28/06/1836: Cựu tổng thống James Madison qua đời

Nguồn: Former President James Madison dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1836, James Madison, người soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, người ghi biên bản Hội nghị lập hiến, tác giả của tập bài viết “Federalist Papers” (nhằm kêu gọi thông qua hiến pháp) và Tổng thống thứ tư của nước Mỹ, đã qua đời tại đồn điền thuốc lá của mình ở Virginia.

Madison lần đầu tiên chứng minh năng lực của mình khi còn là sinh viên tại Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton), nơi ông hoàn thành khóa học bốn năm chỉ trong hai năm, và, vào năm 1769, giúp thành lập Hiệp hội Whig Hoa Kỳ, cộng đồng văn học và tranh luận xã hội thứ hai ở Princeton (và trên toàn thế giới), để đối đầu với Hiệp hội Cliosophic được thành lập trước đó. Continue reading “28/06/1836: Cựu tổng thống James Madison qua đời”

07/12/1787: Delaware phê chuẩn Hiến pháp

Nguồn: Delaware ratifies the Constitution, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1787, Delaware trở thành tiểu bang đầu tiên phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ, thông qua một cuộc bỏ phiếu với toàn phiếu thuận.

Sự kiện quan trọng này xảy ra đúng một năm sau khi tờ Hampshire Herald công khai một tuyên bố của Thomas Grover trong đó liệt kê các yêu cầu được đưa ra bởi những người tham gia cuộc nổi loạn do Shays lãnh đạo. Nền kinh tế hậu chiến đã khiến người nông dân ở miền tây Massachusetts và khắp 13 tiểu bang rơi vào cảnh khốn cùng. Nhiều người không thể trả nợ bằng thứ tiền giấy không còn giá trị do chính phủ các tiểu bang ban hành. Thuyền trưởng Daniel Shays, một cựu chiến binh Quân đội Lục địa, đã dẫn đầu một cuộc tấn công vào kho vũ khí liên bang ở Springfield, Massachusetts, nhằm đóng cửa các tòa án nơi các luật sư đòi nợ kiện người mắc nợ. Continue reading “07/12/1787: Delaware phê chuẩn Hiến pháp”

Tại sao nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kéo dài?

Nguồn: Why Supreme Court justices serve such long terms?, The Economist, 04/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những thẩm phán  nghỉ hưu gần đây nhất đã phục vụ gần ba thập niên.

Với việc Thẩm phán Anthony Kennedy kết thúc 30 năm ngồi trên ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào cuối tháng 07/2018, vài ngày sau sinh nhật lần thứ 82 của ông, cùng một cuộc đấu tranh phe phái đang âm ỉ ở Thượng viện để tìm người kế vị ông, sự chú ý của công chúng một lần nữa tập trung vào một nét đặc trưng của nền tư pháp nước Mỹ: sự nghiệp dài đáng kinh ngạc của các Thẩm phán Tòa án Tối cao. Cho đến này, Điều III vẫn là điều khoản ngắn gọn nhất trong các điều khoản của hiến pháp nước Mỹ quy định về các nhánh của chính quyền, nhưng nhiệm kỳ phục vụ mà nó xác định cho các thẩm phán liên bang hầu như không bị giới hạn. Khoản 1 của điều khoản này quy định – các thẩm phán của cả “tòa án tối cao và các tòa cấp dưới…sẽ giữ chức vụ của mình nếu luôn có hành vi tốt”. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là suốt đời, hoặc cho đến khi các thẩm phán quyết định treo áo từ quan. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kéo dài?”

04/06/1919: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19

Nguồn: Congress passes the 19th Amendment, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ, bảo đảm cho phụ nữ quyền bầu cử, đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn.

Phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ được thành lập vào giữa thế kỷ 19 bởi những phụ nữ đã tham gia hoạt động chính trị thông qua công việc của họ trong các phong trào bãi nô và cấm bia rượu. Vào tháng 7 năm 1848, 240 phụ nữ đòi quyền bầu cử, bao gồm Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott, đã gặp nhau ở Seneca Falls, New York, để khẳng định quyền bầu cử của phụ nữ. Continue reading “04/06/1919: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19”