Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại

hands_2785083b

Nguồn: George Friedman, “Population Decline and the Great Economic Reversal”, Stratfor, 17/02/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những tuần vừa qua, chúng ta tập trung sự chú ý vào các nước Hy Lạp, Đức, Ukraine, và Nga. Tất cả đều là những vấn đề nóng bỏng. Nhưng trong mỗi trường hợp, các độc giả muốn tôi chú ý vào điều mà họ coi là khía cạnh ẩn đằng sau và thậm chí mang tính quyết định đối với những vấn đề ấy – nếu không phải bây giờ thì cũng sẽ không bao lâu nữa. Khía cạnh ấy là sự suy giảm dân số và tác động của nó đến những quốc gia kể trên. Lập luận được đưa ra là sự suy giảm dân số sẽ tạo ra những cuộc khủng hoảng ở các nước này và những nước khác, làm suy yếu nền kinh tế và quyền lực quốc gia của họ. Đôi khi chúng ta cần dừng lại và bỏ qua những cuộc khủng hoảng trước mắt để đến với những vấn đề rộng lớn hơn. Hãy bắt đầu với một vài suy nghĩ trong cuốn sách “Thế giới 100 năm tới” (The Next 100 Years) do tôi viết. Continue reading “Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại”

Nhà nước Hồi giáo tái định hình khu vực Trung Đông

iraq-crisis-western-elites.si

Nguồn: George Friedman, “The Islamic State Reshapes the Middle East”, Stratfor, 25/11/2014.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Những cuộc đàm phán hạt nhân với Iran đã không thể đạt được một sự đồng thuận, nhưng hạn chót để ký kết một thỏa thuận đã được kéo dài mà không gặp trở ngại nào. Điều mà một năm trước có thể trở thành một cuộc khủng hoảng lớn với đầy rẫy đe dọa và căng thẳng thì giờ đây đã được giải quyết mà không có kịch tính hay khó khăn gì. Phản ứng chưa từng thấy trước một thất bại nữa trong đàm phán đã đánh dấu một sự chuyển biến trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, một bước chuyển biến muốn hiểu được thì trước tiên phải xem xét những chuyển biến địa chính trị to lớn đã diễn ra tại Trung Đông, và xác định lại tính cấp thiết của vấn đề hạt nhân. Continue reading “Nhà nước Hồi giáo tái định hình khu vực Trung Đông”

Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba

dc-1962-map-of-cuban-missile-crisis

Nguồn: George Friedman, “The Geopolitics of U.S. – Cuba Relations”, Stratfor, 23/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro vừa thống nhất trao đổi tù nhân bị giam giữ với tội danh tình báo. Ngoài ra, Washington và Havana còn nhất trí thảo luận về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, chưa một thỏa thuận nào được đưa ra về việc chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, một bước đi đòi hỏi sự chấp thuận của Quốc hội.

Đây là một thỏa thuận khiêm tốn, gây được tiếng vang chỉ bởi trước nay chẳng có một thỏa thuận nào. Quan hệ Mỹ-Cuba đã đóng băng nhiều thập niên, và cả hai bên đều không sẵn sàng nhượng bộ cũng như có những động thái đi trước. Một phần lý do là vì chính trị nội bộ ở cả hai nước đều khiến việc để mặc cho mối quan hệ đóng băng trở thành lựa chọn dễ dàng hơn. Continue reading “Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba”

Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị

Timeline_B

Nguồn: George Friedman, “What the fall of the Wall did not change”, Stratfor, 11/11/2014

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Hai mươi lăm năm trước, một đám đông đầy hân hoan lẫn thịnh nộ đã kéo đổ Bức tường Berlin. Niềm hân hoan trước dấu chấm hết cho sự chia cắt nước Đức và chính quyền chuyên chế. Và cơn thịnh nộ của nhiều thế hệ đã phải sống trong sợ hãi. Một trong những nỗi lo sợ đó chính là sự đàn áp của chế độ cộng sản. Một nỗi sợ khác đến từ nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh – vốn là bóng đen bao phủ châu Âu và nước Đức kể từ năm 1945. Một nỗi sợ thuộc về tinh thần và tư tưởng, trong khi nỗi sợ kia mang tính lý trí và địa – chính trị. Cũng như trong mọi khoảnh khắc chính trị quyết định, nỗi sợ hãi và cơn cuồng nộ, hệ tư tưởng và địa – chính trị, tất cả trộn lẫn vào nhau thành một thứ hỗn hợp gây say. Continue reading “Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”

Liệu Putin có thể sống sót?

hi-putin-852-cp-03451715-8col

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nhiều người cho rằng Vladimir Putin điều hành nước Nga như một kẻ độc tài, từng uy hiếp và loại trừ những kẻ chống đối, đồng thời tạo ra một mối đe dọa lớn đối với những nước xung quanh. Đó là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó cần được suy xét lại trong hoàn cảnh những sự kiện gần đây.

Ukraine và nỗ lực để đảo ngược sự suy thoái của nước Nga

Trước hết hiển nhiên phải bắt đầu từ Ukraine. Đây là quốc gia có ý nghĩa chiến lược quan trọng, được Nga xem như một nước đệm để chống lại phương Tây, và là con đường vận chuyển năng lượng sang châu Âu – một yếu tố nền tảng của kinh tế Nga. Continue reading “Liệu Putin có thể sống sót?”