Chính sách mới để giải cứu Ukraine

Ukraine Minsk meeting February 2015

Nguồn: George Soros, “A New Policy to Rescue Ukraine,” The New York Review of Books, 05/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên Nga sau khi nước này can thiệp vào Ukraine đã phát huy tác dụng nhanh và gây nhiều thiệt hại hơn cho nền kinh tế Nga so với dự đoán. Các biện pháp trừng phạt này có mục đích ngăn các ngân hàng và công ty Nga tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Thiệt hại đối với Nga tăng lên chủ yếu là do giá dầu giảm mạnh, nếu không thì các biện pháp trừng phạt kể trên sẽ kém hiệu quả hơn nhiều. Nga cần giá dầu duy trì quanh mức 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. (Giá dầu hiện nay đang ở mức 55 USD/thùng.)  Giá dầu giảm cộng thêm các biện pháp trừng phạt đã đẩy Nga vào một cuộc khủng hoảng tài chính mà phần nào đó tương tự như cuộc khủng hoảng năm 1998. Continue reading “Chính sách mới để giải cứu Ukraine”

Đòn ngăn chặn cách mạng từ xa của Putin

russia-ukraine-citizenship-bill.si

Nguồn: Alexander Etkind, “Russia’s Preemptive Counter-Revolution”, Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Năm 2014, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa nước Nga trở lại chế độ độc tài. Từ Điện Kremlin tới Crimea, người dân Nga đang phải đối phó với lòng tham, nỗi kinh hoàng và sự xảo trá của một nhà độc tài, kẻ mà chỉ trong vòng một năm đã loại bỏ hết mọi sự kiểm soát còn lại nào đối với quyền hành của ông ta.

Xét về nhiều khía cạnh, chế độ độc tài của Putin mang tính chất nguyên thủy. Sự độc đoán ấy sinh ra từ những cảm xúc tầm thường hơn là những động lực ý thức hệ thời Xô-viết. Mặc dù Putin đã cố gắng cấy vào đầu dân chúng Nga ham muốn về một đế chế với việc xâm lược Crimea và can thiệp vào miền Đông Ukraine, nhưng những hành động ấy chẳng khác nào bịt mặt ăn cướp nửa đêm; sự vinh quang do chúng đem lại sẽ chẳng tồn tại lâu dài. Continue reading “Đòn ngăn chặn cách mạng từ xa của Putin”

Tác động của công nghệ quân sự lên dân chủ

cyber-soldier

Nguồn: John Ferejohn & Frances Rosenbluth, “Arms and Men: Technology’s Shadow Over Democracy”, YaleGlobal, 09/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi chiến tranh hiện đại dựa nhiều vào công nghệ hơn sức người, công dân ở các nước dân chủ nên cảnh giác.

Việc Ashton Carter, một chuyên gia vật lý và công nghệ, được đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phản ánh nhu cầu công nghệ của chiến tranh hiện đại. Điều ít được chú ý hơn đó là sự đề cử này báo hiệu xu hướng suy giảm vai trò của nhân lực trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ.

Nhiều thế kỷ trước kia, việc cắt giảm quyền công dân tạm thời trong thời chiến – bao gồm cả tự do ngôn luận và quyền không bị bắt giữ mà không qua xét xử  – thường được cân bằng bởi việc mở rộng đặc quyền cho người lính, đôi khi cho cả những người phụ nữ hỗ trợ cho họ. Nhu cầu về nhân lực trong các cuộc chiến tranh khiến các nền dân chủ thay đổi dần dần từ dưới lên. Continue reading “Tác động của công nghệ quân sự lên dân chủ”

Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba

dc-1962-map-of-cuban-missile-crisis

Nguồn: George Friedman, “The Geopolitics of U.S. – Cuba Relations”, Stratfor, 23/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro vừa thống nhất trao đổi tù nhân bị giam giữ với tội danh tình báo. Ngoài ra, Washington và Havana còn nhất trí thảo luận về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, chưa một thỏa thuận nào được đưa ra về việc chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, một bước đi đòi hỏi sự chấp thuận của Quốc hội.

Đây là một thỏa thuận khiêm tốn, gây được tiếng vang chỉ bởi trước nay chẳng có một thỏa thuận nào. Quan hệ Mỹ-Cuba đã đóng băng nhiều thập niên, và cả hai bên đều không sẵn sàng nhượng bộ cũng như có những động thái đi trước. Một phần lý do là vì chính trị nội bộ ở cả hai nước đều khiến việc để mặc cho mối quan hệ đóng băng trở thành lựa chọn dễ dàng hơn. Continue reading “Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba”

Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông

1535847_-_main

Tác giả: Alexander Vuving, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest, 8/12/2014.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Quang Khải

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được tờ tạp chí tình báo quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa một doi đất mang hình dáng sân bay dài 3.000m và một hải cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến lớn neo đậu. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy, đảo này là hòn đảo mới nhất được Trung Quốc xây dựng trong chuỗi hành động xây đảo lấn biển mà nước này đang tiến hành ở cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.

Trung Quốc xây đảo để làm gì? Mục đích tối thượng của những dự án này là gì? Lăng kính thông thường chúng ta sử dụng để giải mã các động thái chiến lược trên trường quốc tế không phù hợp để trả lời những câu hỏi ấy. Lăng kính thông thường nhìn trò chơi giữa các quốc gia dưới góc độ cờ vua, nhưng ở biển Đông, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây. Continue reading “Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông”