Thế giới hôm nay: 18/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU đồng ý mua 150 triệu liều vắc xin covid-19 của Moderna trong năm 2021, với tùy chọn mua thêm 150 triệu liều nữa trong năm 2022. Thỏa thuận này, vốn có thể giúp tăng gấp ba lần số 160 triệu liều vắc xin Moderna đã mua, được đưa ra sau khi khối bị chỉ trích vì chậm triển khai vắc-xin và vì vụ tranh cãi với Pfizer xoay quanh vấn đề chậm trễ phân phối vắc-xin Pfizer-BioNTech.

Các tay súng đã đột kích vào một trường nội trú ở miền bắc Nigeria. Theo các quan chức nhà nước, nhóm này đã giết chết một trẻ em và bắt cóc ít nhất 26 học sinh cùng một chục người lớn. Vẫn chưa rõ động cơ của họ, mặc dù các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc không phải là hiếm ở Nigeria, và trường học thường xuyên là mục tiêu. Tổng thống Muhammadu Buhari đã triển khai lực lượng an ninh đến hỗ trợ các nỗ lực giải cứu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/02/2021”

Thế giới hôm nay: 17/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Myanmar đưa ra một lời buộc tối mới đối với bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo chính phủ dân cử của nước này, và là người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hai tuần trước, tại một phiên tòa trực tuyến được tổ chức bí mật. Bà bị cho là đã vi phạm luật phòng chống thiên tai của đất nước. Cáo buộc trước đó liên quan đến tội danh nhập khẩu trái phép máy bộ đàm.

Hai nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hồng Kông nhận tội liên quan đến các cuộc biểu tình chống việc chính phủ Trung Quốc gia tăng kiểm soát lãnh thổ này hồi tháng 8 năm 2019. Bảy người khác, bao gồm nhà tài phiệt truyền thông Jimmy Lai, không nhận tội. Tất cả chín người đều đối mặt tội danh tổ chức và cố ý tham gia tụ tập trái phép. Mỗi tội danh có mức án tù tối đa năm năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/02/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (23/10/20): Khách sạn lưu giữ nhiều bí mật của TQ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khách sạn Jingxi (Kinh Tây), nằm cách Thiên An Môn khoảng 8 km về phía tây, đang được canh gác bởi binh sĩ trong trang phục rằn ri và được bao quanh bởi những bức tường cao có dây kẽm gai. Đây có lẽ là khách sạn được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Trung Quốc.

Khi lái xe qua đây vào chiều thứ Tư (21/10/2020), tôi thấy có nhiều cảnh sát hơn mọi khi, bên cạnh các binh sĩ. Chắc chắn họ đang bảo vệ ai đó quan trọng. Tôi không thấy được nhiều, nhưng ít nhất tôi đọc được những tấm biển lớn treo ở lối vào phía trước. “Đảng Cộng sản Trung Quốc muôn năm” và “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (23/10/20): Khách sạn lưu giữ nhiều bí mật của TQ”

Thế giới hôm nay: 09/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá trị bitcoin lên cao kỷ lục sau khi có thông tin Tesla đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào loại tiền điện tử này. Nhà sản xuất ô tô điện của Elon Musk cũng sẽ chấp nhận bitcoin làm phương thức thanh toán mua xe của họ, một trong những tuyên bố hậu thuẫn bitcoin lớn nhất cho đến nay bởi một công ty Mỹ nổi tiếng.

Trong khi đó, cổ phiếu Hyundai và công ty con Kia mất giá sau khi nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc thừa nhận họ “không đàm phán” hợp tác với Apple để cùng nhau sản xuất xe hơi. Cổ phiếu của hai công ty đã tăng vọt hồi tháng 1 do tin đồn gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang xem xét hợp tác với họ nhằm phát triển và sản xuất xe điện tự hành. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/02/2021”

Thế giới hôm nay: 08/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng chục nghìn người đã xuống đường ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, và các nơi khác để phản đối cuộc đảo chính quân sự gần đây lật đổ bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước. Các cuộc biểu tình phần lớn vẫn diễn ra trong hòa bình, với những người tham gia mặc đồ đỏ và giơ ba ngón tay thể hiện ủng hộ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi.

Khoảng 125 người mất tích và có nguy cơ thiệt mạng sau khi một tảng băng trượt lở đâm vào một con đập ở bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, khiến nó bị sập. Vụ vỡ đập có thể đã giết chết khoảng 50 người làm việc tại đây và làm ngập các ngôi làng ở hạ lưu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/02/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (19/10/20): Viện Khổng Tử trong đối đầu Mỹ – Trung

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đức Thắng Môn (Deshengmen) ở phía bắc Bắc Kinh được xây dựng từ thế kỷ 15 và được thiết kế để không thể bị xuyên thủng. Công trình kiến ​​trúc từ thời nhà Minh còn được gọi là “cổng quân sự” vì quân đội triều đình sẽ xuất quân từ đây mỗi khi ra trận đánh giặc.

Gần đó là trụ sở chính của Viện Khổng Tử – các cơ sở giáo dục được chính phủ Trung Quốc thiết lập khắp thế giới để thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Trung.

Trái ngược với Đức Thắng Môn, tòa nhà trụ sở Viện Khổng Tử trông hiện đại hơn. Và không giống như nhiều văn phòng chính phủ Trung Quốc khác, nó không có sự hiện diện an ninh nghiêm ngặt để khiến dân thường xa lánh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (19/10/20): Viện Khổng Tử trong đối đầu Mỹ – Trung”

Thế giới hôm nay: 05/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi trả tự do cho nhà lãnh đạo Myanmar, Aung San Suu Kyi, người đã bị quân đội nước này phế truất vào hôm thứ Hai – nhưng không gọi sự can thiệp của quân đội là đảo chính hoặc lên án nó. Từ ngữ của bản tuyên bố chung dường như được thiết kế để Trung Quốc và Nga không phủ quyết. Ở Myanmar, các lãnh đạo quân đội đã chặn quyền truy cập Facebook để thúc đẩy “sự ổn định”.

Sau khi đảng Cộng hòa Mỹ từ chối trừng phạt Marjorie Taylor Greene, một nữ nghị sĩ nhiệm kỳ đầu từ Georgia, người lan truyền các thuyết âm mưu thù hận, đảng Dân chủ giờ quyết định hành động. Họ đã lên lịch bỏ phiếu một nghị quyết nhằm loại bà khỏi hai ủy ban quốc hội mà bà là thành viên. Và chỉ cần đa số tối thiểu để thông qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/02/2021”

Thế giới hôm nay: 04/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mario Draghi (trong hình), cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, chấp nhận lời đề nghị của Tổng thống Ý để thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Giuseppe Conte, người vừa từ chức thủ tướng vào tháng trước, đã không thể tập hợp được một chính phủ mới. Liên minh của cựu thủ tướng sụp đổ sau khi Matteo Renzi rời đi cùng đảng Italia Viva của ông. Ông Draghi giờ phải xây dựng được thế đa số ở nghị viện.

Trung Quốc từ chối thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc đảo chính ở Myanmar. Với tư cách ủy viên thường trực, Trung Quốc có quyền phủ quyết các nghị quyết. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ ủng hộ hoặc chấp thuận cuộc đảo chính, khi quân đội Myanmar hạ bệ chính phủ dân sự của đất nước với lý do cuộc bầu cử tháng 11 không hợp pháp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/02/2021”

Thế giới hôm nay: 03/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhóm pháp lý của Donald Trump lẫn phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đang truy tố ông trong phiên tòa luận tội vào tuần tới đều đã nộp các bản tóm tắt lên Thượng viện. Các nghị sĩ Dân chủ cho rằng ông Trump đã kích động những người ủng hộ trở nên “điên cuồng” vào ngày 6 tháng 1, muốn “họ xông đến Điện Capitol” và yêu cầu họ “thể hiện sức mạnh”. Ông Trump phủ nhận cáo buộc; các luật sư của ông sẽ lập luận ông chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do ngôn luận được quy định bởi hiến pháp.

Một thẩm phán Moskva phán quyết rằng Alexei Navalny, nhân vật đối lập hàng đầu của Nga, đã vi phạm các điều khoản của bản án treo 3 năm rưỡi kể từ 2014, và đã ra án tù cho ông. Vi phạm của ông Navalny là đã không quay về Nga ngay lập tức từ Đức, nơi ông hồi phục sau một vụ đầu độc, vụ việc mà Navalny và nhiều người khác nói là do tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/02/2021”

Thế giới hôm nay: 02/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm Mỹ, đã lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và kêu gọi thả bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước, cùng các thành viên khác trong đảng của bà. Biểu tình phản đối đảo chính cũng nổ ra ở một số thành phố nước ngoài. Hôm qua, các tướng lĩnh Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và cắt liên lạc ở các thành phố lớn, với lý do cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.

Israel đã giao 2.000 liều vắc xin covid-19 của Moderna cho người Palestine ở Bờ Tây bị chiếm đóng. Israel đang dẫn đầu trong vấn đề tiêm chủng khi gần 20% dân số nước này đã được tiêm cả hai mũi Pfizer-BioNTech. Nhưng không có chương trình tiêm chủng nào ở Bờ Tây hay ở Gaza. Israel đã hứa chia sẻ 5.000 liều, dù lãnh thổ Palestine có dân số hơn 4 triệu người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/02/2021”

Thế giới hôm nay: 01/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng an ninh Nga đã bắt giữ hơn 5.000 người trên khắp nước này vì biểu tình phản đối vụ bắt giữ Alexei Navalny. Navalny gần đây đã bị bắt sau khi trở về từ bệnh viện ở nước ngoài. Ông bị đầu độc bằng chất độc thần kinh và cáo buộc các điệp viên chính phủ Nga làm việc này. Trong khi đó, các nhà lập pháp Na Uy đề cử ông Navalny cho giải Nobel Hòa bình năm nay.

Anh sẽ đánh dấu kỷ niệm một năm đầu tiên rời EU bằng việc đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết việc tham gia vào thỏa thuận sẽ chứng minh nước này vẫn là “một bên đấu tranh nhiệt tình cho thương mại tự do toàn cầu”. Song những người phản đối nói việc tham gia khối  thương mại gồm 11 nước – bao gồm Úc, Canada và Nhật Bản – khó mang lại cho họ lợi ích kinh tế ngay lập tức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/02/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Điệp viên đến từ Đài Loan” đang gây xôn xao ở Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Năm (15/10/2020) đã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Lời cảnh báo cho các quan chức tình báo Đài Loan,” cáo buộc hòn đảo tự trị này đẩy mạnh hoạt động gián điệp nhằm giành độc lập.

Mọi chuyện bắt đầu khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin vào tối Chủ nhật (11/10/2020) rằng các nhà chức trách an ninh quốc gia đã phá hàng trăm vụ gián điệp có liên quan đến Đài Loan và bắt nhiều người được cho là gián điệp trong một chiến dịch ​​đặc biệt mang tên “Sấm sét 2020”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan”

Thế giới hôm nay: 29/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ủy ban độc lập ở Đức khuyến cáo không nên tiêm vắc-xin covid-19 của Oxford-AstraZeneca cho những người trên 65 tuổi. Hội đồng này, có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ, cho biết “không có đủ dữ liệu” về sự hiệu quả của vắc-xin này trong nhóm tuổi đó. AstraZeneca phản đối ý kiến trên. Điều này có thể làm phức tạp thêm tiến trình triển khai vắc-xin của Liên minh Châu Âu, vốn đã bị chậm so với kế hoạch.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một số sắc lệnh hành pháp liên quan đến y tế. Ông cho mở lại thị trường bảo hiểm liên bang của Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Vừa túi tiền trong ba tháng nhằm mang lại cho những người cần bảo hiểm trong thời gian đại dịch cơ hội mua các gói bảo hiểm. Quyết định này ảnh hưởng đến 46 tiểu bang phụ thuộc vào thị trường liên bang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/01/2021”

Thế giới hôm nay: 28/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký các sắc lệnh hành pháp thực hiện một số lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông về biến đổi khí hậu. Chúng bao gồm việc tạm dừng cấp phép khai thác dầu và khí đốt trên đất liên bang, và nâng vấn đề này lên thành ưu tiên đối với chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Ông cũng chỉ đạo các cơ quan liên bang đầu tư vào các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm, những nơi thường là chỗ ở của người Mỹ gốc Phi và các sắc tộc thiểu số.

Cuộc tranh cãi giữa EUAstraZeneca ngày càng gay gắt. Các quan chức EU nói hãng dược phẩm phải chuyển lô vắc-xin covid-19 sản xuất tại Anh đến châu Âu, theo đúng hợp đồng mà AstraZeneca đã ký với khối. Giám đốc điều hành của AstraZeneca đã bác bỏ những lời kêu gọi như vậy, nói lời hứa ban đầu của họ “không phải là một cam kết”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/01/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi chưa từng nghĩ cảnh sát sẽ xuất hiện khi tôi chuẩn bị bước vào Công viên Trung Sơn, ngay phía tây Thiên An Môn – hay Cổng Thiên Bình – ở Bắc Kinh.

Hôm thứ Bảy (10/10/2020), tôi mua một vé đã đặt từ hôm trước tại lối vào của công viên và tiến đến chốt kiểm tra an ninh, nơi tôi được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi tôi xuất trình hộ chiếu, một cảnh sát đi tới.

“Anh làm nghề gì?” viên sĩ quan hỏi. Khi tôi trả lời: “Tôi là nhà báo”, anh ta bảo tôi đợi. “Tôi sẽ gọi cho cán bộ phụ trách,” người này nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn”