Một thế giới, hai hệ thống

Nguồn: Joschka Fischer,  “Two Systems, One World”, Project Syndicate, 30/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ đang đến gần, vấn đề tự do đã nổi lên trở lại hàng đầu ở Moskva và Hồng Kông, mặc dù trong những hoàn cảnh lịch sử và chính trị rất khác nhau. Chúng ta được nhắc nhở rằng kỷ nguyên hiện đại được xây dựng trên sự tự do, và trên sự thừa nhận rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Ý tưởng Khai sáng cấp tiến này, một khi bén rễ, sẽ tạo thành một sự khác biệt so với toàn bộ lịch sử trước đó. Nhưng thời thế đã thay đổi. Trong thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: Liệu một hình thức chuyên chế hiện đại hóa có thể đại diện cho một sự thay thế đối với nền dân chủ tự do và nhà nước pháp quyền hay không? Continue reading “Một thế giới, hai hệ thống”

Nhân tố Trump và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joschka Fischer, “The Trump Factor and US Foreign Policy”, Project Syndicate, 26/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Tú | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong năm đầu tiên nhiệm kỳ, thiệt hại từ chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Donald Trump dường như ít hơn rất nhiều so với những lo sợ trước đây. Mặc dù đưa ra chỉ trích dữ dội và các dòng tweets miêu tả nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Un là “little rocket man” (gã tên lửa nhỏ bé), vị tổng thống mới của nước Mỹ đã không châm ngòi cho bất cứ một cuộc chiến nào, ở trên bán đảo Triều Tiên lẫn trên Biển Đông. Cũng không có cuộc xung đột nào về vấn đề Đài Loan dù trước đó Trump đặt nghi vấn về chính sách “một Trung Quốc” lâu đời của Mỹ.

Trên thực tế, thay vì lựa chọn va chạm với Trung Quốc, Trump dường như đang tạo ra một mối quan hệ cá nhân thân tình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó có thể tin vào vận may của mình khi một trong những hành động chính thức đầu tiên của Trump là rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hiệp định không có sự tham gia của Trung Quốc và thúc đẩy những quy định thương mại của phương Tây tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cứ như thể Trump muốn làm cho Trung Quốc, chứ không phải nước Mỹ, vĩ đại trở lại. Continue reading “Nhân tố Trump và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

Mật ước Sykes-Picot đổ vỡ sau 100 năm tồn tại

sykespicotmap

Nguồn: Joschka Fischer, “Sykes-Picot, Middle East Underwriter, Dead at 100”, Project Syndicate, 23/05/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 16 tháng 5 năm 1916, ngay giữa Thế chiến I, Anh và Pháp đã ký một mật ước ở London. Thỏa thuận với tên gọi chính thức là Hiệp định Tiểu Á (Asia Minor Agreement), do hai nhà ngoại giao Mark Sykes và François Georges-Picot đàm phán, đã xác định số phận và trật tự chính trị ở Trung Đông kể từ đó. Nhưng chẳng bao lâu nữa điều này sẽ thay đổi.

Cách đây một thế kỷ, những cường quốc sẽ sớm giành chiến thắng ở châu Âu, quan tâm đến việc phân chia khu vực (lúc bấy giờ là phần lãnh thổ của Đế chế Ottoman), đã vẽ một “đường trên cát” (như tác giả James Barr mô tả) trải dài từ cảng Acre trên bờ Địa Trung Hải thuộc miền Nam Palestine tới Kirkuk ở phía Bắc Iraq, sát biên giới với Iran. Tất cả lãnh thổ nằm phía bắc đường kẻ, cụ thể là Libăng và Syria, sẽ thuộc về Pháp. Các lãnh thổ nằm phía nam gồm Palestine, Transjordan và Iraq sẽ thuộc về Anh, nước chủ yếu tìm cách bảo vệ lợi ích của mình dọc Kênh đào Suez, tuyến hàng hải chính dẫn tới Ấn Độ thuộc Anh (British India). Continue reading “Mật ước Sykes-Picot đổ vỡ sau 100 năm tồn tại”

Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-eu

Nguồn: Joschka Fischer, “Realism for Europe and Turkey”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được đặc trưng bởi một mâu thuẫn sâu sắc. Trong khi hợp tác an ninh (đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh) và quan hệ kinh tế trở nên mạnh mẽ, thì những nền tảng quan trọng của dân chủ – nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người thiểu số, và một nền tư pháp độc lập để thực thi pháp quyền – vẫn còn yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch sử cũng đã chia rẽ hai bên, khi các tranh cãi về việc thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia trong Thế chiến I là một minh chứng.

Sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hiện nay lên nắm quyền dưới thời Abdullah Gul năm 2002 và sau đó là dưới thời Recep Tayyip Erdogan, những xung đột này dường như đã được giải quyết. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, các đảng viên AKP muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và hiện đại hóa nền kinh tế. Và đảng này đã tiến hành những cải cách thực sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tư pháp, điều vốn cần thiết cho mục tiêu trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ”

Đã đến lúc G2 thay thế G7?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Nguồn: Joschka Fischer, “The Irrelevant Seven”, Project Syndicate, 23/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh G7 mới nhất đã diễn ra và kết thúc trong khung cảnh thơ mộng của vùng núi An-pơ, thuộc vùng Garmisch‑Partenkirchen nước Đức. Nhóm G8 không còn tồn tại nữa do nước Nga đã bị loại bỏ, diễn đàn nay chỉ bao gồm các cường quốc phương Tây cũ. Ở thời điểm mà việc xuất hiện của một số nền kinh tế lớn và đông dân như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang thách thức sự thống trị của các nước phương Tây, nhiều người tin rằng hệ thống quốc tế hiện tại đã đến lúc cần phải đại tu.

Thực tế, một trật tự thế giới mới gần như chắc chắn và sẽ sớm xuất hiện.  Hình hài của nó sẽ được quyết định bởi hai hiện tượng chính yếu là toàn cầu hóa và số hóa.

Toàn cần hóa đang làm cho các nền kinh tế vốn chưa công nghiệp hóa hoàn toàn được hưởng những lợi ích của công nghiệp hóa và trở nên hội nhập với thị trường toàn cầu – một xu hướng đã xác định lại sự phân công lao động toàn cầu và làm biến đổi các chuỗi giá trị. Cuộc cách mạng trong công nghệ truyền thông số củng cố thêm sự chuyển biến này. Continue reading “Đã đến lúc G2 thay thế G7?”

Sự trưởng thành trong chính sách đối ngoại Đức

0,,16666317_303,00

Nguồn: Joschka Fischer, “German Foreign Policy Comes of Age”, Project Syndicate, 5/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Tố Trinh | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Sự thống nhất nước Đức cách đây gần 25 năm đã một lần nữa đặt vào trung tâm châu Âu một cường quốc lớn có vị trí, tiềm năng kinh tế và cả lịch sử làm dấy lên những mối nghi ngờ về  tham vọng bá quyền của nước này. Các nhà lãnh đạo châu Âu lớn vào thời điểm đó –  bao gồm Giulio Andreotti, Margaret Thatcher, và François Mitterrand – đã lo lắng rằng Đức có thể tìm cách thay đổi kết quả của hai cuộc thế chiến.

Trong giới chính trị gia Đức vào năm 1990,  ý tưởng này có thể bị coi là quái gở và vô lý. Nhưng chấm dứt sự chia cắt nước Đức cũng là chấm dứt trật tự thế giới hai cực của Chiến tranh Lạnh; và, khi mà thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng và căng thẳng nguy hiểm ngày càng gia tăng (ở Ukraine, Trung Đông và Đông Á), sự thiếu vắng một trật tự thế giới đã trở nên rõ ràng đến mức nguy hiểm. Continue reading “Sự trưởng thành trong chính sách đối ngoại Đức”

Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông

000_nic6161393_copy.si

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà

“Chiến tranh”, theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus, là “nguồn gốc của vạn vật”. Quan sát những sự kiện đẫm máu – và thực sự là man rợn – tại Trung Đông (nhất là tại Iraq và Syria), người ta có thể sẽ muốn đồng tình với câu nói trên, mặc dù những tư tưởng kiểu này có vẻ đã không còn chỗ trong thế giới quan hậu hiện đại của châu Âu ngày nay.

Những thắng lợi quân sự của Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria không chỉ đang tạo ra một thảm họa nhân đạo mà còn đẩy các liên minh đang tồn tại trong khu vực vào trạng thái hỗn loạn, và thậm chí khiến người ta nghi ngờ về đường biên giới giữa các quốc gia này. Một trật tự Trung Đông mới đang nổi lên, khác biệt với trật tự cũ ở 2 điểm chủ yếu: vai trò lớn hơn của người Kurd và của Iran, và ảnh hưởng bị thu hẹp của các thế lực người Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực. Continue reading “Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông”

Linh hồn Ukraine của châu Âu

sakharov

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng Mười một này là kỷ niệm tròn một năm cuộc nổi dậy Euromaidan ở Kiev. Phần lớn dân số Ukraine – và cụ thể là giới trẻ – đã phản đối Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych, khi ông này từ chối ký thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (vốn đã được hoàn tất sau nhiều năm đàm phán), nhằm gia nhập một liên minh thuế quan với Nga. Điều này cũng tương tự như việc Ukraine chuyển hướng về phía đông, và việc tham gia Liên minh Á-Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ loại bỏ mọi khả năng gia nhập EU. Continue reading “Linh hồn Ukraine của châu Âu”