Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nguồn: James Crabtree, “Biden and Xi Struggle to Compete in Asia,” Foreign Policy, 11/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công. Continue reading “Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á”

Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine

Nguồn: Edward Luce, Biden should use cold war handbook to stop Putin’s Ukraine threat, Financial Times, 11/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền của Jimmy Carter đã từng thành công khiến Liên Xô không xâm lược Ba Lan vào năm 1980.

Karl Marx từng nói, lịch sử lặp lại chính nó, trước là như một bi kịch, sau là như một trò hề. Nhưng đôi khi, nó đơn giản chỉ là sự lặp lại, như lời Mark Twain. Năm 1980, việc Liên Xô cho tập hợp nhiều sư đoàn ở biên giới với Ba Lan đã trở thành một bước leo thang chết người trong Chiến tranh Lạnh. Người Mỹ cảnh báo Moscow rằng một cuộc xâm lược vào Ba Lan sẽ giết chết giai đoạn hòa hoãn Mỹ-Xô (détente) – và nhiều khả năng còn hơn thế nữa. Ngày nay, việc Nga huy động quân ở biên giới với Ukraine – điều mà Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Joe Biden, cho là có thể dẫn tới một cuộc xâm lược “bất cứ khi nào” – cũng là một mối nguy tương tự. Nhưng Washington đã có sẵn một cuốn cẩm nang hữu ích. Continue reading “Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine”

Tại sao lạm phát sẽ có xu hướng kéo dài ở Mỹ?

Nguồn: Rana Foroohar, What Biden’s competition crusade tells us about globalisation, Financial Times, 16/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền Biden đã bắt đầu đưa ra minh chứng rằng có một mối liên hệ giữa lạm phát và quyền lực của các tập đoàn.

Joe Biden, trong phần lớn thời gian kể từ khi bắt đầu lên nắm quyền, đã duy trì một chính sách thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ hơn bất kỳ Tổng thống Mỹ nào trước đây. Ông đưa những người ủng hộ chống độc quyền (antitrust) vào Ủy ban Thương mại Liên bang, Bộ Tư pháp, và Nhà Trắng. Ngoài ra còn ban hành một sắc lệnh hành pháp về tập trung thị trường (corporate concentration) hồi tháng 7 năm ngoái, trong đó bao gồm 72 điều khoản khác nhau, được thiết kế để hạn chế ảnh hưởng của các công ty khổng lồ. Continue reading “Tại sao lạm phát sẽ có xu hướng kéo dài ở Mỹ?”

Đánh giá sơ bộ về thành tích của Tổng thống Biden sau một năm cầm quyền

Tác giả: TS Hoàng Anh Tuấn

1) Quyết tâm của ông Biden thay đổi nước Mỹ khi trở thành Tổng thống Mỹ được thể hiện như thế nào?

Khi còn là Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Ông Biden đã đưa ra rất nhiều lời hứa hẹn và cam kết về mặt đối nội, tựu trung ở năm điểm chính:

Một là, đoàn kết, thống nhất lại người Mỹ trên cơ sở khắc phục sự chia rẽ sâu sắc của nước Mỹ về mặt chính trị, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa… đã bị khoét sâu dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump. Continue reading “Đánh giá sơ bộ về thành tích của Tổng thống Biden sau một năm cầm quyền”

Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/1/2022 đánh dấu một năm tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên cầm quyền. Đây là dịp để tổng kết một năm quan hệ Mỹ – Việt dưới thời vị tổng thống Dân Chủ này.  Nhìn chung, trong một năm qua, quan hệ giữa Hà Nội và Washington vẫn tiếp tục phát triển. Tổng thống Biden đã không thay đổi một cách căn bản chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Việt Nam, kể từ nay được xem là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Quan hệ Việt-Mỹ một năm qua đã được đánh dấu bằng hai chuyến viếng thăm quan trọng đến Việt Nam: Chuyến thăm của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8/2021 và chuyến thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin trước đó một tháng. Continue reading “Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden”

Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?

Nguồn: Hannes Stein,“Die USA nach Joe Biden: Erst kommt die Finsternis, dann ein neues Land”, WELT, 30/11/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Donald Trump rất có thể sẽ trở lại nắm quyền vào năm 2024, nước Mỹ có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Di sản của Joe Biden sẽ tồn tại cả sau cuộc khủng hoảng này và mở đường cho một nền dân chủ đa chủng tộc. Tổng thống đã thực hiện bước đi có ý nghĩa quyết định đối với sự kiện này.

Không phải ai cũng thích thú với khoa học viễn tưởng, vì vậy ngay từ đầu xin có lời giải thích như sau: Hari Seldon là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “Foundation” của Isaac Asimov. Hari Seldon là một nhà toán học lỗi lạc và ông ta biết chắc chắn về hai điều. Điều đầu tiên, đế chế thiên hà mà ông ta đang sống, có quyền lực và sự giàu có dường như vô biên, rồi đây cũng sẽ sụp đổ. Hàng nghìn năm sau đó sẽ diễn ra các cuộc nội chiến triền miên và sự tàn bạo khôn lường. Thứ hai, Hari Seldon biết ông ta cũng chỉ là một người trần tục. Ông ấy cũng có thể phải ngồi xe lăn, trở thành một người già nua, bệnh tật, và cuộc sống của ông cũng không còn được bao lăm. Vì vậy, Seldon soạn thảo một kế hoạch để nó giúp ông và đế chế ngân hà này giảm được thời gian tăm tối khoảng một nghìn năm sau khi đế chế sụp đổ. Continue reading “Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?”

Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ

Nguồn: No one loves Joe Biden”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người Mỹ đã bầu cho Joe Biden để loại bỏ người tiền nhiệm của ông. Họ không chắc ông ấy có thể làm được gì khác.

Arlington, quê hương của tướng Robert E. Lee và là nơi đặt một nghĩa trang được đào một cách thù hận ngay trên bãi cỏ phía trước nhà ông, tưởng như không phải nằm ở Virginia trong những ngày này. Các khu căn hộ các công ty từ lâu đã khiến thành phố này trông giống như một phần mở rộng của Washington. Điều đó giúp cho Joe Biden cảm thấy tương đối an toàn trong một buổi tối giá lạnh và nhiều gió trong tuần này, khi ông băng qua sông Potomac để tham gia vận động cho cuộc đua giành ghế thống đốc bang Virginia. Continue reading “Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ”

Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba tuần sau khi lên kế nhiệm Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng thứ Năm (11/02/2021) theo giờ Bắc Kinh.

Cuộc gọi trùng ngay Tết Nguyên đán, dịp lễ quan trọng nhất để dành thời gian cho gia đình ở Trung Quốc. Ngoài ra thứ Năm cũng là ngày đầu tiên trong chuỗi ngày lễ năm mới kéo dài một tuần.

Bên nào đã mời trước? Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden”

Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại

Nguồn: Hal Brands, “The Emerging Biden Doctrine”, Foreign Affairs, 29/06/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong chuyến thăm châu Âu gần đây trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh chủ đề chính trong chính sách ngoại giao của mình. Theo ông, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một phần của cuộc đấu quy mô lớn chống lại các “nhà độc tài” để chứng minh “tính cạnh tranh của các nền dân chủ trong thế kỷ 21 đầy biến động.” Nó không chỉ là lời nói suông. Biden đã liên tục lập luận rằng thế giới đã đi đến “bước ngoặt” phân định việc thế kỷ này sẽ là thế kỷ mà dân chủ sẽ thống trị hay là thời đại mà các nền chuyên chế trỗi dậy. Biden dự báo rằng các nhà sử học tương lai sẽ “viết luận án tiến sĩ phân tích ai thành công, các nền độc tài chuyên chế hay các nền dân chủ?” Continue reading “Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại”

Học thuyết Biden có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Các tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều muốn có dấu ấn riêng của mình bằng một học thuyết nào đó. Joe Biden không phải ngoại lệ. Với kinh nghiệm hoạt động hơn năm thập kỷ trong chính trường Mỹ, bao gồm tám năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Joe Biden càng hiểu rõ phải làm thế nào. Sau hơn nửa năm cầm quyền, học thuyết Biden đã hình thành.

Bối cảnh mới

Donald Trump lên cầm quyền trong một bối cảnh đặc biệt khi nước Mỹ bị phân hóa. Là một doanh nhân, Trump đã nhạy bén nắm bắt được tâm trạng bất bình của cử tri Mỹ, nên đã đưa ra đúng lúc các khẩu hiệu dân túy: “Tát cạn đầm lầy Washington”, và “Nước Mỹ trên hết” theo xu hướng biệt lập. Nhưng Trump bị đứt gánh giữa đường, phải rời Nhà Trắng sau bốn năm cầm quyền đầy tranh cãi. Continue reading “Học thuyết Biden có gì mới?”

Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Nguồn: America and Russia return to traditional great-power diplomacy”, The Economist, 17/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joe Biden mới 12 tuổi vào năm 1955 khi Dwight Eisenhower tham dự cuộc họp với Nikita Khrushchev tại Geneva, cuộc họp thượng định song phương lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ hiện tại cũng mới là một thượng nghị sĩ 42 tuổi làm việc về vấn đề kiểm soát vũ khí khi Ronald Reagan lần đầu tiên ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa với Mikhail Gorbachev cũng tại thành phố này, trong sự kiện hóa ra là bước đi đầu tiên để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 16 tháng 6, đến lượt Biden chạm trán với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, người đã làm xói mòn nhiều thành tựu của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và làm sống lại một số hoạt động tồi tệ nhất thời Liên Xô. Nhưng dù địa điểm họp giống nhau, cốt truyện lại khác nhau. Đây không phải là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai siêu cường đang nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay. Đó cũng không phải là một nỗ lực để thiết lập lại mối quan hệ, như Barack Obama đã từng làm. Đúng hơn, đó là một câu chuyện âm u hơn một chút. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?”

‘Di sản chính trị’ của Trump và triển vọng chính sách TQ dưới thời Biden

Tác giả: Châu Kỳ (Trung Quốc) | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Tóm tắt: Một loạt chính sách đối với Trung Quốc được tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng trong bốn năm cầm quyền đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ Trung – Mỹ. Mặc dù chiến dịch tái tranh cử của Trump đã thất bại, nhưng “di sản chính trị” mà Trump để lại vẫn tác động sâu sắc đến định hướng của chính quyền Biden và quan hệ Trung – Mỹ trong lương lai. Hiện tại, Trung Quốc được giới chiến lược và ngoại giao Mỹ coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, trước nhiều thách thức nghiêm trọng mà Mỹ phải đối mặt và ảnh hưởng từ chủ trương chính sách cơ bản của Biden, chính quyền Biden chắc chắn sẽ có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối với Trung Quốc, mà trọng tâm là hợp tác với các đồng minh để ứng phó với những thách thức từ phía Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền Biden cũng sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong một số vấn đề toàn cầu. Continue reading “‘Di sản chính trị’ của Trump và triển vọng chính sách TQ dưới thời Biden”

Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây tôi bắt gặp một bức ảnh cũ chụp Joe Biden đang bắt tay với chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân. Nó được đăng trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính xác là vào ngày 9 tháng 8 năm 2001. Tất nhiên, cả hai người đều trông trẻ hơn bây giờ nhiều.

Biden, hiện là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, mới 58 tuổi khi ông đến thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và gặp ông Giang tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Giang, khi ấy 74 tuổi, nói người Trung Quốc luôn có tình cảm thân thiện với người Mỹ, theo bản tin về cuộc gặp. Dĩ nhiên bản tin nói Biden đã trả lời rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển lớn mạnh, vì điều này có lợi cho cả hai nước. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi”

Nhật ký Bắc Kinh (13/11/20): Trung Quốc ít hi vọng ở Biden

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cho đến tận hôm 13/11/2020, nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa công nhận Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ít nhất về mặt chính thức, ứng viên đảng Dân chủ chỉ mới được giới truyền thông dự đoán là người chiến thắng.

Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cuối cùng cũng tuyên bố Trung Quốc “gửi lời chúc mừng” tới Biden và đối tác tranh cử Kamala Harris. “Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ”, ông nói trong cuộc họp báo thường kỳ, đồng thời nhắc lại rằng “kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ sẽ được định đoạt bởi luật pháp và thủ tục của Hoa Kỳ.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (13/11/20): Trung Quốc ít hi vọng ở Biden”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P4)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Triển vọng quan hệ Mỹ-Việt và Biển Đông

Theo Lê Hồng Hiệp (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Mỹ và Việt Nam có lợi ích chiến lược song trùng tại Biển Đông. Trung Quốc càng hiếu chiến thì càng thúc đẩy hợp tác chiến lược Mỹ-Việt, giúp nâng cao năng lực hàng hải cho Việt Nam, phù hợp với cơ chế an ninh khu vực và theo tầm nhìn Indo-Pacific, trong khuôn khổ “Bộ tứ mở rộng”. Dù Chính quyền Biden có bỏ qua khoản thặng dư thương mại ($58 tỷ) hay không thì Biden, với quan điểm thân thiện với Việt Nam, chắc sẽ có cách đề cập hợp lý hơn.

Theo Carl Thayer, lợi ích cơ bản của Mỹ sẽ không thay đổi sau khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 (20/1/2021). Các thỏa thuận Hà Nội ký với Robert O’Brien là nhằm tăng cường hợp tác hàng hải và mua thiết bị quân sự để đối phó với Trung Quốc đang gây sức ép tại Biển Đông. Quan điểm chính thống của Mỹ thời Biden là coi trọng chủ nghĩa đa phương, như một điểm khác biệt cơ bản so với Trump vốn coi nhẹ đồng minh. Biden sẽ tăng cường ủng hộ Bộ Tứ (Quad) và ý tưởng “Bộ Tứ Mở rộng” (Quad Plus), để phối hợp tập trận không chỉ với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, mà còn với các nước khác như Việt Nam. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P4)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đánh giá các thách thức đến từ Trung Quốc

Thời chiến tranh lạnh, để đối phó với Liên Xô, George Kennan đã viết “Nguồn gốc Hành vi của Liên Xô”, sau đó đã trở thành kinh điển. Nay để đối phó với Trung Quốc, một số tác giả bắt chước Kennan lý giải hiện tượng Trung Quốc trỗi dậy và đề xuất cách đối phó. Giáo sư Odd Arne Westad (Đại học Yale) viết The Sources of Chinese Conduct (Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc).

Tháng 11/2020, Vụ Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về “Các khía cạnh của thách thức từ Trung Quốc” cho rằng Trung Quốc muốn thay đổi trật tự thế giới để phục vụ mục tiêu độc đoán và tham vọng bá quyền của họ. Theo Odd Arne Westad, để đối phó với Trung Quốc, Mỹ không thể hành động một mình. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu

Để lãnh đạo thế giới, chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sẽ khác với Obama và Trump là dựa trên “tầng lớp trung lưu” (middle class) như “tài sản lớn nhất của chúng ta”. Ngoại giao là công cụ đầu tiên của quyền lực Mỹ. Joe Biden hứa sẽ nâng ngoại giao lên làm công cụ số một của chính sách đối ngoại, và tái đầu tư vào Bộ Ngoại giao, bị Chính quyền Trump làm “rỗng ruột” và đặt Bộ Ngoại giao Mỹ vào tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

An ninh kinh tế là an ninh quốc gia, nên chính sách thương mại phải bắt đầu từ trong nước. Vấn đề là ai sẽ viết ra các quy tắc thương mại? Biden khẳng định “Mỹ chứ không phải Trung Quốc sẽ dẫn đầu công việc đó. Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc. Không có lý do gì Mỹ lại tụt hậu so với Trung Quốc hay bất cứ ai”. Cách hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc là xây dựng một mặt trận thống nhất gồm các nước đồng minh và đối tác của Mỹ để ngăn chặn các hành động vi phạm luật pháp và nhân quyền của Trung Quốc. Mỹ chiếm 1/4 GDP toàn cầu, nên khi liên kết với các nền dân chủ khác, sức mạnh Mỹ sẽ tăng lên gấp bội. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời giới thiệu của tác giả: Cách đây gần hai năm, vào giữa nhiệm kỳ của Donald Trump, tôi đã viết một bài dài đăng làm 5 kỳ trên trang “Nghiên cứu Quốc tế” (Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung). Bài đó và một số bài khác đã được Derek Grossman, một chuyên gia phân tích quốc phòng của RAND, tham khảo và trích dẫn trong một báo cáo về khu vực do RAND Corporation xuất bản gần đây (Regional responses to US-China Competition in the Indo-Pacific).

Nay tôi viết bài này khi Joe Biden chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức (20/01/2021), hy vọng góp phần làm sáng tỏ bức tranh đối ngoại của chính quyền mới. Tuy còn quá sớm để đưa ra các nhận định chủ quan, nhưng có thể dựa vào tài liệu tham khảo và cập nhật diễn biến để phác họa chính sách đối ngoại của chính quyền Biden đối với Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific), vốn là tâm điểm của những bất ổn toàn cầu. Bài khảo cứu này giới thiệu những cơ sở ban đầu để phân tích và đánh giá tình hình cũng như chính sách trong bối cảnh mới. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)”

Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?

Nguồn: Beijing Tests Joe Biden”, WSJ, 18/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Rõ ràng là việc Trung Quốc bỏ tù Jimmy Lai và các nhà đấu tranh dân chủ khác của Hồng Kông báo hiệu một điều: Trung Quốc đang thử thách Joe Biden.

Ông Lai là người sáng lập một trong những tờ báo nổi tiếng nhất Hồng Kông, tờ Apple Daily. Hiện ông đang bị tạm giam và đối mặt với một số cáo buộc, trong đó có một cáo buộc dựa trên luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã rất tức giận khi ông Lai gặp các chính trị gia Mỹ trong chuyến công du tới Washington hồi năm 2019, bao gồm các cuộc gặp với Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và cơ sở trong luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc dựa vào để đưa ra cáo buộc là ông Lai khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Hồng Kông và Bắc Kinh. Continue reading “Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?”

Giải mã ‘chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu’ của Biden

Người dịch: Phan Nguyên

Một báo cáo ít được chú ý được Quỹ Carnegie vì Hoà bình Quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace) công bố ngay trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11 được coi là đãvạch ra lộ trình chính sách đối ngoại cho chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Với tiêu đề “Để chính sách đối ngoại Hoa Kỳ phục vụ tốt hơn cho tầng lớp trung lưu”, báo cáo lập luận rằng không có phương pháp tiếp cận chính sách đối ngoại lớn nào hiện nay – cho dù làchủ nghĩa quốc tế tự do sau Chiến tranh Lạnh được các chính quyền Đảng Cộng hòa và Dân chủ kế tiếp áp dụng, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, hay việc tập trung vào biến đổi khí hậu hoặc cắt giảm quy mô chi tiêu quốc phòng của Mỹ do các tổ chức cấp tiến đề xuất – thu hút được sự ủng hộ rộng rãi ở Mỹ.

Continue reading “Giải mã ‘chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu’ của Biden”