07/11/1940: Cầu Tacoma Narrows bị sập vì gió lớn

Nguồn: Tacoma Narrows Bridge collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Cầu Tacoma Narrows đã bị sập do gió lớn.

Công trình này được xây dựng tại bang Washington trong những năm 1930 và chính thức khánh thành cho xe lưu thông vào ngày 01/07/1940. Cây cầu bắc qua Vịnh hẹp Puget, nối liền Cảng Gig đến tận Tacoma, cách Seattle 40 dặm về phía nam. Vùng nước nơi cây cầu bắc qua vịnh rộng khoảng một dặm. Sở hữu thiết kế đẹp và mảnh, nó là cây cầu treo dài thứ ba trên thế giới lúc bấy giờ, với chiều dài tổng cộng 1,8km. Continue reading “07/11/1940: Cầu Tacoma Narrows bị sập vì gió lớn”

17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã

Nguồn: France to surrender to Nazis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Paris chính thức thất thủ và cuộc chinh phục nước Pháp của người Đức đã kết thúc, Thống chế Henri Pétain lên thay Paul Reynaud làm thủ tướng và thông báo ý định ký hiệp định đình chiến với Đức Quốc xã. Ngày hôm sau, Tướng Charles de Gaulle – vốn không được nhiều người biết đến, ngay cả ở Pháp – đã có một buổi phát thanh tới dân Pháp từ Anh, kêu gọi đồng bào của ông tiếp tục cuộc chiến chống Đức.

Là một anh hùng quân đội trong Thế chiến I, Pétain được bổ nhiệm làm phó thủ tướng Pháp vào tháng 05/1940 nhằm thúc đẩy tinh thần đất nước đang trên đà sụp đổ dưới sức mạnh của quân xâm lược Đức Quốc xã. Tuy nhiên, Pétain lại quyết định dàn xếp đình chiến với Đức. Hiệp định đình chiến được Pháp ký vào ngày 22/06, có hiệu lực vào ngày 25/06, và đã khiến hơn một nửa nước Pháp rơi vào tay quân Đức. Continue reading “17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã”

27/10/1940: Ngày sinh trùm mafia John Gotti

Nguồn: Mafia boss John Gotti is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, John Joseph Gotti, Jr., người sau này đứng đầu dòng tộc tội phạm Gambino, kẻ sau này được đặt biệt danh là “Dapper Don” do vẻ ngoài bóng bẩy và những bộ quần áo đắt tiền hắn thường mặc, đã sinh ra ở Bronx, New York. Gotti, hậu duệ của những người nhập cư Ý, lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 13 người con. Hắn đã làm chân chạy vặt cho bọn côn đồ ở khu phố Đông New York của mình, sau đó tham gia một băng đảng có tên là Fulton-Rockaway Boys và bỏ học ở tuổi 16. Gotti đã bị bắt giữ rất nhiều lần vì những tội nhỏ, nhưng đã may mắn thoát khỏi án tù mãi cho đến năm 1968, khi hắn bị kết tội cướp xe tải gần Sân bay Quốc tế Kennedy của New York (khi đó được gọi là Sân bay Idlewild). Hắn đã ngồi tù ba năm. Continue reading “27/10/1940: Ngày sinh trùm mafia John Gotti”

10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh

Nguồn: Italy declares war on France and Great Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, sau khi từ chối đứng về phía Đức lẫn quân Đồng minh trong Thế chiến II, Benito Mussolini – nhà độc tài của Italy – cuối cùng đã tuyên chiến với Pháp và Anh.

Có lẽ, sự chiếm đóng của Đức đối với Paris đã khiến Mussolini thay đổi quyết định. “Ban đầu, họ đã quá hèn nhát không dám tham chiến. Giờ đây họ lại vội vàng tuyên chiến để có thể cùng chia chác chiến lợi phẩm”, Hitler nói. (Tuy nhiên, Mussolini đã khẳng định ông muốn tham chiến trước khi Pháp đầu hàng hoàn toàn chỉ bởi chủ nghĩa phát xít “không muốn đánh kẻ đang sa cơ lỡ vận.”) Continue reading “10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh”

26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân

Nguồn: Britain’s Operation Dynamo gets underway as President Roosevelt makes a radio appeal for the Red Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã tiết lộ tình cảnh thảm khốc của thường dân Bỉ và Pháp vốn phải gánh chịu hậu quả của giao tranh giữa Anh và Đức, lúc đó đang cố gắng đến được bờ biển phía bắc nước Pháp, và đề nghị Hội Chữ thập Đỏ giúp đỡ họ.

“Tối nay, trên những đường phố từng yên bình của Bỉ và Pháp, hàng triệu người đang di chuyển, chạy khỏi chính căn nhà của họ, mong thoát khỏi bom, đạn pháo và súng máy, không nơi trú ẩn, và gần như cũng chẳng có thức ăn,” FDR nói trên sóng radio. Continue reading “26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân”

13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá

Nguồn: Churchill announces: “I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill đã trở thành thủ tướng mới của Anh. Ông cam kết với Nghị viện rằng chính sách mới của ông sẽ tập trung vào việc “tiến hành chiến tranh trên biển, đất liền và trên không, bằng tất cả tiềm lực của chúng ta và tất cả sức mạnh mà Chúa có thể ban cho ta; tiến hành chiến tranh chống lại chế độ chuyên chế tàn ác, một chế độ mãi chìm đắm trong hàng loạt tội ác đen tối và thảm thương của con người.” Continue reading “13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá”

08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh

Nguồn: Mussolini questions Hitler’s plans, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, một bức điện từ Benito Mussolini đã được gửi tới Adolf Hitler. Trong bức điện, nhà lãnh đạo Ý đã cảnh báo Quốc trưởng Đức không nên tiến hành chiến tranh với Anh. Mussolini nghi ngờ sự cần thiết phải “mạo hiểm tất cả – bao gồm cả chế độ này và hi sinh các cá nhân ưu tú của những thế hệ người Đức”.

Bức điện của Mussolini ẩn chứa những ý đồ khác. Vào thời điểm đó, Mussolini có những lý do riêng để không muốn Đức châm ngòi chiến tranh trên khắp châu Âu: Thứ nhất, Ý không sẵn sàng để tham gia cuộc chiến, và thứ hai, Đức sẽ nhận được toàn bộ ánh hào quang và có thể làm lu mờ Ý. Đức đã chiếm Sudetenland và Ba Lan, nếu Đức chiếm Pháp và ép Anh về phía trung lập, hoặc tệ hơn là đánh bại Anh, thì Đức sẽ thống trị châu Âu. Continue reading “08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh”

09/10/1940: Nhà thờ St. Paul bị đánh bom

Nguồn: St. Paul’s Cathedral bombedHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1940, trong trận chiến ở Anh, Không quân Đức (Luftwaffe) đã phát động một cuộc không kích ban đêm vào London. Mái vòm của Nhà thờ St. Paul đã bị một quả bom của Đức Quốc xã xuyên thủng và biến thánh đường thành đống đổ nát. Đó là một trong số ít những lần mà nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 17 này bị thiệt hại đáng kể trong suốt các cuộc ném bom gần như không ngừng nghỉ của Đức vào London mùa thu năm 1940.

Theo truyền thuyết, một ngôi đền La Mã thờ nữ thần Diana đã từng được xây dựng trên đồi Ludgate tại chính địa điểm của Nhà thờ St. Paul. Vào năm 604 SCN, Vua Aethelberht I đã đặt tên thánh đường Thiên Chúa giáo đầu tiên ở đó theo tên Thánh Paul. Nhà thờ đó đã bị đốt cháy, và công trình thay thế của nó đã bị người Viking phá hủy vào năm 962. Continue reading “09/10/1940: Nhà thờ St. Paul bị đánh bom”

12/09/1940: Phát hiện bản vẽ trong hang động Lascaux

Nguồn: Lascaux cave paintings discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, gần Montignac, Pháp, một bộ sưu tập tranh hang động thời tiền sử đã được phát hiện bởi bốn thiếu niên tình cờ tìm thấy khu di vật cổ đại sau khi đuổi theo con chó của họ xuống lối dẫn hẹp vào một hang động. Các bức tranh có niên đại từ 15.000 đến 17.000 năm, gồm chủ yếu là các hình tượng động vật. Đây là một trong những ví dụ điển hình nhất về nghệ thuật thời kỳ đồ đá cũ. Continue reading “12/09/1940: Phát hiện bản vẽ trong hang động Lascaux”

20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma

Nguồn: Germans get Enigma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, người Đức đã thiết lập đường dây liên lạc vô tuyến hai chiều tại đất Pháp mà họ vừa chiếm đóng, sử dụng cỗ máy mã hóa tinh vi nhất của mình, Enigma, để truyền thông tin. Continue reading “27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma”

28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện

Nguồn: Belgium surrenders unconditionally, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau đợt bắn phá không ngừng kéo dài 18 ngày của quân Đức, nhà vua Bỉ, trông chờ một hiệp định đình chiến nhưng chỉ nhận được yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Và ông đã chấp nhận.

Quân Đức đã tiến vào Bỉ từ ngày 10/05 trong chiến dịch tấn công phương Tây ban đầu của Hitler. Mặc dù có một số hỗ trợ của lực lượng Anh, người Bỉ đã bị áp đảo về quân số và vũ khí ngay từ phút đầu. Hành động đầu hàng đầu tiên của Bỉ diễn ra chỉ một ngày sau cuộc xâm lược, khi toán lính bảo vệ Pháo đài Eben-Emael đầu hàng. Continue reading “28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện”

10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

27/11/1940: Cảnh vệ Sắt thảm sát chính phủ cũ của Romania

Nguồn: Iron Guard massacres former Romanian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, hai tháng sau khi Tướng Ion Antonescu lên nắm quyền ở Romania và buộc Vua Carol II phải thoái vị, binh đoàn Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) của Antonescu đã bắt giữ và hành quyết hơn 60 trợ lý của nhà vua lưu vong, bao gồm Nicolae Iorga, một cựu bộ trưởng và sử gia nổi tiếng.

Phong trào cánh hữu cực đoan Cảnh vệ Sắt được sáng lập bởi Corneliu Codreanu vào những năm 1920, bắt chước Đảng Quốc Xã của Đức về cả tư tưởng và phương pháp. Năm 1938, Vua Carol II thiết lập một chế độ độc tài cứng rắn hơn ở Romania và tìm mọi cách ngăn chặn các hoạt động của Cảnh vệ Sắt, cũng như hoạt động của phe cánh tả đối lập, Đảng Cộng sản Romania. Continue reading “27/11/1940: Cảnh vệ Sắt thảm sát chính phủ cũ của Romania”

18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp

Nguồn: Hitler furious over Italy’s debacle in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gặp mặt Ngoại trưởng Ý Galeazzo Ciano để bàn về thất bại tai hại của Mussolini trong cuộc xâm lược Hy Lạp.

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp; đồng minh của ông. Hitler bị mất cảnh giác, nhất là vì Mussolini đã khiến Hitler tin rằng ông không có ý định làm như vậy. Ngay cả chính tham mưu của Mussolini cũng chỉ phát hiện ra cuộc xâm lược sau khi sự đã rồi. Continue reading “18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp”