Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria

Nguồn: Gideon Rachman, “The west should not succumb to cynical regret over Syria,” Financial Times, 09/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhiều chuyện vẫn có thể diễn ra không như mong đợi, nhưng sự sụp đổ của một trong những nhà độc tài tàn bạo nhất thế giới là điều đáng hoan nghênh.

“Assad phải ra đi,” Barack Obama đã nói như vậy vào năm 2013. Hơn một thập kỷ sau, nhà độc tài Syria đã thực sự ra đi. Nhưng tâm trạng chung ở Mỹ và châu Âu là cảnh giác hơn là ăn mừng.

Lịch sử gần đây ở Trung Đông cho chúng ta lý do chính đáng để thận trọng. Việc lật đổ các nhà độc tài khác, như Saddam Hussein ở Iraq và Muammer Gaddafi ở Libya, đã dẫn đến bạo lực hỗn loạn thay vì hòa bình và ổn định. Việc lực lượng đánh bại Assad, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bị Mỹ, Liên Hiệp Quốc, và nhiều nước châu Âu phân loại là một nhóm khủng bố càng làm tăng thêm nỗi sợ. Ký ức về sự trỗi dậy của ISIS ở Syria và Iraq năm 2014 cũng vẫn còn rất mới. Continue reading “Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria”

Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump Can Earn a Place in History That He Did Not Expect,” New York Times, 19/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu sự trở lại của Donald Trump có báo hiệu hồi kết cho áp lực của Mỹ lên người Israel và người Palestine về giải pháp hai nhà nước hay không? Câu trả lời là không. Vì điều đó phụ thuộc vào việc Donald Trump nào sẽ nắm giữ Nhà Trắng.

Liệu đó sẽ là Trump – người vừa bổ nhiệm Mike Huckabee, một người ủng hộ việc Israel sáp nhập Bờ Tây, làm đại sứ mới của mình tại Jerusalem? Hay đó sẽ là Trump – người từng cùng với con rể Jared Kushner, xây dựng và công bố kế hoạch chi tiết nhất cho giải pháp hai nhà nước kể từ chính quyền Bill Clinton? Continue reading “Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?”

Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông

Nguồn: Marwan Muasher, “The Case for a New Arab Peace Initiative,” Foreign Affairs, 29/10/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyền của người Palestine phải được ưu tiên trước khi đàm phán về một nhà nước.

Kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu, các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc thành lập một nhà nước Palestine tồn tại song song với Israel là cách duy nhất để chấm dứt xung đột ở Trung Đông. “Giải pháp thực sự duy nhất cho tình hình này là giải pháp hai nhà nước,” Tổng thống Joe Biden tuyên bố trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang vào tháng 3/2024. Sang tháng 5, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan tiếp tục khẳng định “giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để đảm bảo một nhà nước Israel dân chủ, an ninh, Do Thái, và mạnh mẽ, cũng như một tương lai có phẩm giá, an ninh, và thịnh vượng cho người dân Palestine.” Và xuyên suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay, bao gồm cả sau cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng 7, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, mô tả đây là “con đường duy nhất” để tiến về phía trước. Continue reading “Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông”

Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống

Nguồn: Steven A. Cook, “Sinwar Is Dead. Hamas Is Very Much Alive.Foreign Policy, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử cho thấy chúng ta không thể thoát khỏi phong trào kháng chiến chỉ bằng cách giết người.

Năm 1948, Thủ tướng Ai Cập Mahmoud Fahmi al-Nuqrashi đã có một nước đi táo bạo khi ra lệnh cấm tổ chức Anh em Hồi giáo, tin rằng nếu tổ chức này bị giải tán, thì đất nước ông sẽ ổn định trở lại. Trong ba năm trước khi xảy ra lệnh cấm đó, Anh em Hồi giáo đã đóng vai trò chủ chốt trong việc kích động bạo loạn, đình công, và bạo lực, bao gồm cả vụ ám sát một thủ tướng và một cựu bộ trưởng tài chính. Continue reading “Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống”

Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Israel dreams of a new order in the Middle East,” Financial Times, 29/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng việc leo thang xung đột sẽ chỉ dẫn đến hỗn loạn khu vực.

Vụ ám sát Hassan Nasrallah đã diễn ra chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm một năm ngày Hamas tấn công Israel vào ngày 07/10. Với việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah ở Lebanon, chính phủ Israel hy vọng rằng họ cuối cùng đã nắm được thế chủ động trong cuộc chiến với kẻ thù khu vực. Continue reading “Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông”

Liệu có hồi kết nào cho xung đột giữa Israel và Hezbollah?

Nguồn: Daniel Byman, “Does Israel’s Conflict with Hezbollah Have an Endgame?,” Foreign Policy, 12/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhóm phiến quân Lebanon sẽ vẫn là mối đe dọa đối với Israel ngay cả sau chiến tranh.

Cuộc chiến của Israel ở Gaza từ lâu đã gắn liền với một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn, với Iran; với lực lượng Houthi ở Yemen; và quan trọng nhất là với lực lượng Hezbollah của Lebanon, những người tấn công Israel dưới danh nghĩa đoàn kết ủng hộ Hamas. Mỗi cuộc xung đột nhỏ này đang có nguy cơ trở nên căng thẳng hơn sau hai vụ ám sát liên tiếp của Israel, nhắm vào chỉ huy cấp cao Fuad Shukr của Hezbollah vào cuối tháng 7 ở Beirut và lãnh đạo chính trị Ismail Haniyeh của Hamas tại nơi trú ẩn an toàn của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo ở trung tâm Tehran. Continue reading “Liệu có hồi kết nào cho xung đột giữa Israel và Hezbollah?”

Mỹ nên hành động như thế nào với Iran và Israel?

Nguồn: Richard Haass, “What the US should do on Iran-Israel – and what it should not,” Financial Times, 02/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp sức mạnh của mình, ảnh hưởng của Mỹ rõ ràng vẫn còn hạn chế. Nhưng hạn chế không có nghĩa là không có ảnh hưởng.

Trung Đông đã đến giai đoạn mà ngày càng khó – nếu không muốn nói là không thể – phân biệt giữa hành động và phản ứng.

Sau một cuộc tấn công gần như chắc chắn là do nhầm lẫn của Hezbollah vào một ngôi làng của người Druze ở Cao nguyên Golan bị chiếm đóng tuần trước, Israel đã đáp trả bằng một cuộc không kích giết chết một chỉ huy cấp cao của Hezbollah. Tiếp đến là vụ ám sát Ismail Haniyeh – lãnh đạo chính trị của Hamas và nhà đàm phán chính của phong trào này trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza – ở Iran. Vài ngày trước đó, cũng đã có một cuộc giao tranh quân sự qua lại giữa Israel và Houthis, tổ chức thứ ba được Iran hậu thuẫn. Continue reading “Mỹ nên hành động như thế nào với Iran và Israel?”

Nga muốn gì ở Trung Đông?

Nguồn: Hanna Notte, “What Russia wants in the Middle East, Foreign Affairs, 15/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mặc dù tìm cách lợi dụng bất ổn, Moscow vẫn muốn tránh leo thang căng thẳng.

Kể từ vụ tấn công Israel của Hamas vào ngày 7 tháng 10, Nga dường như hài lòng khi tình hình bất ổn ở Trung Đông khiến đối thủ chính là Mỹ bị phân tâm. Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 4, Moscow tỏ ra lo ngại khi Tehran, đồng minh thân cận của họ, phóng hơn 300 tên lửa và drone tấn công Israel để trả đũa cho vụ tấn công lãnh sự quán Iran ở Damascus. Mặc dù cuộc tấn công đó đã bị vô hiệu hóa thành công bởi hệ thống phòng thủ tên lửa và sự phối hợp hỗ trợ từ Mỹ, các đối tác Ả Rập và phương Tây, Israel đã đáp trả sáu ngày sau đó bằng một cuộc tấn công vào hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-300 ở Isfahan, một thành phố nằm sâu trong nội địa Iran. Continue reading “Nga muốn gì ở Trung Đông?”

Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?

Nguồn: Christina Lu, “How Much Leverage Does China Really Have Over Iran?,” Foreign Policy, 19/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington muốn Bắc Kinh kiềm chế Tehran, nhưng giới chuyên gia cho rằng điều đó không đơn giản.

Ngay từ trước khi Iran phóng hàng trăm máy bay không người lái và tên lửa vào Israel, các quan chức Mỹ đã thúc giục Trung Quốc – một đối tác thương mại hàng đầu của Iran – sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Tehran hạn chế các hành động khiêu khích của họ và của các lực lượng ủy nhiệm trên khắp Trung Đông. Continue reading “Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?”

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Nguồn: Ross Douthat, “Why We Should Fear China More Than Middle Eastern War,” New York Times, 21/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hôm thứ Năm, Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu liên hệ cuộc xung đột Israel-Hamas với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời khẳng định sự can dự của Mỹ là một phần trong đại chiến lược nhằm kiềm chế kẻ thù và đối thủ của chúng ta. Ông tuyên bố “Chừng nào những kẻ khủng bố chưa phải trả giá cho tội ác khủng bố của chúng, chừng nào những kẻ độc tài chưa phải trả giá cho sự hung hãn của chúng, thì chúng vẫn sẽ tiếp tục. Và cái giá phải trả cũng như các mối đe dọa đối với nước Mỹ và thế giới sẽ còn gia tăng.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?”

Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh

Nguồn: Mordechai Chaziza, “The Global Security Initiative: China’s New Security Architecture for the Gulf,” The Diplomat, 05/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) là biểu hiện mới nhất về nỗ lực của Trung Quốc nhằm thách thức hệ thống quản trị toàn cầu do phương Tây lãnh đạo. Nó sẽ được triển khai như thế nào ở Vùng Vịnh?

Trong bài phát biểu quan trọng tại thượng đỉnh Trung Quốc-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) vào tháng 12/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lưu ý rằng chuyến đi của ông tới Ả Rập Saudi đã báo trước một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ đối tác Trung Quốc-Ả Rập và mời các quốc gia Vùng Vịnh tham gia Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) “trong một nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”

Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel

Tác giả: Nhóm sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao Việt Nam

Theo Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tại khu vực Trung Đông, năm 2022 được coi là năm nguy hiểm nhất với người Palestine ở Bờ Tây. Trong đó, sự thiếu nhất quán trong chiến lược hòa giải xung đột của các nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc đã góp phần gây ra tình trạng này. Continue reading “Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel”

16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu

Nguồn: OPEC states raise oil prices, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, đêm trước cuộc họp thiết lập giá hàng năm của Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries, OPEC) ở Caracas, hai nước thành viên (Libya và Indonesia) đã công bố kế hoạch tăng giá dầu [thô] thêm 4 USD (Libya) và 2 USD (Indonesia) mỗi thùng. Giá sau cùng – tương ứng là 30 USD và 25,50 USD cho mỗi thùng – trở thành một trong những mức cao nhất từng có. Các động thái ngoại giao này là nhằm khiến cho nhóm “diều hâu” thuộc OPEC ngừng việc đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Dù vậy, tới cuối năm 1979, giá dầu đã tăng hơn gấp đôi so với cuối năm trước. Continue reading “16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

29/12/1956: Mỹ chuẩn bị chiến lược mới về Trung Đông

Nguồn: United States prepares new strategic plan for Middle East, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, chỉ vài ngày trước khi thông báo chính thức được ban hành bởi chính quyền Eisenhower, tờ New York Times đã tiết lộ thông tin rằng nước Mỹ đang chuẩn bị một tuyên bố chính sách quan trọng về Trung Đông. Sau những căng thẳng gia tăng trong khu vực do cuộc xâm lăng Ai Cập của liên quân Pháp-Anh-Israel vào tháng 11, lời tuyên bố đã được chào đón một cách thận trọng ở cả trong và ngoài nước.

Theo tờ báo, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã xuất hiện trước Quốc Hội và yêu cầu hai điều. Điều thứ nhất là Quốc Hội sẽ ủng hộ một tuyên bố của chính quyền Eisenhower rằng Mỹ sẽ phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Liên Xô ở Trung Đông. Kể từ khi xảy ra các cuộc xung đột giữa Ai Cập và liên minh Pháp, Anh và Israel vào tháng 11, Liên Xô đã đe doạ việc sử dụng quân đội để hỗ trợ cho Ai Cập. Continue reading “29/12/1956: Mỹ chuẩn bị chiến lược mới về Trung Đông”

Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?

2015-11-27

 

Nguồn: “What Islamic scholars have to say about atacking civilians”, The Economist, 19/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Hình ảnh các chiến binh thánh chiến vinh danh Chúa bằng những cuộc đổ máu giờ đây tràn lan trên internet và các kênh truyền thông đến mức những người chỉ trích Hồi Giáo đã coi tôn giáo này là đồng nhất với bạo lực bừa bãi. Inspire, tạp chí điện tử của tổ chức khủng bố al-Qaeda, hướng dẫn những tên khủng bố đơn độc tiềm tàng cách chế tạo lựu đạn từ những mảnh ống dẫn nước và đèn trang trí Giáng Sinh. Còn Dabiq, tạp chí chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS), tán dương các chiến binh thánh chiến vì đã “vinh danh Đấng Tiên Tri” bằng cách “giết những mushrikīn (“kẻ dị giáo”) Pháp tập trung tại một buổi hòa nhạc” và hàng trăm kẻ tương tự. Nếu có tín đồ Hồi Giáo bị giết trong những vụ tấn công đó, thì họ chỉ được coi là “thiệt hại phụ chính đáng”, theo lời Abu Qatada Al-Filistini, nhân vật chuyên hướng dẫn các chiến binh thánh chiến hiện đại. Miễn là những tín đồ này không sống tội lỗi thì việc họ bị giết được xem như “lối tắt” lên thiên đường. Nhưng xét về truyền thống thì Hồi Giáo nói gì về việc giết hại thường dân? Continue reading “Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?”