Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đánh giá các thách thức đến từ Trung Quốc

Thời chiến tranh lạnh, để đối phó với Liên Xô, George Kennan đã viết “Nguồn gốc Hành vi của Liên Xô”, sau đó đã trở thành kinh điển. Nay để đối phó với Trung Quốc, một số tác giả bắt chước Kennan lý giải hiện tượng Trung Quốc trỗi dậy và đề xuất cách đối phó. Giáo sư Odd Arne Westad (Đại học Yale) viết The Sources of Chinese Conduct (Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc).

Tháng 11/2020, Vụ Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về “Các khía cạnh của thách thức từ Trung Quốc” cho rằng Trung Quốc muốn thay đổi trật tự thế giới để phục vụ mục tiêu độc đoán và tham vọng bá quyền của họ. Theo Odd Arne Westad, để đối phó với Trung Quốc, Mỹ không thể hành động một mình. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu

Để lãnh đạo thế giới, chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sẽ khác với Obama và Trump là dựa trên “tầng lớp trung lưu” (middle class) như “tài sản lớn nhất của chúng ta”. Ngoại giao là công cụ đầu tiên của quyền lực Mỹ. Joe Biden hứa sẽ nâng ngoại giao lên làm công cụ số một của chính sách đối ngoại, và tái đầu tư vào Bộ Ngoại giao, bị Chính quyền Trump làm “rỗng ruột” và đặt Bộ Ngoại giao Mỹ vào tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

An ninh kinh tế là an ninh quốc gia, nên chính sách thương mại phải bắt đầu từ trong nước. Vấn đề là ai sẽ viết ra các quy tắc thương mại? Biden khẳng định “Mỹ chứ không phải Trung Quốc sẽ dẫn đầu công việc đó. Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc. Không có lý do gì Mỹ lại tụt hậu so với Trung Quốc hay bất cứ ai”. Cách hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc là xây dựng một mặt trận thống nhất gồm các nước đồng minh và đối tác của Mỹ để ngăn chặn các hành động vi phạm luật pháp và nhân quyền của Trung Quốc. Mỹ chiếm 1/4 GDP toàn cầu, nên khi liên kết với các nền dân chủ khác, sức mạnh Mỹ sẽ tăng lên gấp bội. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời giới thiệu của tác giả: Cách đây gần hai năm, vào giữa nhiệm kỳ của Donald Trump, tôi đã viết một bài dài đăng làm 5 kỳ trên trang “Nghiên cứu Quốc tế” (Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung). Bài đó và một số bài khác đã được Derek Grossman, một chuyên gia phân tích quốc phòng của RAND, tham khảo và trích dẫn trong một báo cáo về khu vực do RAND Corporation xuất bản gần đây (Regional responses to US-China Competition in the Indo-Pacific).

Nay tôi viết bài này khi Joe Biden chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức (20/01/2021), hy vọng góp phần làm sáng tỏ bức tranh đối ngoại của chính quyền mới. Tuy còn quá sớm để đưa ra các nhận định chủ quan, nhưng có thể dựa vào tài liệu tham khảo và cập nhật diễn biến để phác họa chính sách đối ngoại của chính quyền Biden đối với Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific), vốn là tâm điểm của những bất ổn toàn cầu. Bài khảo cứu này giới thiệu những cơ sở ban đầu để phân tích và đánh giá tình hình cũng như chính sách trong bối cảnh mới. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)”

Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?

Nguồn: Beijing Tests Joe Biden”, WSJ, 18/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Rõ ràng là việc Trung Quốc bỏ tù Jimmy Lai và các nhà đấu tranh dân chủ khác của Hồng Kông báo hiệu một điều: Trung Quốc đang thử thách Joe Biden.

Ông Lai là người sáng lập một trong những tờ báo nổi tiếng nhất Hồng Kông, tờ Apple Daily. Hiện ông đang bị tạm giam và đối mặt với một số cáo buộc, trong đó có một cáo buộc dựa trên luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã rất tức giận khi ông Lai gặp các chính trị gia Mỹ trong chuyến công du tới Washington hồi năm 2019, bao gồm các cuộc gặp với Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và cơ sở trong luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc dựa vào để đưa ra cáo buộc là ông Lai khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Hồng Kông và Bắc Kinh. Continue reading “Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?”

Giải mã ‘chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu’ của Biden

Người dịch: Phan Nguyên

Một báo cáo ít được chú ý được Quỹ Carnegie vì Hoà bình Quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace) công bố ngay trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11 được coi là đãvạch ra lộ trình chính sách đối ngoại cho chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Với tiêu đề “Để chính sách đối ngoại Hoa Kỳ phục vụ tốt hơn cho tầng lớp trung lưu”, báo cáo lập luận rằng không có phương pháp tiếp cận chính sách đối ngoại lớn nào hiện nay – cho dù làchủ nghĩa quốc tế tự do sau Chiến tranh Lạnh được các chính quyền Đảng Cộng hòa và Dân chủ kế tiếp áp dụng, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, hay việc tập trung vào biến đổi khí hậu hoặc cắt giảm quy mô chi tiêu quốc phòng của Mỹ do các tổ chức cấp tiến đề xuất – thu hút được sự ủng hộ rộng rãi ở Mỹ.

Continue reading “Giải mã ‘chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu’ của Biden”

Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng Việt Nam. Một số bày tỏ sự thất vọng trước thất bại của Tổng thống Donald Trump vì cho rằng Việt Nam nhìn chung được hưởng lợi từ các chính sách của Trump, chẳng hạn như lập trường cứng rắn của ông đối với Trung Quốc hay cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Những người khác hy vọng rằng Biden sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc trong khi có các hành vi dễ đoán hơn và ít hung hăng hơn trong việc thúc đẩy các biện pháp thương mại trừng phạt chống lại Việt Nam.

Vẫn cần thêm thời gian để biết chính sách Việt Nam của chính quyền Biden sẽ như thế nào, nhưng có cơ sở để tin rằng chính sách đó sẽ mang nhiều tính kế thừa hơn là thay đổi, và quan hệ song phương sẽ nhiều khả năng tiếp tục được tăng cường bất chấp những trở ngại nhất định. Continue reading “Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden”

Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”

Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 08/11/2020, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ra xã luận tiêu đề “Chớ ảo tưởng về mối quan hệ Trung-Mỹ, cũng đừng từ bỏ cố gắng”, nói về tác động của việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ và triển vọng quan hệ Mỹ – Trung. Bài viết có nội dung như sau:

Xem ra việc Biden trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đã trở thành cục diện xác định. Bất chấp thái độ của Trump, các đồng minh phương Tây của Mỹ đã gửi lời chúc mừng tới Biden. Trong 4 năm Trump nắm quyền, chính sách đối ngoại của Mỹ giao động lớn nhất trên mối quan hệ với Trung Quốc, có thể coi việc [Trump] toàn diện đả kích, kiềm chế Trung Quốc là “di sản ngoại giao” lớn nhất của ông ta. Vậy Biden sẽ tiếp tục “đường lối Trump” trong quan hệ với Trung Quốc tới mức nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ”

Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden

Nguồn: Robert A Manning, “A Biden presidency’s impact on the Asia Pacific”, East Asia Forum, 08/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Có thể mất vài tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có kết quả cuối cùng, mặc dù tình hình cho thấy có thể có một chính phủ chia rẽ giữa Tổng thống Joe Biden và một Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Tuy vậy, chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu Á Thái Bình Dương sẽ có nhiều sự tiếp nối hơn thay đổi, dù sự chuyển biến về giọng điệu sẽ là rõ rệt.

Tổng thống Biden sẽ không xóa bỏ mọi thứ trong bốn năm qua, và cũng sẽ không thể xóa bỏ được thứ chủ nghĩa dân túy đã ăn sâu ở Hoa Kỳ, nhưng sẽ làm được nhiều điều để ngăn chặn sự “chảy máu” tiếp diễn. Mong muốn khắc phục các vấn đề của Biden sẽ bị hạn chế bởi việc Đảng Dân chủ không kiểm soát được Thượng viện. Continue reading “Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden”

Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Watch what you wish for, including a Biden victory”, Nikkei Asia, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Donald Trump đã làm được nhiều điều để khôi phục sự khả tín của quyền lực Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không tự động trở lại trạng thái tinh khôi, đáng ngưỡng mộ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Chúng ta không nên lý tưởng hóa các chính sách trước thời Trump.

Nghe Barack Obama nói về “xoay trục” sang châu Á quả là thú vị. Thật tuyệt khi ông dành thời gian đến dự các cuộc họp ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, là một thành tựu đáng kể.

Nhưng một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Obama quả thật tồi tệ. Obama không có khát vọng thực thi quyền lực. Thậm chí còn có lý do để tự hỏi liệu chính quyền của ông, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai, có thực sự hiểu về quan hệ quốc tế hay không. Quan hệ quốc tế không phải chỉ là về quyền lực mềm. Continue reading “Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?”

Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?

Nguồn: Edward Luce, “Biden risks being a lame duck president”, Financial Times, 05/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Những người theo tư tưởng tự do bị tổn thương có thể cảm thấy nhẹ lòng trong chốc lát trước việc Joe Biden nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn bất kỳ ứng viên nào khác trong lịch sử bầu cử tổng thống Hoa Kỳ – cho đến khi họ phát hiện ra Donald Trump là người có được số phiếu cao thứ hai. Trump thậm chí còn vượt qua cả số phiếu đỉnh cao năm 2008 của Barack Obama. Bài học thực sự từ số cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục hôm thứ Ba và tiến trình kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục là việc nước Mỹ đang bị chia rẽ một cách cay đắng, sâu sắc và gần như đồng đều. Continue reading “Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?”

Giải cứu binh nhì Biden

Nguồn: William McGurn, “Saving Private Biden”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Tiêu chuẩn báo chí cho năm 2020: Không đặt câu hỏi hóc búa nào cho cựu phó tổng thống.

Trong giai đoạn cao điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, trang nhất của tờ New York Timesđã đưa ra một phán xét từ trên cao: Trong thời đại Donald Trump, tính khách quan của báo chí là thứ xa xỉ mà nước Mỹ không thể có được.

Hóa ra báo chí thiên vị không đủ để ngăn ông Trump giành chiến thắng. Vì vậy, đến năm 2020, báo chí đã đưa ra một chính sách mới: Không bao giờ được hỏi Joe Biden một câu hóc búa nào.

Trong quá khứ, sức ép cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông, cộng với sự tương tác của ứng cử viên tổng thống với người dân Mỹ dọc theo lộ trình tranh cử, sẽ khiến điều này là không thể. Nhưng Covid-19 đã giúp cho Biden có một lý do để ở lại trong tầng hầm của mình, và đoàn quân báo chí đã can thiệp giúp Biden hơn là trình bày câu chuyện cho công chúng. Continue reading “Giải cứu binh nhì Biden”

Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden

Nguồn: Anne-Marie Slaughter, “The three pillars of US foreign policy under Biden”, Financial Times, 19/10/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thế giới đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong cảm giác kinh hoàng: đó là một quá trình mà người đương nhiệm dường như quyết tâm thuyết phục những người ủng hộ mình rằng bất kỳ kết quả nào khác ngoài chiến thắng cho ông ta đều có nghĩa là cuộc bầu cử đã bị gian lận. Một chiến thắng dành cho Joe Biden sẽ trấn an hầu hết các nhà lãnh đạo nước ngoài rằng sự hỗn loạn như vậy, ít nhất, đã kết thúc. Nhưng thực tế chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ thực sự thay đổi bao nhiêu? Về mặt phong cách sẽ đáng kể. Nhưng về hành động thực chất, có thay đổi nhưng không hoàn toàn. Continue reading “Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden”

Đường lối kinh tế của Biden: Chưa đủ táo bạo?

Nguồn: Bidenomics: the good the bad and the unknown”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hai ứng cử viên tổng thống đã đối mặt nhau trong cuộc tranh luận đầu tiên trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu vào ngày 3 tháng 11. Tổng thống Donald Trump đã biến nó thành một cuộc ẩu đả, thậm chí khiến người ta nghi ngờ về sự đúng đắn của chính quy trình bầu cử. Joe Biden thì dành cả buổi để chế giễu ông Trump vì đã đưa đất nước sụp đổ. Và Trump đã làm những gì ông hy vọng sẽ là một đòn hạ gục Biden, cáo buộc đối thủ là một kẻ yếu ớt, người sẽ không chống đỡ nổi kế hoạch của phe tả nhằm mở rộng đáng kể chính phủ và làm tê liệt hoạt động kinh doanh.

Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ lo sợ về một sự ngả sang cánh tả như vậy dưới thời Biden. Tuy nhiên, cáo buộc này không chính xác. Biden đã bác bỏ những ý tưởng không tưởng của cánh tả. Các đề xuất về thuế và chi tiêu của Biden là hợp lý. Chúng chỉ dẫn đến một nhà nước phình to hơn một ít và nỗ lực để giải quyết các vấn đề thực sự mà Mỹ đang phải đối mặt, bao gồm cơ sở hạ tầng kém chất lượng, biến đổi khí hậu và sự tàn phá các doanh nghiệp nhỏ. Trên thực tế, lỗ hổng trong các kế hoạch của Biden là chúng không đủ sâu rộng ở một số lĩnh vực. Continue reading “Đường lối kinh tế của Biden: Chưa đủ táo bạo?”

Đảng Dân chủ không nên xem thường khả năng đắc cử của Trump

Nguồn: Gideon Rachman, “Democrats cannot rule out Trump victory”, Financial Times, 24/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Có một nỗi lo sợ ngấm ngầm tại đại hội đảng Dân chủ tuần trước. Nhưng sự lo lắng đang ám ảnh đảng này không phải là việc tổng thống đương nhiệm của Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ thực sự giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thay vào đó, nỗi sợ chủ yếu nằm ở chỗ vị tổng thống có thể “đánh cắp” nó – bằng cách phá hoại cuộc bỏ phiếu hoặc từ chối thừa nhận thất bại. Diễn viên hài Sarah Cooper đã tóm tắt quan điểm phổ biến này khi nói “Donald Trump biết rằng ông ta không thể thắng được một cách công bằng và chính trực.”

Nói cho rạch ròi thì tổng thống Trump đã từ chối cam kết chấp nhận kết quả bầu cử. Nhưng, bằng cách tập trung vào nguy cơ của một cuộc bỏ phiếu bị đánh cắp, đảng Dân chủ có nguy cơ đánh giá thấp một rủi ro thông thường hơn – rằng Trump có thể giành chiến thắng mà không cần gian lận. Continue reading “Đảng Dân chủ không nên xem thường khả năng đắc cử của Trump”

Quan điểm chính sách của Biden về các vấn đề chủ chốt

Khi chính thức tuyên bố tham gia cuộc đua tổng thống năm 2020, Joe Biden tuyên bố ủng hộ hai điều – những người lao động đã “xây dựng đất nước này” và các giá trị có thể hàn gắn sự phân hóa của nước Mỹ.

Trong lúc Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thách thức từ virus corona đến bất bình đẳng chủng tộc, chủ trương chính của Biden là tạo cơ hội kinh tế mới cho người lao động, khôi phục các biện pháp bảo vệ môi trường và quyền chăm sóc sức khỏe cũng như liên minh quốc tế.

Joe Biden sẽ chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ hôm thứ Năm, khi ông gửi thông điệp này tới khán giả cả nước. Dưới đây là chi tiết về chủ trương của ứng cử viên Joe Biden với tám vấn đề chính mà cử tri quan tâm.

Continue reading “Quan điểm chính sách của Biden về các vấn đề chủ chốt”

Trump, Biden và vấn đề Đài Loan

Nguồn: Trump, Biden and Taiwan”, The Wall Street Journal, 14/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Hồng Kông ngày càng trở nên mạnh tay hơn. Tuần này việc bắt những người ủng hộ dân chủ bao gồm nhà xuất bản Jimmy Lai là cuộc tấn công mới nhất vào thành phố một thời tự do, và những người theo đường lối cứng rắn ở Bắc Kinh coi Đài Loan là mục tiêu tiếp theo. Với khả năng xảy ra một cuộc đối đầu tối hậu xoay quanh Đài Loan trong 4 năm tới, bản chất cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này phải được nhấn mạnh chứ không chỉ xuất hiện thoáng qua trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.

Tầm quan trọng của Đài Loan đối với các liên minh ở Thái Bình Dương của Mỹ đã được công nhận từ lâu. Nếu Hoa Kỳ cho phép Đài Bắc rơi vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh – chính thức hay trên thực tế – các quốc gia như Việt Nam sẽ nghi ngờ cam kết của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của họ và xích lại gần Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh sau đó có thể thúc đẩy các đồng minh lâu đời như Nhật Bản rời xa Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bước nhanh trên con đường trở thành bá chủ khu vực. Continue reading “Trump, Biden và vấn đề Đài Loan”

Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?

Nguồn: Joe Biden picks Kamala Harris as his running-mate”, The Economist, 11/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Gần 14 tháng trước, trước khi đại dịch chấm dứt các chiến dịch chính trị truyền thống, trước khi bất cứ ai nghe nói về Gordon Sondland hoặc Lev Parnas hay bất kỳ nhân vật phụ nào khác xuất hiện từ câu chuyện luận tội Donald Trump, Đảng Dân chủ đã có một vấn đề: làm thế nào để tổ chức một cuộc tranh luận tổng thống với 20 ứng cử viên. Họ giải quyết vấn đề bằng cách chia đôi: mười người sẽ tranh luận vào đêm đầu tiên, và mười người còn lại vào đêm thứ hai. Khoảnh khắc đáng nhớ duy nhất của cuộc tranh luận diễn ra vào đêm thứ hai, khi Kamala Harris chất vấn Joe Biden về sự phản đối của ông đối với việc bắt buộc đi xe bus đến các trường học đa chủng tộc, và điều mà bà cho là hồi ức quá tử tế của ông về hai vị thượng nghị sĩ ủng hộ việc cách ly chủng tộc. Continue reading “Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?”

Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đà tiến công trước cuộc bầu cử vào tháng 11. Biểu tình sau cái chết của George Floyd, người đàn ông người Mỹ gốc Phi bị một sĩ quan cảnh sát quỳ lên cổ đến chết ở Minneapolis, đã lan rộng khắp đất nước, phủ bóng đen lên chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Đọc dòng tít “Biden dẫn trước”, tôi thấy thôi thúc phải đến nhà hàng Yaoji Chaogan gần Gulou – một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng”

Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?

Nguồn: Would a Biden administration be softer than Trump on China?”, The Economist, 29/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 2018, những nhân vật diều hâu với Trung Quốc trong chính quyền Trump đã thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt trong động thái mà theo một cuốn sách mới của Bob Davis và Lingling Wei, được một số người gọi trong nội bộ là “Tuần Đập chết Trung Quốc” (F*ck China Week). Nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì xảy ra trong tháng Bảy năm 2020. Continue reading “Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?”