03/03/1918: Ký Hiệp ước Brest-Litovsk

Nguồn: Treaty of Brest-Litovsk concluded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại thành phố Brest-Litovsk, ngày nay nằm ở Belarus giáp biên giới Ba Lan, Nga đã ký hiệp ước với các nước Liên minh Trung tâm, chấm dứt việc tham gia Thế chiến I.

Việc Nga bước chân vào chiến tranh thế giới cùng với các đồng minh, Pháp và Anh, đã khiến họ phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề trước người Đức, chỉ được bù đắp phần nào bằng những chiến thắng liên tiếp trước Áo-Hung. Thất bại trên chiến trường càng làm gia tăng bất mãn trong phần lớn dân số Nga, đặc biệt là những công nhân và nông dân nghèo khổ, dẫn tới sự phản đối chế độ Sa hoàng Nicholas II. Continue reading “03/03/1918: Ký Hiệp ước Brest-Litovsk”

11/09/1915: Hội nghị Zimmerwald kêu gọi chấm dứt Thế chiến I

Nguồn: Zimmerwald Conference issues a call for immediate peace, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1915, tại Zimmerwald ở Thụy Sĩ, các đại biểu tham dự Hội nghị Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa lần thứ nhất đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức Thế chiến I. Ngay cả khi xung đột kéo dài trên các chiến hào của Mặt trận phía Tây và cuộc chiến trên không tăng cường với các cuộc không kích của Đức vào London và các vùng xung quanh, một nhóm các nhà hoạt động chống chiến tranh và các nhà xã hội chủ nghĩa tận tụy đã tập trung tại Thụy Sĩ từ ngày 5 đến 11 tháng 9 năm 1915, tại Hội nghị Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa lần đầu tiên. Continue reading “11/09/1915: Hội nghị Zimmerwald kêu gọi chấm dứt Thế chiến I”

20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

11/01/1928: Stalin lưu đày Trotsky

Trotsky

Nguồn:Stalin banishes Trotsky,” History.com (truy cập ngày 10/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1928, Leon Trotsky, một nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng Bolshevik và kiến trúc sư thời kỳ đầu của nhà nước Xô viết, đã bị trục xuất tới Alma-Ata ở vùng đất Liên Xô thuộc Trung Á xa xôi (nay là Almaty, thủ đô thương mại của Kazakhstan) theo lệnh của Stalin. Ông sống trong cảnh lưu đày ở đó một năm trước khi bị Stalin trục xuất vĩnh viễn khỏi Liên Xô.

Sinh ra ở Ukraine trong một gia đình mang dòng máu Nga-Do Thái năm 1879, Trotsky đi theo chủ nghĩa Marx khi còn là thiếu niên và sau này bỏ Đại học Odessa để giúp tổ chức Công đoàn Nam Nga (South Russian Workers’ Union) vốn hoạt động ngầm. Năm 1898, ông bị bắt giam vì các hoạt động cách mạng của mình. Năm 1900, ông bị lưu đày tới Siberia. Continue reading “11/01/1928: Stalin lưu đày Trotsky”

Leon Trotsky – Nhà tư tưởng gây tranh cãi

Leon-Trotsky-008

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 26/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Leon Trotsky là một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiếp quản quyền lực của phe Bolshevik ở Nga, ông chỉ đứng sau Vladimir Lenin trong những thời kỳ đầu đảng cộng sản Liên Xô nắm quyền. Tuy nhiên ông đã bị Joseph Stalin đánh bại trong cuộc tranh giành quyền lực sau khi Lenin mất, và bị ám sát khi đang sống lưu vong.

Trotsky, tên thật là Lev Davidovich Bronstein, sinh ngày 7 tháng 11 năm 1879 tại Yanovka, Ukraina (lúc đó thuộc Nga). Cha ông là một nông dân Do Thái giàu có. Trotsky bắt đầu tham gia vào những hoạt động ngầm từ khi còn là thiếu niên. Ông sớm bị bắt giam và lưu đày tới Siberia. Tại đây ông gia nhập Đảng Dân chủ xã hội. Cuối cùng ông cũng trốn khỏi Siberia và dành phần lớn thời gian trong 15 năm tiếp theo sống ở nước ngoài, trong đó có một thời gian ngắn tại London. Continue reading “Leon Trotsky – Nhà tư tưởng gây tranh cãi”