Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

5. Tiếp tục ngoại giao đòi đất cùng vụ án Lê Văn Thịnh

Theo Toàn Thư, Lê Văn Thịnh được thăng chức Thái sư vào năm Quảng Hựu thứ nhất [1085]; Thái sư là chức quan cao nhất dưới thời quân chủ; thăng sau lúc đi sứ về; chứng tỏ vua Lý Nhân Tông thưởng  cho Văn Thịnh vì có công trong việc giành lại đất. Tuy nhiên nhà Vua vẫn chưa hài lòng việc nhà Tống không chịu trả lại các động Vật Dương, Vật Ác;[1] nên vẫn tiếp tục liên lạc ngoại giao đòi hỏi. Vua Triết Tông lấy cớ mới lên ngôi, phải tuân theo mệnh của vua cha không thể sửa đổi, bèn từ chối: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P5)”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

4. Ngoại giao đòi lại đất: các phái đoàn Lương Dụng Luật, Đào Tông Nguyên, Lê Văn Thịnh

Về việc nhà Tống trả đất cho nước Đại Việt vào năm Nguyên Phong thứ 2 [1079]; chính sử Trung Quốc như Tống Sử[1]  chép “ bèn đem tất cả 4 châu 1 huyện trả lại (乃悉以四州一縣還之), Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên[2] ghi “bỏ Thuận Châu, đưa đất này cho Giao Chỉ (廢順州,以其地畀交阯). Nhưng dân và triều đình Đại Việt không tin những lời tuyên bố huyênh hoang; “kẻ nằm trong chăn biết có rận”, cẩn thận xét thấy việc trả như vậy là chưa đủ, bèn tiếp tục đòi hỏi. Cuối cùng vua Tống đành phải chấp nhận cho xét lại; lệnh đặt nơi bàn bạc về biên giới, đích thân đặt tên là Kế nghị biện chính cương chí sở (計議辦正疆至所 – Nơi bàn bạc sửa lại đúng cương giới). Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P4)”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

3. Ngoại giao đòi lại đất: Các phái đoàn Lý Kế Nguyên, Đào Tông Nguyên

Người xưa có câu “Tiên lễ hậu binh”, có ý khuyên dùng nghi lễ ngoại giao trước, nếu không có kết quả mới phải dùng binh. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, đôi khi phải dùng binh biểu dương lực lượng khiến đối phương bối rối, mới đề nghị giải pháp ngoại giao.

Tình hình Trung Quốc vào thời Tống Thần Tông năm Hy Ninh thứ 10 [1077],  phía bắc bị các nước Liêu, Hạ gây áp lực; phía nam sau khi quân Tống rút, quân Đại Việt theo sau lưng và chiếm lại được huyện Quang Lang. Bấy giờ vua Đại Việt sai Sứ thần Lý Kế Nguyên đến biên giới ngỏ lời xin trả lại đất. Lời yêu cầu đúng lúc, vua Tống cũng muốn giải quyết cho yên việc tại phương nam, bèn theo lời đề nghị của Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ, hứa trả lại đất sau khi nước Đại Việt trả tù binh bị bắt trước kia tại 3 châu Ung, Khâm, Liêm: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P3)”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

2. Nhà Tống kinh doanh vùng đất mới chiếm, nhưng bị Đại Việt gây áp lực

Trình Di, tự Chính Thúc [1032-1085], nhà lý học và giáo dục nổi tiếng thời Bắc Tống ảnh hưởng lớn đến hậu thế;  người học chữ Nho thời xưa đều tự nhận là môn đệ, nên thành ngữ có câu “cửa Khổng sân Trình”. Là học giả đối lập với Thừa tướng Vương An Thạch, người chủ trương xâm lăng nước Đại Việt, nên ông theo dõi khá kỹ về cuộc chiến tranh này. Ông quê tại đất Hà Nam, lời của ông được đệ tử Tô Sung ghi lại trong sách Hà Nam Trình Thị Di Thư [河南程氏遺書], sách này có phần đề cập đến cuộc chiến Việt-Trung, tổng kết phía Trung Quốc tổn thất đến 30 vạn người: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P2)”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đừng hỏi tổ quốc làm gì cho bạn. Hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc.

J.F. Kennedy

Lời giới thiệu

Lý Nhân Tông là  vị Vua giữ ngôi cao lâu dài nhất trong lịch sử nước ta, với 56 năm trị vì, đất nước được thái bình thịnh vượng; lại có các tướng giỏi như Thái phó Lý Đạo Thành, Thái úy Lý Thường Kiệt phụ giúp, lập nên võ công hiển hách, phạt Tống, bình Chiêm; khiến lân bang phải nể sợ. Bấy giờ nước ta bị mất một số đất vào tay nhà Tống; qua tháng năm dài, khi dùng binh đe dọa, khi thư từ ngoại giao, nhà vua kiên trì đòi đất. Có lúc Vua đích thân gửi thư cho Vua Triết Tông nhà Tống, nội dung với lòng thiết tha tấc đất của tổ tiên, có đoạn như sau: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P1)”

Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo 

Việc Trung Quốc sử dụng công nhân tại các hầm mỏ như là đạo quân mai phục sẵn tại nước ta, không chỉ là sự tiên liệu của các nhà quân sự cẩn thận lo xa. Thực sự điều này đã xẩy ra dưới thời nhà Thanh, bằng cớ có thể dẫn ra từ chánh sử Trung Quốc Thanh Thực Lục.[1]

Mùa thu năm 1788, khi Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị nhận lệnh từ vua Càn Long, truyền hịch chuẩn bị xâm lăng nước ta; thì Phan Khải Ðức, viên trấn thủ Lạng Sơn của nhà Tây Sơn đầu hàng giặc; đám công nhân người Hoa làm việc tại các xưởng mỏ thuộc vùng thượng du Bắc Việt mà sử Trung Quốc gọi là “ xưởng dân   ” cũng nổi lên, sẵn sàng làm đạo quân tiên phong: Continue reading “Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam”

Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc

Tác giả: Phùng Học Vinh | Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Một học giả Trung Quốc vạch ra những ngộ nhận lịch sử của người Trung Quốc. Tác giả thiên kỳ văn này là Phùng Học Vinh, học giả về bộ môn lịch sử. Ông hiện sống tại Hương Cảng,  cũng là tác giả các sách về lịch sử như  Tại sao Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, Trắc diện về Lịch sử Trung Quốc, Tìm hiểu Lịch sử Bắc Dương.

Nguyên nhân do viết sử, nên thường cùng người trong nước đàm luận về lịch sử; đương nhiên không tránh được những lúc đỏ mặt tía tai để tranh luận. Lúc đầu người mình tiếp thu lịch sử có vấn đề là do tin tức sai, lâu rồi thành quen, sự sai lầm không phải từ tiếp thu mà thôi, mà còn cả cách thức tư duy nữa. Chiều nay nhàn hạ, bèn hạ bút bàn về vấn đề này, nhắm tỉnh ngộ. Cái gọi là lời nói thẳng khuyên bằng hữu thì không có gì không nói; hy vọng người trong nước đầu óc mở mang, thông minh ra, không còn tự lừa mình, lừa người nữa. Continue reading “Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc”

Khả năng am hiểu tình hình địch của nghĩa quân Lam Sơn

lamson1

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong khi dịch Minh thực lục, chúng tôi có dịp tham khảo thêm thư của Bình định vương Lê Lợi gửi cho Vương Thông, do Nguyễn Trãi soạn. Sử liệu này nằm trong mấy chục bức thư được lưu lại trong Quân trung từ mệnh tập, do Giáo sư Thẩm Quỳnh dịch, Giáo sư Trần Huy Bích chú thích. Ðọc kỹ thư, cùng phối kiểm với Minh thực lục, thấy được nghĩa quân Lam sơn biết rõ tình hình địch rất cặn kẽ. Khả năng này, được chiến lược gia hàng đầu Tôn Tử ghi là “Tri bỉ, tri kỷ…” trong thiên Mưu Công, coi đó là yếu tố tất thắng. Sau đây chúng tôi xin chép lại bản dịch bức thư: Continue reading “Khả năng am hiểu tình hình địch của nghĩa quân Lam Sơn”

Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi

Leloi1

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm phục tướng Douglas MacArthur với chiến lược “tấn công nhảy cò” (Island hopping offences) tại các quần đảo Thái Bình Dương và cuộc đổ bộ tại hải cảng Inchon (Nhân Xuyên) Triều Tiên.

Năm 1942, sau khi nhận lệnh rời bán đảo Batan tại Philippines để đi đến Australia, tướng MacArthur hứa rằng sẽ trở lại giải phóng quần đảo này khỏi tay Nhật. Với chức vụ Tư lệnh quân đội Đồng minh vùng tây nam Thái Bình Dương, ông mở mặt trận phía bắc Australia, để rồi cuối cùng đổ bộ lên Philippines. Cuộc trường chinh có chiều dài hàng mấy ngàn cây số, kinh qua rất nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo New Guinea và Melanesia do quân Nhật chiếm đóng. Continue reading “Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi”

Một vài kinh nghiệm cải cách phong tục trong lịch sử VN

phunuVN

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Các nhà nghiên cứu văn học sử về thời nửa đầu thế kỷ thứ 19 đều chú ý đến dòng văn học hoài Lê. Bàn về dòng văn học này, những bài thơ thất ngôn của bà huyện Thanh Quan thường được nhắc đến, tiêu biểu là bài “Thăng Long hoài cổ”:

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Ðá cũng trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Kẻ đấy người đây luống đoạn trường.

Tuy rằng thơ rất hay, lại nặng lòng nhớ đến triều cũ, nhưng loại thi ca này chỉ lưu hành trong phạm vi nhỏ với một ít kẻ sĩ cùng chí hướng; hoặc đôi khi tác gỉả giữ trong lòng, Một mảnh tình riêng ta với ta [1] , nên tầm ảnh hưởng của nó lúc bấy giờ chưa đạt đến mức báo động đối với nhà cầm quyền. Continue reading “Một vài kinh nghiệm cải cách phong tục trong lịch sử VN”

Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc khi xâm lăng nước ta

TQ-VN

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Một nông dân sống nơi hẻo lánh, thường bị trộm cướp viếng thăm, ắt phải nghĩ cách rào dậu vườn nhà, đề phòng cẩn mật. Một nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử bị kẻ thù truyền kiếp tiếp tục dòm ngó xâm lăng, thì những người lo việc quân sự hoặc thiết tha với tiền đồ đất nước cần phải biết trong quá trình lịch sử quân giặc đã từ ngõ ngách nào tới. Nhắm ôn chuyện cũ để biết việc hiện tại, bài viết này đề cập đến những điều thiết yếu, mà những người có trách nhiệm không thể không quan tâm.

Qua lịch sử, phần lớn các cuộc tiến công xâm lăng nước ta đều sử dụng con đường dịch trạm chiến lược được Trương Phụ mô tả khi tâu lên vua Minh Thành Tổ, nhân đánh thắng nhà Hồ mang quân khải hoàn về nước: Continue reading “Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc khi xâm lăng nước ta”

Phản ứng của nhà Thanh khi được tin vua Quang Trung mất

quang-trung-nguyen-hue

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu nền bang giao Trung Việt; hầu như bất cứ lúc nào trong nước ta có biến, đều được Trung Quốc dòm ngó hết sức kỹ lưỡng. Lịch sử thường ghi nhận những cuộc xâm lăng của Trung Quốc được khởi đầu bởi những biến cố trong nước ta; hoặc do chính bàn tay Trung Quốc tạo ra, hoặc tự phát trong nội bộ.

Nếu cần phải dẫn chứng, thì nguyên nhân gần mở đầu cảnh ngàn năm đô hộ, phải kể đến việc Sứ giả Trung Quốc có mặt trong cung đình nhà Triệu, xúi dục mẹ con Cù Thị bán nước; việc không thành, xảy ra cuộc chính biến của Lữ Gia. Tiếp đó Hán Vũ Đế ra lệnh mang đại quân sang xâm lăng; biến lãnh thổ Nam Việt thành 9 quận của nhà Hán: Continue reading “Phản ứng của nhà Thanh khi được tin vua Quang Trung mất”

Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga

full_du_lich_ninh_thuan_thap_Po_Klong_Garai-771x510

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Không rõ năm sinh của Chế Bồng Nga [1] , nhưng vào năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) khi vua Thái Tổ nhà Minh sai sứ báo tin cho các nước về việc nhà Minh giành ngôi từ nhà Nguyên, thì Chế Bồng Nga (tên ghi trong Minh Thực lục là Ha Đáp Ha Giả) đã làm vua và sai sứ sang triều cống Trung Quốc. Chế Bồng Nga bị quân nhà Trần bắn chết tại sông Hoàng Giang vào năm Hồng Vũ thứ 23 (1390), như vậy thời gian trị vì của vua họ Chế cũng xấp xỉ với vua Minh Thái Tổ. Riêng các vua nhà Trần nước ta thì một phần yểu mệnh, một phần gặp biến cố nên trong thời gian này tính có đến 6 đời vua: Dụ Tông, Dương Nhật Lễ, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông. Continue reading “Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga”

Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến thăm nước ta năm 1292

hoang thanh thang long - triptargets

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Gần 50 năm về trước (1961), Viện Đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng, cho dịch bộ sử An Nam chí lược của Lê Trắc, trong đó có phụ lục “Trương Thượng thư hành lục” (Thượng thư Trương Lập Đạo ghi chép về chuyến đi). Bản “Hành lục” này, có kể qua các cung điện và các công trình xây dựng của thành Đại La (tức thành Thăng Long). Không rõ các nhà nghiên cứu di tích thành Thăng Long hiện nay đã tham khảo văn bản này hay chưa, nên tôi xin chua thêm chữ Nho bên cạnh tên các công trình xây dựng để dễ nhận diện. Nếu quí vị đã từng làm, thì bài viết dưới đây cũng không thừa, vì có thể cung cấp cho độc giả một vài sử liệu về thời nhà Trần. Văn kiện trưng ra đây, chúng tôi căn cứ sách An Nam chí lược [1] hiện lưu trữ lại trường đại học Princeton. Continue reading “Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến thăm nước ta năm 1292”

Về vụ án Mã Viện chở trân châu, sừng tê giác Giao Chỉ về Trung Quốc

hai-ba-trung-2

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Người xưa dạy rằng: “Tin mù quáng vào sách, chẳng thà không có sách” (Tận tín thư bất như vô thư), ý khuyên nguời đọc sách phải biết biện biệt đúng sai, chớ nên nhất nhất tin vào sách. Xét phần liệt truyện về Mã Viện chép trong Hậu Hán thư cung cấp nhiều sử liệu phong phú và sống động, tuy nhiên ngòi bút của sử gia không khỏi có chỗ thiên kiến; bởi vậy sau khi cẩn trọng dịch phần liên quan đến Giao Chỉ, chúng tôi mạn phép bàn thêm vài ý kiến.

Phần trích dịch như sau: Continue reading “Về vụ án Mã Viện chở trân châu, sừng tê giác Giao Chỉ về Trung Quốc”

Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh

slide-tuongdaiquangtrung

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc vua Quang Trung nước ta chuẩn bị đánh nhà Thanh không còn nằm trong huyền thoại; chính vua Gia Khánh đã có những bằng cớ như: giấy tờ, ấn triện do vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền: Continue reading “Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh”

Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh

ktt_20-5_noidanh5_kienthuc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Trường hợp Hồ Nguyên Trừng

Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng lớn đến nỗi đã là mục tiêu ghen tỵ của dân bản xứ. Qua tác phẩm Hoàng triều kỳ sự thuật [Thuật việc lạ thời triều Minh], Vương Thế Trinh, một sử gia nổi tiếng thời Gia Tĩnh chép: “Một người Giao Chỉ, tên Lê Trừng, chưa hề đậu đại khoa [Tiến sĩ], được đặc cách giữ chức Thượng thư bộ Công!”

Sách Vạn Lịch dã hoạch biên ca tụng Lê Trừng là người đầu tiên chế tạo hỏa khí cho Trung Quốc: Continue reading “Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh”