Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh

Nguồn: Mordechai Chaziza, “The Global Security Initiative: China’s New Security Architecture for the Gulf,” The Diplomat, 05/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) là biểu hiện mới nhất về nỗ lực của Trung Quốc nhằm thách thức hệ thống quản trị toàn cầu do phương Tây lãnh đạo. Nó sẽ được triển khai như thế nào ở Vùng Vịnh?

Trong bài phát biểu quan trọng tại thượng đỉnh Trung Quốc-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) vào tháng 12/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lưu ý rằng chuyến đi của ông tới Ả Rập Saudi đã báo trước một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ đối tác Trung Quốc-Ả Rập và mời các quốc gia Vùng Vịnh tham gia Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) “trong một nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh”

Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ

Nguồn: Pak Yiu, “China’s Global Security Initiative: Xi’s wedge in the U.S.-led order,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chương trình lớn tiếp theo của Bắc Kinh sẽ gia tăng áp lực chọn phe và hợp lý hóa cuộc chiến Ukraine.

Bài phát biểu dài gần hai giờ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước hơn 2.000 đại biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản năm nay chứa đầy những điệp khúc quen thuộc. Tuy nhiên, lần đầu tiên báo cáo công tác đề cập đến Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), báo hiệu một chủ đề quan trọng trong nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ của ông.

“Một nhà triết học Trung Quốc cổ đại đã nhận xét rằng ‘các sinh vật khác nhau có thể cùng tồn tại mà không gây hại cho nhau, và các con đường khác nhau có thể chạy song song mà không ảnh hưởng đến nhau,” Tập nói trong báo cáo của mình. “Chỉ khi tất cả các quốc gia cùng theo đuổi lợi ích chung, chung sống hòa thuận và hợp tác vì lợi ích chung, thì mới có thịnh vượng bền vững và an ninh mới được đảm bảo.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ”

Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nguồn: James Crabtree, “Biden and Xi Struggle to Compete in Asia,” Foreign Policy, 11/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công. Continue reading “Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á”