của chính phủ London về việc áp đặt các hạn chế tiếp xúc xã hội khắt khe hơn nếu không cải thiện hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.

Armenia tuyên bố Azerbaijan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn chỉ 4 phút sau khi nó có hiệu lực hôm Chủ nhật, bằng việc bắn rocket và đạn pháo vào khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Azerbaijan sau đó cáo buộc Armenia phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn chỉ sau hai phút. Giao tranh ở Nagorno-Karabakh, nơi có đa số người Armenia sinh sống nhưng được công nhận là một phần của Azerbaijan, đã khiến hàng trăm người thiệt mạng trong tháng qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/10/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (27/07/20): Trường Thành mới chia cắt Mỹ – Trung

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi đến thăm Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc ở Bát Đại Lĩnh, gần Bắc Kinh, lần đầu tiên sau ba tháng vào thứ Bảy (25/07/2020). Có một điểm cụ thể mà tôi quyết tâm tìm ra.

Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy Richard Nixon đã đến thăm đoạn Bát Đại Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành vào ngày 24 tháng 2 năm 1972, trong chuyến đi lịch sử của ông tới Trung Quốc. “Chúng ta không muốn bất kỳ loại tường ngăn cách nào giữa các dân tộc”, ông nói. Tôi muốn xác nhận chính xác nơi ông đưa ra lời nhận xét này. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/07/20): Trường Thành mới chia cắt Mỹ – Trung”

Thế giới hôm nay: 16/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIÊU ĐIỂM

Tổng tuyển cử tại New Zealand

Chỉ có một vấn đề được đặt ra cho cuộc bầu cử của New Zealand vào ngày mai: cách Jacinda Ardern xử lý covid-19. Điều đó đồng nghĩa với chỉ một kết quả: chiến thắng cho Đảng Lao động của bà. Thủ tướng được ca ngợi như một vị cứu tinh vì đã dập tắt lây nhiễm trong cộng đồng không chỉ một mà tận hai lần. Người dân New Zealand giờ có thể tận hưởng những quyền tự do mà các nước khác chỉ có thể mơ ước.

Phe đối lập chính, đảng trung hữu Quốc gia, đã tự tạo khó khăn cho mình bằng cách thay ba lãnh đạo kể từ tháng 5. Lãnh đạo mới nhất, Judith “Crusher” Collins, gần đây đã cố gắng tăng cơ hội cho mình bằng cách đổ lỗi cho những người béo về bệnh béo phì của họ. Các cuộc thăm dò cho thấy bà Ardern sẽ giành được 46% phiếu bầu, mang lại cho bà 59 ghế trong quốc hội đơn viện — chỉ thiếu một vài ghế để có đa số. Chưa đảng nào từng lãnh đạo một mình trong hệ thống đại diện theo tỷ lệ của New Zealand. Nếu Đảng Lao động thiếu ghế, họ vẫn có thể liên minh tốt với Đảng Xanh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/10/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (22/07/20): Giang Trạch Dân có còn nhiều ảnh hưởng?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia ở Bắc Kinh (trong ảnh), nằm ngay phía tây Đại lễ đường Nhân dân, đã mở cửa trở lại vào thứ Ba. Chính xác thì nó mở cửa cho khách tham quan – các buổi hòa nhạc và biểu diễn sân khấu đã bị ngừng từ 24 tháng 1 do coronavirus và vẫn chưa rõ khi nào hoạt động lại.

Đặt vé cho một chuyến tham quan trung tâm cũng đơn giản như việc đặt chỗ trực tuyến và mua vé 40 nhân dân tệ (5,75 USD) tại quầy lễ tân. Một số người có thể cảm thấy mức giá quá đắt khi họ chỉ được ghé thăm cánh gà. Nhưng đối với những người khác thì nó có vẻ rẻ. Dù sao thì tôi cũng đã nhanh chóng đăng ký. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/07/20): Giang Trạch Dân có còn nhiều ảnh hưởng?”

Thế giới hôm nay: 14/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

WTO cho phép EU áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trị giá 4 tỷ USD để trả đũa các khoản trợ cấp bất hợp pháp dành cho Boeing. Hãng sản xuất máy bay Mỹ và đối thủ không đội trời chung ở châu Âu, Airbus, đã tranh cãi suốt 16 năm qua về các khoản trợ cấp mà họ được nhận. Năm ngoái, WTO cho phép Mỹ áp thuế trị giá 7,5 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu từ châu Âu để trả đũa viện trợ nhà nước của Airbus.

Chương trình Lương thực Thế giới (WPF) của Liên hợp quốc cho biết họ sẽ cần phải huy động 6,8 tỷ đô la để ngăn chặn nạn đói sắp xảy ra do cuộc khủng hoảng covid-19. Cho đến nay WFP, tổ chức đã giúp nuôi sống 97 triệu người ở khoảng 88 quốc gia và đã đoạt giải Nobel hòa bình vào tuần trước, quyên góp được 1,6 tỷ đô la. WFP cũng đã gửi hàng hóa y tế đến hơn 120 nước trong thời kỳ đại dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2020”

Thế giới hôm nay: 13/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Ấn Độ cho biết họ sẽ bơm 10 tỷ đô la vào nền kinh tế để kích cầu trong đại dịch coronavirus. Bên cạnh các biện pháp khác, họ sẽ chi thêm 3,4 tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng và cung cấp các khoản vay không lãi suất cho các bang trị giá 1,6 tỷ đô la. Một số nhà kinh tế cho rằng đợt kích thích mới nhất là không đủ; GDP Ấn Độ đã giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 2.

Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ vốn cực kỳ chia rẽ đã bắt đầu các phiên điều trần xác nhận việc bổ nhiệm Amy Coney Barrett làm thẩm phán Tòa án Tối cao. Các nghị sĩ Dân chủ cảnh báo rằng Đạo luật Chăm sóc Giá cả Phải chăng sẽ bị huỷ bỏ vì việc đề cử một thẩm phán mà họ cho là có tư tưởng bảo thủ; còn Đảng Cộng hòa ca ngợi cam kết của bà Barrett đối với pháp quyền. Việc đề cử bà gây tranh cãi vì hồi năm 2016, đảng Cộng hòa đã chặn ứng cử viên của Barack Obama, vì cho rằng bổ nhiệm trong năm bầu cử là sai trái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/10/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (20/07/20): Cấm đảng viên ĐCSTQ thăm Mỹ có khả thi?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình – tầng lớp tinh hoa của xã hội Trung Quốc – lo sợ họ có thể sớm bị cấm đến Mỹ.

Tờ New York Times đưa tin vào hôm thứ Năm tuần trước (16/07/2020) rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét một lệnh cấm đến Mỹ đối với các đảng viên và người thân của họ. Tuyên bố của tổng thống, vẫn còn ở dạng dự thảo, cũng có thể cho phép chính phủ Hoa Kỳ thu hồi thị thực của các đảng viên và thân nhân hiện đã ở Mỹ, dẫn đến việc trục xuất họ, bài báo cho biết thêm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (20/07/20): Cấm đảng viên ĐCSTQ thăm Mỹ có khả thi?”

Thế giới hôm nay: 12/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm covid-19 được xác nhận ở Ấn Độ đã vượt quá 7 triệu, với hơn 108.000 người chết. Trong khi đó, Bộ Y tế Brazil xác nhận hơn 150.000 người đã chết vì virus. Ấn Độ và Brazil lần lượt có số ca mắc covid-19 nhiều thứ hai và thứ ba trên thế giới. Chỉ có Mỹ là cao hơn. Số ca nhiễm của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ vượt Mỹ trong vòng vài tuần tới.

Azerbaijan cáo buộc Armenia vi phạm lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian vừa mới ký hôm thứ Bảy khi thực hiện pháo kích vào các thành phố Ganja và Mingachevir. Armenia bác bỏ cáo buộc và tuyên bố Azerbaijan mới là bên phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn khi pháo kích vào Stepanakert, thủ phủ của Nagorno-Karabakh, vùng đất nơi người Armenia sinh sống trong lãnh thổ Azerbaijan, trung tâm của cuộc xung đột. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/10/2020”

Thế giới hôm nay: 09/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump, người đang mắc covid-19, đã từ chối tham gia cuộc tranh luận trực tuyến với Joe Biden. Ủy ban lưỡng đảng điều hành các cuộc tranh luận thông báo điều chỉnh định dạng của cuộc tranh luận thứ hai, dự kiến ​​vào ngày 15 tháng 10, “để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của tất cả những người có liên quan”. Ông Trump nói điều này thật “lố bịch”, làm dấy lên một màn đáp trả qua lại giữa hai chiến dịch về việc khi nào và liệu hai cuộc tranh luận tiếp theo có nên diễn ra hay không.

FBI buộc tội sáu người đàn ông về một âm mưu được cho là nhằm bắt cóc Gretchen Whitmer, thống đốc Dân chủ của Michigan, trước cuộc bầu cử tổng thống. Trong một đơn khiếu nại hình sự liên bang, FBI cho biết các nghi phạm đã lên kế hoạch lật đổ chính quyền một số bang mà họ cho là “vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ”. Bà Whitmer đã phải hứng chịu tấn công dữ dội từ các nhóm cực hữu vì  áp đặt các hạn chế chống covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/10/2020”

Thế giới hôm nay: 08/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump cố gắng cứu vãn niềm tin rằng chính phủ sẽ sớm cung cấp một gói hỗ trợ tài chính mới để giảm thiểu tác động của đại dịch. Chỉ vài giờ sau khi tweet rằng chính quyền của ông đang từ bỏ đàm phán với các nghị sĩ Dân chủ về một gói kích thích mới, khiến thị trường chứng khoán sụt giảm, ông đã kêu gọi một số biện pháp nhỏ: 1.200 đô la mỗi người và viện trợ mới cho một số doanh nghiệp. Đảng Dân chủ nói chung ủng hộ một thỏa thuận lớn và phản đối cách tiếp cận chắp vá.

Eli Lilly nộp đơn đến Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để được cấp phép khẩn cấp liệu pháp điều trị covid-19 mới của họ. Nhà sản xuất thuốc có trụ sở tại Indianapolis cho biết trong thử nghiệm, liệu pháp sử dụng hai kháng thể đã giúp các bệnh nhân có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình hồi phục, giúp giảm tải lượng virus, giảm triệu chứng và thời gian nhập viện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2020”

Thế giới hôm nay: 07/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá cổ phiếu Mỹ giảm sau khi Donald Trump thông báo hoãn đàm phán với các nghị sĩ Dân chủ về một gói cứu trợ kinh tế mới giúp giải quyết thiệt hại của đại dịch covid-19 cho đến sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11. Tổng thống, người đang được điều trị virus, đã đổ lỗi cho chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân chủ về thất bại này. Trong một loạt tweet, ông nói ông muốn Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát tập trung vào việc phê chuẩn ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao của ông, Amy Coney Barrett.

Nga ghi nhận số ca nhiễm coronavirus trong ngày cao nhất kể từ ngày 11 tháng 5, ở mức 11.615 ca. Cách tiếp cận của quốc gia này đối với đại dịch rất khác lạ —họ phê duyệt một loại vắc-xin trước cả khi thử nghiệm quy mô lớn để chứng minh hiệu quả của nó trên người. Cho đến nay, chỉ có các nhóm nguy cơ cao mới được tiêm vắc-xin này. Và vắc xin thứ hai đã nhanh chóng được đưa vào danh sách tăng tốc phê duyệt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (17/07/2020): Tạp chí Đảng thành tạp chí của Tập Cận Bình?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Những chỉ thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đặc điểm căn bản nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Đó là tiêu đề trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của đảng, vào hôm thứ Năm. Tờ báo này trích dẫn bài viết của Chủ tịch Tập Cận Bình trên số mới nhất của Cầu thị, một tạp chí về lý luận của đảng.

Ông Tập kêu gọi tập trung quyền lực hơn nữa theo một hướng điển hình: “Đảng sẽ hướng dẫn mọi thứ” từ chính trị, quân sự đến dân sự và học thuật. “Đảng ta phải trưởng thành hơn và mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời nâng cao sức chiến đấu của chúng ta.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (17/07/2020): Tạp chí Đảng thành tạp chí của Tập Cận Bình?”

Thế giới hôm nay: 06/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump tweet rằng ông xuất viện vào tối thứ Hai. Bác sĩ của ông cho biết tổng thống đã đáp ứng được tất cả các điều kiện xuất viện, mặc dù sự kết hợp bất thường các phương pháp điều trị bằng thuốc mạnh để chữa trị covid-19 cho ông – bao gồm thuốc kháng virus remdesivir và dexamethasone, một loại steroid – cho thấy ông có thể bị nặng. Trong khi đó, thư ký báo chí của ông, Kayleigh McEnany, vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với covid-19, cùng với hai cấp phó của cô. Ít nhất một chục người trong vòng thân cận của tổng thống đã được chẩn đoán nhiễm virus trong những ngày gần đây.

Paris và New York đã áp dụng lại các biện pháp hạn chế coronavirus, sau khi số ca nhiễm ở cả hai thành phố tăng lên. Khi Pháp ghi nhận hơn 12.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, thủ đô của nước này đã vượt qua ngưỡng cảnh báo tối đa; bắt đầu từ hôm nay các quán bar đóng cửa. New York đặt hạn chế với các khu vực ở Brooklyn và Queens, ảnh hưởng đến trường học, nhà hàng và các hoạt động khác. Tổng số ca bệnh được xác nhận trên toàn cầu đạt 35 triệu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/10/2020”

Thế giới hôm nay: 05/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Xuất hiện thông tin trái ngược nhau về tình trạng sức khỏe của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump, người đang được điều trị trong bệnh viện vì Covid-19, đã đăng một video nói ông cảm thấy “tốt hơn nhiều” song “kết quả kiểm tra thực sự” tình trạng bệnh của ông phải vài ngày nữa mới có. Hôm Chủ nhật, các bác sĩ tiết lộ ông phải cấp oxy bổ sung nhưng lại có thể được “xuất viện sớm nhất là vào ngày mai”.

Một phụ tá của Ilham Aliyev, Tổng thống Azerbaijan, nói nước ông sẽ phá hủy các mục tiêu quân sự ở Armenia sau khi Azerbaijan tuyên bố một vụ tấn công bằng tên lửa đã làm thiệt mạng một dân thường và làm bị thương 4 người khác ở thành phố Ganja của Azerbaijan. Armenia nói không hề có cuộc tấn công này. Căng thẳng giữa hai nước về Nagorno-Karabakh, một vùng lãnh thổ tranh chấp nơi có người gốc Armenia sinh sống, hiện có nguy cơ leo thang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/10/2020”

Thế giới hôm nay: 02/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU kiện Anh về dự luật thị trường nội bộ vốn đảo ngược các cam kết trong hiệp ước Brexit. Tranh chấp có thể được trình lên Tòa án Công lý Châu Âu. Anh có một tháng để trả lời trước khi vụ kiện được tiến hành. Hai bên vẫn đang đàm phán; vụ kiện, mặc dù đã được đoán trước, làm tăng sức nóng cho cả hai bên.

Đại học Cambridge hứa sẽ thoái khoản tài trợ 3,5 tỷ bảng Anh (4,5 tỷ USD) khỏi nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Quyết định này đến sau áp lực liên tục từ các nhà vận động sinh viên, những người đã thúc đẩy các quyết định tương tự ở các trường đại học khác. Để thay thế, Cambridge có kế hoạch đầu tư vào năng lượng tái tạo, và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính xuống 0 vào năm 2038. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/10/2020”

Thế giới hôm nay: 01/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa thánh Vatican cho biết họ đã từ chối yêu cầu diện kiến Giáo hoàng Francis của Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ, cáo buộc ông tìm cách lôi kéo Giáo hội Công giáo vào cuộc bầu cử tổng thống bằng cách chỉ trích mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Ông Pompeo khi đến thăm Vatican đã kêu gọi Tòa thánh cứng rắn hơn với Trung Quốc vì cho rằng Đảng Cộng sản nước này bóp nghẹt các quyền tự do tôn giáo. Ông Pompeo phản đối một thỏa thuận mà Vatican ký với Trung Quốc cách đây hai năm xoay quanh quy trình bổ nhiệm giám mục Công giáo.

Một tòa án Ấn Độ đã tuyên trắng án cho tất cả 32 người bị buộc tội liên quan đến việc phá dỡ Babri Masjid, một nhà thờ Hồi giáo có từ thế kỷ 16 ở thành phố Ayodhya. Vụ phá dỡ năm 1992 đã gây nên làn sóng bạo lực giữa đạo Hindu và đạo Hồi khiến 2.000 người thiệt mạng. Một phán quyết vào năm ngoái của Tòa Tối cao của Ấn Độ đã mở đường cho một ngôi đền Hindu được xây dựng trên địa điểm cũ của nhà thờ Hồi giáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/10/2020”

Thế giới hôm nay: 30/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Xung đột giữa ArmeniaAzerbaijan leo thang khi cả hai đều tuyên bố đã bắn qua biên giới và Armenia nói một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, đã bắn hạ bởi một trong các máy bay chiến đấu của họ trên không phận Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan phủ nhận. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh các cuộc đụng độ giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, nơi gần 100 người đã chết những ngày gần đây. Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Azerbaijan trong cuộc xung đột; Nga kêu gọi ngừng bắn.

Sheikh Sabah al-Ahmad al-Sabah, quốc vương Kuwait, qua đời ở tuổi 91. Ông giữ chức ngoại trưởng trong gần 40 năm, thường làm hòa giải trong các tranh chấp ở khu vực, trước khi trở thành quốc vương vào năm 2006. Em trai cùng cha khác mẹ của ông, Sheikh Nawaf al-Ahmed, 83 tuổi, được cho là sẽ kế nhiệm ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2020”

Thế giới hôm nay: 29/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo Đại học Johns Hopkins, Ấn Độ đã vượt ngưỡng 6 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức, trong khi số người chết trên toàn cầu là gần 1 triệu. Hơn 33 triệu ca nhiễm đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Hoa Kỳ có số người chết được xác nhận cao nhất, hơn 200.000, theo sau là Brazil, với hơn 140.000, và Ấn Độ, hơn 95.000. Nhiều nước châu Âu đang phải vật lộn để kiềm chế làn sóng ca nhiễm thứ hai.

Giao tranh gia tăng ở Nagorno-Karabakh, một khu vực tranh chấp ở Azerbaijan và là nơi sinh sống của người Armenia. Hàng chục binh sĩ đã thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ Azerbaijan, trong khi Nga kêu gọi ngừng bắn. Cuộc xung đột là di sản từ cuộc chiến tranh biên giới trong giai đoạn Liên Xô sụp đổ, mặc dù kể từ sau khi ngừng bắn năm  1994 đến nay, cuộc xung đột chủ yếu vẫn  nằm trong tình thế bế tắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/09/2020”

Thế giới hôm nay: 28/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đề cử Amy Coney Barrett tham gia Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, lấp chỗ trống của Ruth Bader Ginsburg, người đã qua đời hồi đầu tháng. Ở tuổi 48, bà Barrett, một người bảo thủ trung thành, có thể làm tòa án nghiêng hẳn sang cánh hữu trong tương lai gần. Các thành viên đảng Dân chủ kêu gọi ông Trump đợi đến sau cuộc bầu cử tháng 11 mới bổ nhiệm thẩm phán mới.

ArmeniaAzerbaijan xung đột trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Armenia cáo buộc nước láng giềng tiến hành tấn công bằng không quân và pháo binh vào các khu vực dân sự, trong khi Azerbaijan nói họ đang đáp trả các cuộc pháo kích từ phía bên kia. Armenia đã tuyên bố thiết quân luật và huy động công dân tham gia chiến đấu. Nga kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/09/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (15/07/20): Lưu Hiểu Ba và vấn đề Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba năm đã trôi qua kể từ khi nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Lưu Hiểu Ba chết trong tù vào ngày 13 tháng 7 năm 2017. Và cũng đã 10 năm kể từ khi ông được trao giải Nobel Hòa bình khi đang ở tù.

Tuy nhiên, ngược lại mong muốn của Lưu, chính phủ Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đã thẳng tay ban hành luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông, trong nỗ lực chứng minh tính ưu việt của mô hình độc đảng so với mô hình dân chủ.

Tối ngày 8 tháng 10 năm 2010, tôi đứng chờ tin công bố người thắng giải Nobel Hòa bình năm đó cùng với gần 100 phóng viên của các tổ chức truyền thông nước ngoài trước tòa nhà chung cư ở Bắc Kinh, nơi ở của Lưu Hà, vợ Lưu Hiểu Ba. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/07/20): Lưu Hiểu Ba và vấn đề Hồng Kông”