Ảo tưởng về sức mạnh kinh tế của Đức

130115121522-germany-economy-01152013-monster

Nguồn: Phiippe Legrain, “Germany’s Economic Mirage”,  Project Syndicate, 23/9/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Phượng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 60 năm qua, các chính phủ kế tiếp nhau của Đức đã xây dựng một nước Đức mang đậm tính châu Âu. Nhưng bây giờ, chính quyền của thủ tướng Angela Merkel muốn định hình lại nền kinh tế châu Âu theo viễn tưởng của nước Đức. Đây là một bước đi thiếu khôn ngoan về mặt chính trị và nguy hiểm về mặt kinh tế. Còn lâu mới là nền kinh tế thành công nhất châu Âu như bộ trưởng tài chính Wolfgang Schäuble và những người khác luôn tự hào, nền kinh tế Đức đang hoạt động kém hiệu quả. Continue reading “Ảo tưởng về sức mạnh kinh tế của Đức”

#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN

eastgermanpolice2

Nguồn: Martin Grossheim, “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War International History Project Working Paper #71, September 2014.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Giới thiệu

Trong thế giới thời kỳ hậu Thế Chiến II, nhiều mối liên kết mới được thiết lập giữa cái gọi là “Thế giới thứ hai” và “các nước phương Nam.” Tài liệu này nghiên cứu vai trò của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, như là thành viên thứ cấp của phe xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội nhà nước và hiện đại hóa nhà nước tại Việt Nam. Bài viết phân tích những mối liên hệ được tạo nên giữa cơ quan mật vụ của một nước nhỏ trong Chiến tranh Lạnh, Đông Đức, và cơ quan tình báo mới được thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Việt Nam DCCH) thời kỳ hậu thuộc địa. Tổng quát hơn, bài viết nhấn mạnh vai trò của các nước ngoại vi và chứng minh tầm quan trọng của những nước vừa và nhỏ trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.[1] Continue reading “#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN”

Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã

bonhoeffer-silence-in-the-face

Tác giả: Peter Hoffmann | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Khi Aldolf Hitler xâm lược Ba Lan vào năm 1939, người Châu Âu từ lâu đã có truyền thống kháng chiến vũ trang chống lại chính quyền. Ở những nước như Đan Mạch, Pháp và Ba Lan, những phong trào quan trọng đã nổi lên chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, trong nội bộ bản thân nước Đức, một cuộc kháng chiến nhỏ đã nỗ lực để có được động lực nhưng gần như không gây nên được một mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với sự thống trị của Hitler.

Hầu hết người Đức đều chủ yếu lo lắng cho sinh mạng của mình và do đó khi thông tin về việc trục xuất người Do Thái và sự lạm quyền của Đảng Quốc xã bắt đầu rò rỉ ra ngoài, Continue reading “Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã”

#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do

8437680366_d53e10e748

Nguồn: Thomas Risse-Kappen (1991), “Public Opinion, Domestic Structure, and Foreign Policy in Liberal Democracies”, World Politics, Vol. 43, No. 4 (July), pp. 479-512.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tại sao các quốc gia có sức mạnh tương đương nhau lại thường phản ứng khác nhau đối với cùng một điều kiện hoặc ràng buộc trong môi trường quốc tế? Nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi trên đã dẫn tới việc nghiên cứu các nguồn gốc trong nước của chính sách đối ngoại và chính trị quốc tế. Tuy nhiên, văn liệu hiện có ít khi đề cập đến một vấn đề: Ai là người chịu trách nhiệm cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại các quốc gia dân chủ tự do? Giới tinh hoa hay quần chúng? Ai gây ảnh hưởng lên ai? Dư luận và các tác nhân xã hội gây ra những ảnh hưởng như thế nào lên chính sách? Liệu thái độ của quần chúng đối với chính sách đối ngoại có bị thao túng bởi giới tinh hoa hay không? Cuối cùng là, nếu thái độ của quần chúng đi theo một kiểu mẫu chung thì điều gì giải thích cho sự khác nhau giữa những ảnh hưởng từ dư luận lên chính sách tại các quốc gia khác nhau? Continue reading “#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do”