Vụ thanh trừng quân đội khiến vợ của Tập trở thành tâm điểm chú ý

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Military purges put Xi Jinping’s singer-wife in the spotlight,” Nikkei Asia, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có nhiều đồn đoán về việc liệu Bành Lệ Viện có đang giúp Tập Cận Bình kiểm soát quân đội Trung Quốc hay không.

Trong lúc nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết “những thách thức phức tạp” mà các chỉ huy quân sự hàng đầu của ông gây ra, có lẽ ông sẽ dựa nhiều hơn vào một phụ tá lâu năm là người vợ Bành Lệ Viện.

Hai diễn biến gần đây đã gợi ý về điều này. Đầu tiên là việc khai trừ hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và sau đó là việc bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng. Continue reading “Vụ thanh trừng quân đội khiến vợ của Tập trở thành tâm điểm chú ý”

Ngọn lửa bài Nhật trên mạng xã hội Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Tragedy shows China’s anti-Japan social media fire burns out of control,” Nikkei Asia, 04/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các vụ tấn công bằng dao phản ánh một xã hội không thể giải tỏa những bức xúc về mặt xã hội và kinh tế.

Gần đây, cư dân Nhật Bản và nhiều cư dân nước ngoài khác đã trở thành mục tiêu tấn công ở Trung Quốc. Một vụ việc thương tâm vừa xảy ra tại trạm xe buýt trường học ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô.

Sự thật đằng sau các vụ tấn công vẫn chưa rõ ràng. Nhưng một chuyên gia Trung Quốc am hiểu tình hình truyền thông của nước này đã viện dẫn chủ nghĩa dân tộc bài Nhật và bài Mỹ đang lan rộng nhanh chóng trên khắp Trung Quốc. Vị chuyên gia cho rằng hiện tượng này một phần được thúc đẩy bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, với hy vọng có thể thu hút thêm người theo dõi và tận dụng sự nổi tiếng để kiếm tiền từ quảng cáo và các nguồn thu khác. Chỉ trích Nhật Bản là một cách để nhanh chóng đạt được điều này. Continue reading “Ngọn lửa bài Nhật trên mạng xã hội Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát”

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Don’t misread Xi Jinping’s intentions at his big meeting,” Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Như mọi khi, chính trị sẽ lại đi trước kinh tế trong thời đại mới của Trung Quốc.

Tháng 11/2013, cả thế giới đã dõi theo hội nghị trung ương lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, để xem Trung Quốc sẽ đi về đâu dưới thời một nhà lãnh đạo tối cao mới.

12 tháng trước đó, Tập Cận Bình đã lên nắm quyền lãnh đạo đảng, rồi trở thành chủ tịch nước vào tháng 3.

Hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương thường đặt ra các chính sách kinh tế trung và dài hạn quan trọng đối với Trung Quốc. Do đó, mọi con mắt đều đổ dồn vào định hướng của Tập dành cho nền kinh tế. Continue reading “Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba”

Sáng kiến Vành đai và Con đường để lại cho Malaysia một hòn đảo ma

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s Belt and Road leaves Malaysia with a ‘ghost’ island,” Nikkei Asia, 13/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dự án Forest City ở Johor vẫn đang trong tình trạng bế tắc khi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng.

Tanjung Piai là một mũi đất ở Bán đảo Mã Lai, điểm cực nam của lục địa Á-Âu và cũng là điểm đến của những “thượng đế” giàu có người Trung Quốc.

Chí ít là cho đến khi những người đại lục giàu có này không còn xuất hiện cách đây khoảng sáu năm. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường để lại cho Malaysia một hòn đảo ma”

Người ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc đang tập hợp ở Tokyo

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “A new generation of Chinese democracy seekers gathers in Tokyo,” Nikkei Asia, 02/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

‘Nữ thần Dân chủ’ đã đến Nhật Bản dự kỷ niệm 35 năm sự kiện Thiên An Môn.

Năm 1905, Tokyo đã trở thành cái nôi của Cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng lật đổ nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc, và lập nên nước Trung Hoa Dân Quốc.

Gần 120 năm trôi qua, thủ đô của Nhật Bản một lần nữa nổi lên như căn cứ của một phong trào kêu gọi dân chủ tương tự cho Trung Quốc đại lục và Hong Kong, khi nhiều “chiến binh cách mạng” tương lai của Trung Quốc tập trung tại thành phố này. Continue reading “Người ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc đang tập hợp ở Tokyo”

Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “1950 map foreshadows today’s battle lines over Taiwan,” Nikkei Asia, 30/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Triều Tiên và Trận Hồ Trường Tân chứa đựng những bài học cho Tập Cận Bình.

Các phương tiện truyền thông toàn cầu đã sử dụng các thuật ngữ như “tập trận trừng phạt” và “trò chơi chiến tranh trừng phạt” để mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan vào ngày 23 và 24 tháng 5 vừa qua, lặp lại quan điểm của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, rằng “Các cuộc tập trận này cũng là một hình phạt dành cho các hành động ly khai của lực lượng ‘kêu gọi độc lập cho Đài Loan’.”

Những lời này rõ ràng là ám chỉ Lại Thanh Đức, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan vào ngày 20/05, và trước đây từng tuyên bố ủng hộ độc lập. Continue reading “Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan”

Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping weighs options as Taiwan inaugurates a new president,” Nikkei Asia, 23/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc có thể cân nhắc phong tỏa hoặc hy vọng Quốc Dân Đảng đối lập làm suy yếu Lại Thanh Đức.

Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Hai (20/05/2024), Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã cam kết không bao giờ “nhượng bộ hoặc khiêu khích” Trung Quốc và sẽ tập trung “duy trì hiện trạng.”

Vị bác sĩ chuyển sang làm chính trị gia 64 tuổi này dường như đã cố tình mượn những lời lẽ được lựa chọn cẩn thận của người tiền nhiệm Thái Anh Văn. Ngôn từ của bà Thái có lẽ đã được thiết kế để tránh khiêu khích Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc, đồng thời trấn an chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang lo ngại căng thẳng dọc Eo biển Đài Loan có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức”

Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping sends a message but no flowers to Antony Blinken,” Nikkei Asia, 02/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách hành xử của Trung Quốc cho thấy quan hệ với Mỹ đang ngày càng xấu đi.

Chỉ trong vòng 10 tháng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có hai chuyến thăm đến Trung Quốc, và cả hai đều bao gồm một cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 6 năm ngoái, còn chuyến đi lần thứ hai là vào tuần trước, cả hai đều được tổ chức tại Hội trường Phúc Kiến của Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Dù địa điểm vẫn được giữ nguyên, bầu không khí – cụ thể là cách dùng hoa trang trí và thái độ khó chịu của Tập – là một thay đổi đủ lớn để báo hiệu rằng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến vào vùng biển giông bão dữ dội. Continue reading “Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken”

Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The ulterior motive behind Xi Jinping’s latest military reforms,” Nikkei Asia, 25/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định tái tổ chức Lực lượng Chi viện Chiến lược cho thấy Tập đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ tư.

Chỉ mất 9 năm để Lực lượng Chi viện Chiến lược của Trung Quốc – từng được ca ngợi là “đơn vị tương lai” khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái tổ chức quân đội lần trước – biến mất.

Một bài bình luận lan truyền trên mạng internet Trung Quốc đã gọi lực lượng bị giải tán là đơn vị quan trọng “tồn tại ngắn nhất” trong lịch sử Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Bài viết chỉ ra rằng lực lượng được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 – trở thành một thực thể ngang hàng với Lục quân, Hải quân, Không quân, và Quân chủng Tên lửa – đã “biến mất khỏi vũ đài lịch sử” trong một đợt tái tổ chức quân sự mới được công bố vào thứ Sáu (18/04/2024). Continue reading “Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình”

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi and Biden chose the same day to send a message on Taiwan,” Nikkei Asia, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngôn từ được sử dụng trong đạo luật 45 năm tuổi của Mỹ đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội ở Eo biển Đài Loan.

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương? Continue reading “Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?”

Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s latest purge hints property crisis has reached inner circle,” Nikkei Asia, 11/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu Bộ trưởng Tư pháp nhiều khả năng có liên hệ với Evergrande đang bị điều tra tham nhũng.

Vụ “thanh trừng” cựu Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc gần đây có thể hé lộ cách mà chế độ Tập Cận Bình đối phó với cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng của đất nước. Nó thậm chí có thể là manh mối cho thấy khủng hoảng đang tác động đến những phụ tá thuộc phe chính trị đầy quyền lực của Tập. Continue reading “Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản”

Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Hong Kong’s lost freedom shows Xi Jinping’s priorities,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự cố Đồng La Loan Thư Điếm là điềm báo về nguyên tắc “an ninh là trên hết” của chế độ Tập Cận Bình.

Trung Quốc đang hướng tới một nền kinh tế cởi mở hơn? Hay họ muốn ưu tiên an ninh quốc gia? Đây có lẽ là câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt khi cân nhắc tình hình Trung Quốc ngày nay.

Trong khi chế độ cộng sản chủ trương “mở cửa nền kinh tế với tiêu chuẩn cao” để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, họ cũng đang thúc đẩy việc hiện thực hóa an ninh quốc gia kiểu Trung Quốc, trong đó “an ninh chính trị” và “an ninh chế độ” là các ưu tiên hàng đầu, vượt trên các chính sách khác, bao gồm cả các chính sách kinh tế. Continue reading “Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình”

Người Trung Quốc bài Nhật vô tình nhắm vào ngôi chùa may mắn của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Japan-bashing Chinese unwittingly target Xi’s lucky temple,” Nikkei Asia, 28/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trà xanh đóng chai là mục tiêu mới nhất của những người chỉ trích Nhật Bản trên mạng xã hội Trung Quốc.

Gã khổng lồ nước giải khát Nông Phu Sơn Tuyền (Nongfu Spring) đang bị buộc tội “tâng bốc Nhật Bản” vì hình ảnh ngôi chùa trên nhãn chai đã gợi nhớ đến kiến trúc Nhật Bản. Dòng chữ trên nhãn cũng bị chỉ trích vì “quảng bá văn hóa Nhật” khi giải thích quá trình một nhà sư Nhật Bản mang phong tục trà đạo từ Trung Quốc về nước mình vào thế kỷ 13. Continue reading “Người Trung Quốc bài Nhật vô tình nhắm vào ngôi chùa may mắn của Tập”

Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi-Putin honeymoon at risk as Chinese flood into Russia,” Nikkei Asia, 21/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử đã ghi lại việc người Ukraine bị lợi dụng để đối trọng với sự hiện diện của người Trung Quốc.

Dù đã kéo dài khá lâu, nhưng quan hệ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin vẫn diễn ra tốt đẹp.

Để chứng tỏ điều này, Chủ tịch Trung Quốc đã nhanh chóng gửi điện mừng tới người đồng cấp Nga ngay sau khi Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 vào cuối tuần qua. Continue reading “Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga”

Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The story behind Chinese leaders’ unspoken words“, Nikkei Asia, 14/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông tin về vị cựu ngoại trưởng và Nhật Bản đã không được nhắc đến tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Trong chính trị Trung Quốc, những điều không được nói ra thường ám chỉ một sự thật phũ phàng.

Điều này càng trở nên rõ ràng hơn tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) năm nay, kết thúc vào ngày 11/03 vừa qua, nhưng để lại một loạt câu hỏi chưa được trả lời. Continue reading “Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc”

Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Post-Tiananmen ‘openness’ fades from Chinese politics, ”Nikkei Asia, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập ủng hộ ‘mở cửa với tiêu chuẩn cao’ nhưng chế độ của ông lại đang đi thụt lùi.

Chính trị Trung Quốc lại một lần nữa rút vào hộp đen.

Thủ tướng Lý Cường dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 11/03/2024, sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, bế mạc kỳ họp thường niên. Tuy nhiên, theo một thông báo chính thức trước thềm kỳ họp Quốc hội, cuộc họp báo của thủ tướng đã bị loại khỏi chương trình nghị sự. Continue reading “Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín”

Ông chủ Tập đoàn Wahaha và bài học đáng giá cho Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Can Xi Jinping’s ‘buy new products’ campaign fix China’s economy?, ”Nikkei Asia, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có lẽ Tập nên học hỏi từ nhà sáng lập huyền thoại của Wahaha.

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn người Trung Quốc đi mua sắm nhiều hơn. Trong cuộc họp kinh tế quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức hồi tuần trước, ông đã liên tục đề cập đến việc người dân nên mua sản phẩm mới để thay thế sản phẩm cũ.

Theo Tân Hoa Xã, ông nói với Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương rằng: điều quan trọng là phải “thúc đẩy một đợt đổi mới thiết bị và trao đổi hàng tiêu dùng quy mô lớn.” Continue reading “Ông chủ Tập đoàn Wahaha và bài học đáng giá cho Tập Cận Bình”

Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi and Putin share a trait – they cannot show weaknessNikkei Asia, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp kinh tế quan trọng của Trung Quốc đang bị hoãn lại cho đến khi Tập cảm thấy mình có thể thể hiện sức mạnh.

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hồi đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Nhiều khả năng, lý do khiến ông làm vậy là vì ông biết Putin sẽ không ngần ngại khen ngợi chế độ của Tập trước chuỗi ngày nghỉ lễ dài. Không có nhà lãnh đạo của một cường quốc nào khác sẽ làm như vậy. Continue reading “Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình”

Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s rising star visits U.S. over warming Putin-Kim ties,” Nikkei Asia, 01/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của nhà ngoại giao Lưu Kiến Siêu diễn ra khi Tập tìm cách ‘kết nối’ với Biden về vấn đề Triều Tiên.

Sau vụ cách chức đầy bất ngờ đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương hồi năm ngoái, giới ngoại giao Trung Quốc đang chào đón một ngôi sao mới đang lên.

Đó là Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc – người phụ trách các vấn đề đối ngoại do đảng lãnh đạo. Chức vụ của ông tuy không nổi bật bằng ngoại trưởng, nhưng cũng được xếp ở cấp bộ trưởng. Continue reading “Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc”

Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Balance of power between Xi’s top two aides is tipping,” Nikkei Asia, 25/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các diễn biến kịch tính sau trận lụt Hà Bắc mùa hè năm ngoái cho thấy Thái Kỳ có thể đã vượt qua Lý Cường.

Sau hơn một thập niên thâu tóm quyền lực với mức độ chưa từng có, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện chỉ có hai phụ tá nổi bật, được ông trọng dụng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai phụ tá đó chính là nhân vật phụ trách an ninh quốc gia, Thái Kỳ, 68 tuổi, và Thủ tướng Lý Cường, 64 tuổi, lần lượt xếp thứ 5 và thứ 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng, bao gồm bảy thành viên và đứng đầu là Tập, 70 tuổi. Continue reading “Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập”