‘Căn bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 3 tháng 12 năm 2024, một tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giữ nguyên bản án tử hình của tòa sơ thẩm đối với bà Trương Mỹ Lan, cổ đông chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và cựu chủ tịch tập đoàn phát triển bất động sản Vạn Thịnh Phát (VTP). Trong số ba tội danh chính, tội tham ô tài sản của SCB là nguyên nhân chính dẫn đến án tử hình đối với bà Lan. Trên thực tế, bà Lan là chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản. Continue reading “‘Căn bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi?”

Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. Nhưng điều này không chỉ mang lại cơ hội mà còn cả thách thức cho Việt Nam.

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2017, Việt Nam đã trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC) muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư tổng cộng 248,3 tỷ đô la Mỹ vào 19.701 dự án tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2023 (xem Hình 1). Số vốn này tương đương 52,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đăng ký tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam áp dụng cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980. Xu hướng này vẫn tiếp tục vào năm 2024, với việc Việt Nam ghi nhận 27,26 tỷ đô la Mỹ vốn FDI đăng ký mới cho tới cuối tháng 10. Continue reading “Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức”

Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí bầu Chủ tịch nước Tô Lâm làm Tổng Bí thư mới của Đảng, đánh dấu một bước ngoặt trong nền chính trị Việt Nam. Sự thay đổi lãnh đạo quan trọng này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tương lai của nền chính trị đất nước. Một số nhà quan sát Việt Nam đã đặt câu hỏi liệu ông Lâm, một tướng an ninh và cựu bộ trưởng công an, có áp dụng các khuynh hướng chuyên chế và đưa đất nước đi theo con đường tương tự như của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình hay không. Continue reading “Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?”

Nhìn lại di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Nguyễn Khắc Giang

Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thông báo Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng sẽ tạm nghỉ tham gia công việc điều hành để tập trung điều trị tích cực. Chủ tịch nước Tô Lâm tạm thời đảm nhận trách nhiệm của tổng bí thư. Cùng ngày, TBT Trọng được trao tặng Huân chương Sao vàng – vinh dự cao quý nhất của nhà nước Việt Nam – nhằm ghi nhận những đóng góp của ông cho Đảng và dân tộc. Thông báo này làm tăng thêm lo ngại về sức khỏe suy yếu và khả năng ông sắp qua đời. Đồn đoán dấy lên sau hình ảnh cho thấy ông trông có phần yếu đi trong cuộc gặp gần đây với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như việc ông vắng mặt trong các cuộc họp quan trọng. Mặc dù thông báo mới nhất của Bộ Chính trị không hoàn toàn bất ngờ, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai chính trị Việt Nam. Continue reading “Nhìn lại di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”

Sự trỗi dậy của tiếng Trung cản trở việc đưa tiếng Nga trở lại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thanh Giang & Lê Hồng Hiệp

Trong một tuyên bố chung được đưa ra vào cuối chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước, một kế hoạch đưa tiếng Nga trở lại các trường học Việt Nam đã được công bố. Trong khi một số học giả người Việt được đào tạo tại Liên Xô hoan nghênh kế hoạch này, những người khác lại nghi ngờ về khả năng thành công của nó. Ví dụ, Kim Văn Chính, một nhà kinh tế đã nghỉ hưu được đào tạo tại Liên Xô, bày tỏ sự yêu thích tiếng Nga của mình trên Facebook, nhưng cũng tiếc nuối rằng đây không còn được coi là một ngôn ngữ danh giá “vì chính trị và nền kinh tế yếu kém của Nga”.

Lời than thở của nhà kinh tế nhấn mạnh những thách thức mà hai chính phủ phải đối mặt trong việc khôi phục tiếng Nga trong các trường học Việt Nam. Học sinh Việt Nam ít khả năng sẽ quan tâm đến việc học tiếng Nga, vì hiện họ ưu tiên tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, đặc biệt là tiếng Trung, vốn mang lại cho họ cơ hội việc làm và triển vọng du học tốt hơn. Continue reading “Sự trỗi dậy của tiếng Trung cản trở việc đưa tiếng Nga trở lại Việt Nam”

‘Khủng hoảng lãnh đạo’ tại Việt Nam: Bất ổn sẽ còn tiếp diễn?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 26 tháng 4 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo chấp thuận cho ông Vương Đình Huệ “từ chức” Chủ tịch Quốc hội, chức vụ cao thứ tư trong hệ thống chính trị Việt Nam. Việc sa thải ông Huệ, xảy ra chỉ hơn một tháng sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức, cho thấy cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn và có hàm ý quan trọng đối với tương lai chính trị của đất nước. Continue reading “‘Khủng hoảng lãnh đạo’ tại Việt Nam: Bất ổn sẽ còn tiếp diễn?”

Một năm miễn nhiệm hai chủ tịch nước và triển vọng chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chiều hôm qua ra thông báo đã chấp nhận đơn xin từ chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khỏi mọi chức vụ trong Đảng và chính quyền. Sáng nay, Quốc hội sẽ triệu tập phiên họp bất thường để chính thức bỏ phiếu về việc để ông Thưởng từ chức, chỉ một năm sau khi ông được bổ nhiệm. Ông Thưởng được cho là có dính líu đến một vụ bê bối hối lộ liên quan đến nhà tập đoàn Phúc Sơn, hiện đang bị điều tra và truy tố về các tội danh tham nhũng khác nhau. Các nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy cho biết trong thời gian ông còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011-2014), một người thân của ông Thưởng ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã nhận 60 tỷ đồng từ Phúc Sơn, được cho là để giúp ông Thưởng xây nhà thờ họ. Continue reading “Một năm miễn nhiệm hai chủ tịch nước và triển vọng chính trị Việt Nam”

Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Why XanhSM Might Dethrone Grab in Vietnam“, Fulcrum, 08/03/2024.

Biên dịch và giới thiệu: Diệu Thanh

Gã khổng lồ về dịch vụ gọi xe Grab của Đông Nam Á có đối thủ nặng ký mới tại Việt Nam. Đó chính là Xanh SM – “đứa con” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Trong bài phân tích đăng trên trang Fulcrum.sg (Singapore), tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên cao cấp và Điều phối viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore) cho biết hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam có thể bị đe dọa bởi Xanh SM (GSM).

Cụ thể, theo vị tiến sĩ, sau khi mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á vào năm 2018, Grab đã khẳng định mình là công ty hàng đầu trong lĩnh vực gọi xe công nghệ của khu vực. Continue reading “Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?”

Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm 2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết luận  ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, và ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Thủ tướng, nằm trong số các quan chức cấp cao của Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho các thiếu sót, vi phạm “trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; thực hiện Quy hoạch điện 7 điều chỉnh” (PDP7). Do đó, Ủy ban đề nghị các cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp kỷ luật đối với ông Anh, ông Dũng và một số quan chức cấp cao khác có liên quan. Continue reading “Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam”

Giải mã các điều kiện để Việt Nam trở thành “cường quốc hạng trung”

Tác giả: Nhật Minh p/v Lê Hồng Hiệp

TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore cho rằng để Việt Nam thành “cường quốc hạng trung” và người dân có thu nhập cao vào năm 2045, một trong những điều cần thực hiện là tiếp tục “chống tham nhũng và loại trừ các hành vi kinh doanh độc hại, chộp giật, phi pháp”.

Theo TS Lê Hồng Hiệp, sự quyết liệt của Chính phủ trong việc tiến hành chiến dịch “ngoại giao vắc-xin” và thực hiện tiêm chủng đã xoay chuyển tình hình, giúp Việt Nam sớm thoát ra khỏi “vòng vây” của dịch bệnh và trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực mở cửa lại nền kinh tế. Bên cạnh đó là sự quyết liệt trong giải ngân đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông – đặc biệt là làm đường cao tốc, hay thu hút đầu tư nước ngoài. Continue reading “Giải mã các điều kiện để Việt Nam trở thành “cường quốc hạng trung””

Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình. Continue reading “Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược”

Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 10/09/2023, Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, mức cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Hà Nội. Nếu như việc nâng cấp quan hệ vẫn là yêu cầu từ lâu của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam, đây là một diễn tiến ngoạn mục, bởi cho đến gần đây Hà Nội vẫn rất ngần ngại thắt chặt hơn nữa bang giao với Mỹ, vì sợ phản ứng từ Trung Quốc.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng thời điểm hiện nay là thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ mà không gặp trở ngại nào và cũng không gặp phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp. Continue reading “Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây thông báo rằng ông sẽ “sớm” thăm Việt Nam, có thể là trên đường về sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ ở Ấn Độ vào ngày 9-10/9. Dù chi tiết cụ thể của chuyến đi chưa được xác nhận, truyền thông quốc tế đã suy đoán rằng chuyến thăm có thể dẫn đến việc nâng cấp quan hệ song phương. Các thông tin không chính thức cho thấy hai nước, vốn hiện đang ở mức “đối tác toàn diện”, có thể bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để chuyển thẳng lên cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?”

Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Continue reading “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây ra nhiều phản ứng mạnh ở Việt Nam. Đầu tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim “Barbie” do Warner Bros sản xuất vì có hình ảnh được cho là mô tả đường chín đoạn. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng IME Entertainment, một công ty Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức sô diễn của nhóm Blackpink tại Hà Nội vào cuối tháng này, đã đưa vào trang web của mình một bản đồ thể hiện đường chín đoạn. Do đó, các nhà chức trách Việt Nam hiện đang điều tra vấn đề này, trong khi nhiều cư dân mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay buổi biểu diễn. Trước phản ứng dữ dội, IME Entertainment đã nhanh chóng đóng cửa trang web của mình và CEO của công ty đã đưa ra lời xin lỗi tới công chúng Việt Nam. Continue reading “Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?”

Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những ngày gần đây, Hà Nội xôn xao tin đồn Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được đồng thuận trong việc lựa chọn ứng viên cho vị trí Chủ tịch nước, vốn đã bị bỏ trống kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức vào ngày 17 tháng 1. Ứng viên được chọn được cho là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng. Nếu mọi việc suôn sẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp vào ngày 1 tháng 3 để chính thức thông qua quyết định, và Quốc hội sẽ họp bất thường vào ngày hôm sau để bầu ông Thưởng làm chủ tịch nước. Vị trí hiện tại của ông Thưởng có thể được tiếp quản bởi bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, hoặc ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Continue reading “Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?”

Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng vài tuần qua, một loạt thay đổi lớn về nhân sự cấp cao đã diễn ra bên trong chính phủ Việt Nam. Ngày 5 tháng 1, các phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị miễn nhiệm và thay thế bởi các ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang. Không đầy hai tuần sau, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rời chính trường, trở thành chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức. Hiện Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đang giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi chủ tịch nước mới được bầu, dự kiến trong tuần này. Continue reading “Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?”

Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tối ngày 13 tháng 1 năm 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được nhìn thấy có mặt tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội để cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong trận chung kết lượt đi Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á gặp Thái Lan. Mặc dù có vẻ ngoài vui vẻ, ông Phúc thực ra đang phải đối mặt với một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình. Trong một cuộc họp kín cùng ngày, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã lặng lẽ bỏ phiếu để phế truất ông khỏi chức chủ tịch nước. Continue reading “Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua”

Tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi kinh tế vững chắc trong năm 2022, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 8,0%, tốc độ nhanh nhất trong 25 năm qua. Mặc dù đây là một thành tựu đáng ghi nhận và đáng khích lệ của đất nước sau hai năm tăng trưởng chậm chạp vì đại dịch Covid-19, nhưng nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta có thể thấy Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi các khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng GDP cao có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân. Mức nền thấp trong năm 2021 — khi nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,6%, mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 — là một lý do rõ ràng. Các chuyên gia cũng đã đề cập tới các lý do khác, chẳng hạn như tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, hoạt động xuất khẩu khả quan, và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cải thiện. Continue reading “Tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam”

Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, ngày 23/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu lại ông Tập Cận Bình vào chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm kỳ thứ ba. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo có thế lực nhất ở Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Tập Cận Bình không ai khác hơn, chính là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 30/10/202, đã bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc Kinh đến ngày 02/11, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. Continue reading “Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc”