Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bắc Kinh đang thay đổi nhanh chóng, tôi thầm nghĩ khi lái xe ngang qua Đức Thắng Môn ở phía bắc thành phố vào cuối tuần qua. Tại ngã tư, tôi không còn thấy tấm biển “Trụ sở Viện Khổng Tử” trên một tòa nhà nữa.

Tôi chắc chắn nó có ở đó vào lần cuối tôi đi qua vào tháng 10. Thay vào đó, tôi thấy một tấm biển từ tiếng Trung nghĩa là “ngôn ngữ” cùng với các chữ cái “CLEC”.

Tôi ra khỏi xe và hỏi một nhân viên bảo vệ đang đứng trước tòa nhà đó. “Mới thay gần đây thôi”, người này cho biết. “Tôi nghĩ là cách đây chưa đầy một tháng.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử”

Thế giới hôm nay: 11/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 5% trong năm tính đến tháng 5, mức tăng lớn nhất kể từ 2008. Giá tiêu dùng tăng do nhu cầu tiêu dùng quá cao, cộng với việc các công ty chậm đáp ứng, thiếu hụt nhiều loại hàng hóa và khan hiếm nhân công. Giá cả cũng tăng 0,6% trong tháng 5 so với tháng trước, giảm nhẹ so với mức tăng 0,8% của tháng 4.

Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp Tổng thống Joe Biden trước thềm cuộc họp các nhà lãnh đạo G7. Hai ông đã cùng công bố một “Hiến chương Đại Tây Dương” mới, ám chỉ đến tuyên bố hữu nghị được ký năm 1941 bởi những người tiền nhiệm của họ, Winston Churchill và Franklin Roosevelt. Tinh thần này sẽ cần thiết để giải quyết các vấn đề mà G7 đang đối mặt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/06/2021”

Thế giới hôm nay: 10/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden đã bay đến châu Âu trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tuần này. Điểm dừng chân đầu tiên của ông sẽ là St Ives, một thị trấn ven biển nhỏ của Anh. Tiếp theo là Brussels, nơi ông Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo EU và NATO. Cuối cùng là cuộc gặp ở Geneva với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa AnhEU – hay “cuộc chiến xúc xích” – đã kết thúc mà không có giải pháp nào, đồng nghĩa xuất khẩu thịt ướp lạnh từ Anh sang Bắc Ireland sẽ bị cấm từ cuối tháng. Anh cho biết họ sẽ bất chấp và tiếp tục đưa hàng qua Biển Ireland. EU đe dọa áp đặt thuế quan đáp trả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/06/2021”

Thế giới hôm nay: 09/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã thu hồi hầu hết số tiền chuộc Colonial Pipeline trả cho tin tặc vào tháng trước. Công ty đã giao 75 bitcoin (khi đó trị giá hơn 4 triệu đô la) cho DarkSide sau khi nhóm tội phạm mạng này làm tê liệt mạng lưới nhiên liệu của hãng, gây hậu quả nghiêm trọng dọc bờ đông nước Mỹ. Bộ đã truy dấu và thu hồi 63,7 bitcoin, trị giá khoảng 2,3 triệu đô la sau khi giá bitcoin giảm.

Một số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới đã sập vì sự cố của Fastly, một nền tảng điện toán đám mây được dùng để giúp các trang web tải nhanh hơn. Amazon, eBay, Paypal, Twitter và nhiều trang tin tức nằm trong danh sách các nạn nhân của sự cố trong mạng phân phối nội dung do Fastly điều hành. Các trang sập khoảng một giờ trước khi công ty khắc phục sự cố. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/06/2021”

Thế giới hôm nay: 08/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ đã phê duyệt một loại thuốc làm chậm bệnh Alzheimer. Đó là Aducanumab của Biogen, một công ty công nghệ sinh học, và là phương pháp điều trị mới đầu tiên cho căn bệnh này trong gần hai thập niên qua. Thật ra nó không suôn sẻ lắm: hai cuộc thử nghiệm đã phải khép lại vào năm 2019 vì họ nhận thấy kết quả không tốt. Nhưng sau đó Biogen cho biết liều cao hơn trong thời gian dài hơn có vẻ hiệu quả.

Cuộc bầu cử tổng thống Peru vẫn chưa ngã ngũ. Ứng viên cánh hữu Keiko Fujimori đang dẫn sít sao trước Pedro Castillo, một ứng viên cánh tả mới tham gia chính trị. Nhưng ông Castillo có triển vọng tốt hơn khi kết quả được công bố ở các vùng nông thôn mà ông được ủng hộ nhiều. Cuộc bỏ phiếu dự kiến ​​sẽ hồi hộp đến phút chót. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2021”

Thế giới hôm nay: 07/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ ghi nhận 114.460 ca nhiễm covid-19, con số thấp nhất trong hai tháng qua. Nước này đang chìm trong làn sóng ca nhiễm thứ hai thảm khốc, mà hiện vẫn chưa giảm bớt ở nông thôn, trong khi thủ đô Delhi và các khu vực khác chuẩn bị nới lỏng hạn chế phong tỏa. Vắc-xin tiếp tục chậm trễ; chỉ mới có 16,4% dân số trên 12 tuổi được tiêm liều đầu.

Các cử tri Mexico đã đi bầu trong cuộc bỏ phiếu lớn nhất lịch sử đất nước. Có tới hơn 20.000 ghế có tên trên lá phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ này. Tới nay các chiến dịch tranh cử đã chìm trong bạo lực. Cụ thể chỉ trong 200 ngày qua đã có ít nhất 89 chính trị gia thiệt mạng. Morena, đảng của Tổng thống Andrés Manuel López Obrador, được dự đoán giữ được đa số với sự giúp đỡ của các đảng cánh tả khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/06/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022

Nguồn: Tetsushi Takahashi, “Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden chiếm trọn các trang nhất trên toàn cầu, truyền thông Trung Quốc lại đưa tin rộng rãi về một chủ đề khác trong tuần này: chuyến thị sát của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc lân cận.

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập vào sáng thứ Hai (18/01/2021) là Nhà thi đấu Thủ đô ở quận Hải Điến phía tây bắc thành phố. Đây là một trong những địa điểm tổ chức Olympics mùa đông và Paralympics Bắc Kinh, dự kiến ​​khai mạc vào ngày 4 tháng 2 năm 2022.

Tại nhà thi đấu khi ấy có các vận động viên trượt băng nghệ thuật Trung Quốc đang tập luyện. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho biết ông Tập đã đến sân thi đấu và nói chuyện với các vận động viên và huấn luyện viên. “Xây dựng nền thể thao quốc gia mạnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt”, ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022”

Thế giới hôm nay: 04/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi thảo luận với Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito, nhà đàm phán chủ chốt của Đảng Cộng hòa về cơ sở hạ tầng, Tổng thống Joe Biden đã đề nghị hủy đề xuất tăng thuế suất doanh nghiệp chính của Mỹ từ 21% lên 28% để đổi lấy 1 nghìn tỷ đô la chi tiêu thêm cho cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, ông Biden sẽ tăng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu từ 10,5% lên 15% để thanh toán cho dự luật cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ông.

Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Liên Hợp Quốc tăng tháng thứ 12 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong hơn một thập niên qua. Kể từ đầu đại dịch, hạn hán đã làm ảnh hưởng đến sản xuất cà phê và ngô ở Brazil, còn sản lượng dầu thực vật ở Đông Nam Á cũng chậm lại. Trong khi đó, tiêu thụ thịt tăng vọt ở Trung Quốc khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc của nước này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/06/2021”

Thế giới hôm nay: 03/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lãnh đạo của các đảng Israel đối lập với thủ tướng Binyamin Netanyahu công bố thỏa thuận liên minh ngay trước thời hạn nửa đêm. Yair Lapid, người đứng đầu đảng Yesh Atid trung dung, và Naftali Bennett, người đứng đầu đảng cánh hữu quốc gia Yamina, đã hoàn thành thỏa thuận với sáu đảng khác để thành lập chính phủ tiếp theo.

Thượng viện Nga thông qua dự luật tạm thời cấm các nghị sĩ của các nhóm “cực đoan” ra tranh cử, một cách phân loại mà các tòa án nước này đang xem xét áp dụng cho Tổ chức Chống Tham nhũng của Alexei Navalny. Nhân vật đối lập nổi tiếng nhất của Nga đã ngồi tù kể từ tháng 1. Dmitry Gudkov và Andrei Pivovarov, hai đối thủ khác của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng bị bắt trong tuần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2021”

Thế giới hôm nay: 02/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

WHO đã phê duyệt vắc xin covid-19 của Sinovac Biotech cho sử dụng khẩn cấp. Tổ chức này khuyến cáo tiêm CoronaVac, vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, cho người từ 18 tuổi trở lên, với liều thứ hai khoảng hai đến bốn tuần sau liều thứ nhất. Hơn 430 triệu liều của loại vắc-xin này đã được sử dụng. Chấp thuận của WHO sẽ cho phép đưa vắc-xin này vào COVAX, chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu.

Giáo hoàng Francis ban hành những thay đổi sâu rộng nhất trong 4 thập niên qua đối với bộ luật hình sự của Giáo hội Công giáo. Các cải cách này mở rộng luật nhà thờ để hình sự hóa hành vi ấu dâm trẻ vị thành niên và mở rộng định nghĩa lạm dụng tình dục để bao gồm cả xâm phạm người lớn. Mặc dù chính thức cho phép phụ nữ được làm thừa tác viên và giúp lễ từ đầu năm nay, nhưng Đức Giáo hoàng khẳng định họ không thể được thụ phong. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2021”

Thế giới hôm nay: 01/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra một loạt các biện pháp nhằm xử lý tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, bao gồm cho phép sinh con thứ ba. Ban lãnh đạo đảng cũng quyết định tăng tuổi nghỉ hưu của đất nước để ngăn suy giảm lực lượng lao động của Trung Quốc, đồng thời cải thiện lương hưu và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

OECD đã tăng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay từ 4,2% lên 5,8%. Nếu năm sau thế giới tăng trưởng tiếp 4,4% thì GDP của hầu hết các nước sẽ khôi phục được mức tiền đại dịch vào cuối năm 2022. Tổ chức này cũng khuyên các chính phủ chuyển các chương trình kích thích khẩn cấp thành các chương trình đầu tư dài hạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2021”

Thế giới hôm nay: 31/5/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng đương nhiệm của Israel, Binyamin Netanyahu, có thể sắp phải mãn nhiệm. Sau khi ông không thể thắng đa số ghế quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 3 vừa rồi, một người từng được ông bảo trợ, Naftali Bennett, sắp tập hợp được một liên minh rộng lớn nhưng nhiều mầm mống chia rẽ để lập chính phủ mới. Ông Netanyahu gọi tuyên bố của ông Bennett là “vụ lừa đảo thế kỷ”.

Cơ quan lập pháp Texas sắp thông qua một đạo luật bỏ phiếu mới cực kỳ hạn chế. Dự luật đã thông qua Thượng viện của bang chiến trường này vào sáng Chủ nhật và bây giờ sẽ được bỏ phiếu tại Hạ viện có đa số Cộng hòa trước khi được chuyển sang Thống đốc Greg Abbott, người dự kiến ​​sẽ ký nó thành luật. Tổng thống Joe Biden từng gọi dự luật này là “một cuộc tấn công vào nền dân chủ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/5/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ở phía bắc Công viên Cảnh Sơn của Bắc Kinh, ngay cạnh Tử Cấm Thành nơi các hoàng đế từng sinh sống, có một khu phố theo phong cách Trung Quốc truyền thống.

Ngày 17 tháng 1 năm 1992, một chiếc ô tô có cảnh sát hộ tống đã rời khỏi một căn nhà nổi tiếng ở cuối con hẻm nhỏ này, trên xe là nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, khi ấy 87 tuổi.

Như tạp chí Nan Feng Chuang (Nam Phong Song) của Trung Quốc kể lại, đoàn xe đi về phía nam rồi rẽ trái trên Đại lộ Trường An, một con đường lớn chạy hướng đông tây cắt mặt Thiên An Môn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình”

Thế giới hôm nay: 28/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã phản đối 1,7 nghìn tỷ đô la mà Tổng thống Joe Biden yêu cầu cho dự luật cơ sở hạ tầng của ông (con số ban đầu là 2,3 nghìn tỷ), và thay vào đó đề nghị gói nhỏ hơn trị giá 928 tỷ đô la. Đã nhiều tháng trôi qua kể từ khi ông Biden công bố dự luật, nhưng triển vọng thỏa thuận còn rất xa vời. Đặt trong bối cảnh đó, phần còn lại trong ngân sách của ông Biden – được cho là trị giá 6 nghìn tỷ đô la cho năm 2022 – có lẽ cũng sẽ gặp khó ở Quốc hội.

Hàng chục nghìn người đã phải sơ tán khỏi Goma, Congo, vì lo ngại núi Nyiragongo có thể phun trào trở lại. Ít nhất 32 người đã chết và hàng nghìn người mất nhà cửa khi núi lửa bắt đầu phun trào vào thứ Bảy. Hiện người ta e ngại về một vụ phun trào CO2, khi dung nham làm cho carbon dioxide hòa tan trong hồ tạo ra đám mây khí độc và có khả năng tạo sóng thần. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/05/2021”

Thế giới hôm nay: 27/5/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Amazon đồng ý chi 8,45 tỷ USD để mua Metro-Goldwyn-Mayer (MGM), một studio Hollywood. Đây là thương vụ mua lại lớn thứ hai từ trước đến nay của Amazon, và sẽ cho phép họ tiếp cận khoảng 4.000 bộ phim, gồm loạt phim James Bond và 17.000 chương trình truyền hình. Danh mục phim cũ của MGM sẽ rất có ích cho dịch vụ phát trực tuyến của Amazon, Prime Video, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các hãng khác như Netflix và Disney+.

Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu AstraZeneca phải bồi thường 10 euro (12 đô la) mỗi ngày cho mỗi liều vắc-xin covid-19 chưa được phân phối nếu công ty không giao thêm 20 triệu liều vào cuối tháng Sáu. EC đã đệ một đơn kiện pháp lý chống lại công ty dược phẩm này vì chỉ nhận được một phần nhỏ số vắc-xin trong hợp đồng. AstraZeneca cho biết đã thực hiện “những nỗ lực hợp lý nhất” để hoàn thành các mục tiêu giao hàng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/5/2021”